DNKDDP hiện nay.
Đến nay, việc tổ chức công tác KTQT trong các DNKDDP nói chung đang ở giai đoạn sơ khai, mới định hình, ch−a có sự nhận thức rõ ràng giữa KTQT và KTTC, cũng nh− việc tổ chức thực hiện. Do vậy, qua thực tế, ta có thể đánh giá thực trạng đó trên các ph−ơng diện sau:
2.3.2.1. Ưu điểm.
- Đã vận dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất để mở các tài khoản chi tiết cấp 2, cấp 3… nhằm thu nhận, cung cấp và xử lý thông tin trong nội bộ doanh nghiệp. Đồng thời đã xây dựng các mẫu chứng từ kế toán các sổ
kế toán chi tiết để có thể theo dõi, quản lý các chỉ tiêu kinh tế cả về giá trị và hiện vật.
- Đã quy định rõ ràng trình tự, ph−ơng pháp luân chuyển và xử lý chứng từ kế toán; đồng thời thu thập các thông tin quá khứ, thông tin t−ơng lai để phục vụ ra các quyết định phù hợp.
- Về kế toán chi phí, đã có một số doanh nghiệp thực hiện kế toán chi tiết theo khoản mục chi phí cụ thể tạo điều kiện cho đơn vị quản lý chi phí theo dự toán của các khoản mục thuận tiện.
2.3.2.2. Hạn chế.
* Đối với KTQT chi phí
- Về phân loại chi phí: ch−a có doanh nghiệp nào tiến hành phân loại chi phí theo yêu cầu của KTQT nh− việc phân loại chi phí thành chi phí cơ hội và chi phí thực hiện hoặc định phí và biến phí….
- Về kế toán chi tiết chi phí.
Các doanh nghiệp này đã thực hiện kế toán chi tiết chi phí, nh−ng chỉ dừng lại ở hạch toán chi tiết trên các tài khoản cấp 2, chủ yếu theo yêu cầu kế toán tổ chức và kiểm soát của doanh nghiệp. Tất cả các DNKDDP đều ch−a thực hiện hạch toán chi tiết chi phí theo địa điểm kinh doanh, theo từng bộ phận kinh doanh. Việc này đã hạn chế doanh nghiệp trong việc muốn nắm bắt tình hình chi phí đối với từng bộ phận, từng địa điểm kinh doanh.
Đặc biệt, trong 1 số các DNKDDP ngoài quốc doanh < t− nhân>, không có sự phân tách rõ ràng giữa chi phí bán hàng và chi phí QLDN, đã xảy ra tình trạng hạch toán theo ý kiến chủ quan của đơn vị và không tuân theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành (nh−: công ty D−ợc phẩm Đô Thành).Điều này tuy không ảnh h−ởng đến kết quả kinh doanh trong kỳ của toàn doanh nghiệp nh−ng đã làm sai lệch bản chất của chi phí và không đánh giá đ−ợc hiệu quả
của hoạt động bán hàng cũng nh− hoạt động của bộ phận quản lý, từ đó gây ảnh h−ởng đến việc lập kế hoạch và lập dự toán chi phí.
Hơn nữa, việc xây dựng và sử dụng các tiêu chuẩn phân bổ chi phí cuối kỳ còn nhiều bất cập. Các DNKDDP không thực hiện việc phân bổ chi phí cho hàng bán ra và hàng tồn kho cuối kỳ mà kết chuyển toàn bộ vào để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, đồng thời cũng ch−a thực hiện phân bổ chi phí mua hàng cho các bộ phận kinh doanh hay các mặt hàng… vì vậy mà kết quả kinh doanh ch−a đ−ợc xác định 1cách chính xác và hợp lý.
* Đối với KTQT doanh thu bán hàng.
Hầu nh− các doanh nghiệp đều hạch toán chi tiết doan thu bán hàng nh−ng chỉ cụ thể cho từng mặt hàng, không chi tiế tới từng bộ phận, địa điểm kinh doanh. Điều này đã làm cho nhà quản trị doanh nghiệp khó khăn trong việc xác định bộ phận, địa điểm nào kinh doanh tốt, hiệu quả để đầu t−, mở rộng thị tr−ờng; địa điểm nào, bộ phận nào kinh doanh kém hiệu quả đẻ thu hẹp thị tr−ờng. Nghĩa là, việc xem xét, tính toán cho việc đầu t−, mở rộng thị tr−ờng ở từng bộ phận, địa điểm dk để tiến tới ra quyết định của nhà quản trị ch−a thực sự chuẩn xác.
* Đối với kế toán chi tiết kết quả kinh doanh.
ở các doanh nghiệp này, do kế toán chi phí và doanh thu chỉ chi tiết đến từng mặt hàng nên việc xác định kết quả kinh doanh cũng chỉ đối với từng mặt hàng, không cụ thể đến từng bộ phận, địa điểm kinh doanh . Chẳng hạn nh−: ở công ty D−ợc phẩm Đô Thành, kế toán chỉ xác định kết quả kinh doanh của mặt hàng D−ợc phẩm và mặt hàng Sữa dinh d−ỡng, từ đó tổng hợp kết quả toàn doanh nghiệp; không xác định đ−ợc kết quả của Quầy thuốc tại số 8 Ngọc Khánh cũng nh− các đại lý các tỉnh, thành mà công ty có kinh doanh.
Hầu hết các DNKDDP đều ch−a tiến hành lập báo cáo KTQT một cách cụ thể, rõ ràng và đến nay vẫn ch−a có quy định về chế độ lập và giữ báo cáo KTQT trong các đơn vị này.
Sổ kế toán chi tiết phần kết cấu mẫu sổ, nội dung ch−a phản ánh đầy đủ, ch−a hợp lý và ch−a khoa học.
* Về tổ chức bộ máy kế toán.
Vì ch−a nhận thực hết vai trò quan trọng của KTQT trong việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin để ra quyết định, nên việc tổ chức, thực hiện và vận dụng KTQT trong bộ máy kế toán doanh nghiệp còn hạn chế, tự phát, thiếu đồng bộ và ch−a thống nhất.
Việc vận dụng KTQT mới chỉ đơn thuần là kế toán chi tiết chứ thực sự ch−a phải là mô hình KTQT với đúng chức năng vốn có của nó.