đầy đủ cho công tác đổi mới cơ chế hoạt động, sắp xếp lại doanh nghiệp công ích
Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển DNNN, mà đặc biệt là DNCI nhằm làm cho DNCI hoạt động có hiệu quả bảo đảm được các lĩnh vực công ích thiết yếu của xã hội, góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Tiến hành phân loại DNCI và SP, DVCI, qua đó có cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung cấp các SP, DVCI mà xã hội cần và nhà nước không cấm. Các ý tưởng trên đã được cụ thể hóa thông qua Nghị định số 31/NĐ-CP ngày 11
tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng SP, DVCI. Qua đó, không còn khái niệm DNCI nữa mà trên thực tế chỉ có các doanh nghiệp cung cấp SP, DVCI trên thị trường. Tuy nhiên, cho đến nay (tháng 9/2005) vẫn chưa có Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định gây khó khăn không nhỏ cho việc triển khai trong thực tiễn. Theo chúng tôi, nên xóa bỏ quy định trước đây một doanh nghiệp chỉ được coi là DNCI khi có trên 70% doanh thu từ SP, DVCI. Điều đó làm cản trở việc đa dạng hóa các hình thức dịch vụ, không khuyến khích doanh nghiệp tích cực chủ động khai thác lợi thế và hạn chế phát huy khả năng sáng tạo của cán bộ công nhân viên tại các doanh nghiệp này.
Đối với các DNCI trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh liên quan đến bí mật quốc gia, Nhà nước cần có quy chế chính sách riêng. Đối với những doanh nghiệp cung cấp SP, DVCI khác nên để các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tự do tham gia sản xuất, kinh doanh. Nhà nước cần rà soát và thu hẹp danh mục SP, DVCI cho phù hợp với khả năng hỗ trợ tài chính của ngân sách Nhà nước, nhu cầu của cộng đồng xã hội và phát triển của thị trường. Thực hiện việc phân định các SP, DVCI làm hai loại: một là Nhà nước cần trực tiếp sản xuất, cung ứng; hai là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác được làm. Trên cơ sở danh mục và tiêu chí DNCI, cần sắp xếp lại DNCI theo hướng: duy trì có hạn chế DNCI 100% vốn Nhà nước đảm nhận sản xuất, cung ứng các SP, DVCI mà các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác không làm hoặc không được phép làm. Các DNCI chỉ nên tiến hành sản xuất, cung ứng các sản phẩm dịch vụ công cộng thuần túy. Một số DNCI hiện nay không đủ tiêu chí là DNNN hoạt động công ích sẽ chuyển sang DNNN hoạt động kinh doanh hoặc Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên và sẽ thực hiện cổ phần hóa hoặc bán, cho thuê, khoán. Nếu các doanh nghiệp loại này vẫn còn sản xuất, cung ứng HHCC thuần túy thì sẽ tham gia đấu thầu hoạt động công ích như các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Cần nghiên cứu cơ bản để hoàn thiện khái niệm hàng hóa, dịch vụ công ích, làm cơ sở cho việc xác định và phân định rõ sự khác nhau giữa HHCC trong kinh tế học và hàng hóa công ích trong thực tiễn.
Do thị trường cũng như khu vực tư nhân không thể phát huy hiệu quả hoặc không muốn đầu tư, cung cấp các hàng hóa thiết yếu và không có khả năng thu lời nên nhà nước một mặt phải chịu trách nhiệm điều tiết, tài trợ hoặc xúc tiến hỗ trợ cung cấp sản phẩm này (thông qua việc quy định khối lượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng; giá hoặc phí; mức độ tài trợ, hỗ trợ; đối tượng sử dụng) nhằm tạo điều kiện sử dụng các nguồn lực chung một cách có hiệu quả và đảm bảo đời sống, an toàn xã hội; mặt khác để hạn chế việc sử dụng quá mức của người tiêu dùng, nhà nước cần phải đưa ra các chế tài phù hợp nhằm điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng.
Thực tế, nhiều lĩnh vực hoạt động công ích có nhu cầu vốn đầu tư lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, hoặc để đổi mới trang thiết bị, công nghệ trong các lĩnh vực đảm bảo dịch vụ công cộng cho toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển nhưng hầu hết các doanh nghiệp chưa đủ khả năng đầu tư hoặc không muốn đầu tư do thu hồi vốn chậm và tỷ suất lợi nhuận thấp. Vì vậy, nhà nước phải có trách nhiệm đầu tư tạo lập các tài sản là hạ tầng cơ sở ban đầu này và giao hoặc đấu thầu quản lý, cung ứng SP, DVCI.