Sự hình thành doanh nghiệp công ích

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Doanh nghiệp công ích trên địa bàn Hà Nội doc (Trang 28 - 30)

Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, tính chất bao cấp nặng nề và tràn lan, do đó chưa có sự phân biệt DNNN hoạt động công ích và DNNN hoạt động kinh doanh. Từ khi ban hành Luật Doanh nghiệp Nhà nước ngày 20/4/1995, Nhà nước đã phân DNNN thành hai loại: DNCI và DNNN hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở Luật DNNN, Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/CP ngày 2/10/1996 xác định cơ chế quản lý đối với DNCI. Như vậy từ năm 1995 ở Việt Nam mới có khái niệm DNCI và DNCI được thừa nhận về mặt pháp lý, nhưng trên thực tế trước năm 1995 đã có nhiều DNNN hoạt động với tính chất là DNCI. Sau gần 7 năm thực hiện Nghị định 56/CP, các DNCI đã có sự phát triển nhanh về số lượng và lĩnh vực hoạt động. Theo số liệu thống kê, hiện nay cả nước có 732 DNCI (đầu năm 1999 có 617 doanh nghiệp) chiếm 12,77% tổng số DNNN với tổng vốn Nhà nước là 9.896 tỷ đồng, bằng 7,6% tổng số vốn Nhà nước của toàn bộ DNNN. Nhìn chung các DNCI ra đời là phù hợp và thực hiện được mục đích thành lập, hoàn thành được nhiệm vụ kế hoạch hoặc đơn đặt hàng của Nhà nước, góp phần phục vụ đời sống và phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ của nhiều DNCI có tiến bộ, phục vụ tốt khách hàng và phần lớn các DNCI có lãi. Theo số liệu của Cục Tài chính doanh nghiệp, năm 2003 có tới 82% doanh nghiệp có lãi, 10% doanh nghiệp thua lỗ, giảm nhiều so với năm 2000. Thu nhập của người lao động trong các DNCI cũng khá cao, năm 2003 thu nhập bình quân của người lao động đạt trên 1.000.000, đồng/người/tháng.

Cơ cấu lĩnh vực hoạt động công ích ở nước ta hiện nay: lĩnh vực giao thông công chính chiếm 16%; lĩnh vực quản lý, khai thác, duy tu đường, dịch vụ giao thông vận tải chiếm 20%; lĩnh vực khai thác công trình thủy lợi chiếm 20%; giống cây trồng 20%; phục vụ quốc phòng an ninh 14%; còn lại 10% thuộc các lĩnh vực khác.

10% 16% 20% 20% 20% 14%

 Giao thông công chính: 16%

 Quản lý khai thác, duy tu đường dịch vụ GTVT: 20%

 Khai thác quản lý thủy lợi: 20 %

 Giống cây trồng: 20 %

 Phục vụ quốc phòng, an ninh 14 %

 Lĩnh vực khác: 10 %

Nguồn: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương [5, tr 30].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Doanh nghiệp công ích trên địa bàn Hà Nội doc (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)