Những tồn tại trong việc quản lý các dự án ODA tại Bộ KH&ĐT

Một phần của tài liệu Quản lý các dự án ODA ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 64)

5 Y tế Giáo dụ c Xã hội 1062,67 483,70 78,97 10,

2.3.4.2.Những tồn tại trong việc quản lý các dự án ODA tại Bộ KH&ĐT

Bên cạnh những mặt được thì công tác quản lý các dự án ODA tại Bộ KH& ĐT cũng còn nhiều hạn chế, bất cập.

Về công tác lập kế hoạch thu hút ODA

+ Công tác chuẩn bị dự án, quy hoạch, nghiên cứu như lập quy hoạch tổng thể, nghiên cứu khả thi chưa tốt do không tính toán đầy đủ chi phí hoặc quy mô công suất thiết kế nên khi thực hiện phải điều chỉnh đi điều chỉnh lại nhiều lần, thậm chí khi thực hiện thấy rằng không có hiệu quả lại chuyển sang dự án khác. Duyệt dự án không kịp thời, thường mất từ 1 – 3 năm khiến thời gian thực hiện dự án bị kéo dài.

+ Quy trình thẩm định dự án liên quan đến nhiều Bộ, Ngành, bên cạnh đó là sự khác biệt về thủ tục và quy trình thẩm định giữa Việt Nam và nhà tài trợ.

Quá trình chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt dự án của ta và các nhà tài trợ chưa hài hoà, tập trung vào: (1) Nội dung đề cương chi tiết của danh mục trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa hài hoà với ý tưởng dự án của nhà tài trợ; (2) Tồn tại song song 2 văn kiện của cùng một dự án (F/S), một của Chính phủ và một của nhà tài trợ; (3) Quá trình chuẩn bị và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục yêu cầu tài trợ và việc thẩm định và phê duyệt văn kiện chương trình, dự án ODA ở cấp cơ quan chủ quản của ta chưa hài hoà, nhất quán.

Công tác thẩm định và phê duyệt dự án còn bị kéo dài, có dự án kéo dài hàng năm, chất lượng thẩm định chưa cao, nhiều hạng mục được thẩm định đã lạc hậu so với tình hình mới. Nhiều dự án đã được phê duyệt khi thực hiện lại phải thẩm định lại hoặc thậm chí không có hiệu quả. Việc thẩm định, phê duyệt tổng dự toán, thiết kế kỹ thuật còn nhiều bất cập. Việc thẩm định sự lựa chọn các giải pháp kỹ thuật của dự án chủ yếu vẫn dựa trên giải trình của dự án mà

chưa có những nghiên cứu sâu để phản bác hay ủng hộ các giải pháp dự án đề xuất. Nhiều dự án được thông qua cả 2 bước tiền thẩm định đến thẩm định vẫn phải xin thay đổi thiết kế trong quá trình thực hiện do nguyên nhân chủ quan, do đó mà làm chậm tiến độ dự án không được đảm bảo.

+ Sự tiếp nối về nhân sự giữa khâu chuẩn bị dự án và khâu quản lý và thực hiện dự án không có, điều này làm chậm thực hiện một số hoạt động đấu thầu mua sắm, giải phóng mặt bằng lẽ ra có thể thực hiện ngay trong giai đoạn sau khi văn kiện dự án đầu tư (F/S) được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cho tới trước khi khoản vay có hiệu lực.

Về công tác điều phối thực hiện các dự án ODA

+ Những chuẩn mực để hướng dẫn quy trình và thủ tục tại Ngân hàng phát triển Việt Nam, Ngân hàng phục vụ và Kho bạc còn thiếu gây ra những khó khăn và làm chậm tiến trình giải ngân vốn ODA. Những khác biệt về chính sách đền bù và tái định cư giữa Chính phủ và nhà tài trợ gây chậm trễ cho việc triển khai dự án.

+ Công tác đấu thầu các dự án ODA cũng tiến hành cũng khá chậm trễ, chủ yếu do chưa có sự thống nhất cao giữa phía Việt Nam và các nhà tài trợ trong các quy định, quy trình, thủ tục tiến hành đấu thầu. Cùng với việc năng lực một số nhà thầu Việt Nam còn hạn chế làm ảnh hưởng đến tốc độ giải ngân do không triển khai thi công kịp thời theo tiến độ công trình.

Một số khác biệt trong những quy định về đấu thầu của Chính phủ và nhà tài trợ làm chậm nhiều quá trình thực hiện dự án như thay vì kiểm soát giá trị của từng gói thầu bằng kiểm soát giá trị của toàn bộ dự án; sự khác biệt trong đánh giá kết quả đấu thầu theo giá trần (Chính phủ) và giá gói thầu (nhà tài trợ) tại Điều 37, Điều 38 của Luật Đấu thầu. Áp dụng định mức thuê tư vấn thấp làm cho việc tuyển chọn tư vấn kéo dài và không tuyển được tư vấn có chất lượng.

Công tác đấu thầu chưa được tổ chức tốt, tiến trình đấu thầu phức tạp, kéo dài và chất lượng chưa cao, xét duyệt kết quả đấu thầu còn nhiều vướng mắc và

chậm trễ ở cấp cơ sở, đặc biệt với các hạng xây lắp và mua sắm trang thiết bị thường phải mất từ 1 – 2 năm.

Giải phóng mặt bằng, tái định cư chậm do phải xử lý nhiều mặt về chính sách tái định cư, giá cả đền bù trợ cấp, phối hợp thực hiện chính sách của Việt Nam và nhà tài trợ. Do đó đã gây nên tình trạng phổ biến là dự án, chương trình đã được phê duyệt để triển khai thi công mà chưa hoàn thành các thủ tục về giải phóng mặt bằng và tái định cư.

+ Cơ sở pháp lý chưa đủ chặt đối với các hoạt động của Ban QLDA dẫn đến thiếu nhất quán trong công tác tổ chức, quyền hạn của Ban QLDA được trao tràn lan đã tạo ra nhiều lỗ hổng khiến kẻ xấu lợi dụng làm trái pháp luật.

+ Tình trạng thất thoát vốn, tham nhũng trong đầu tư xây dựng cơ bản đang có chiều hướng gia tăng, đó chính là tâm lý “xài tiền chùa”. Theo nhận xét của chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh: “Số tiền này bị đục khoét chẳng khác nào bố mẹ vay tiền để tiêu dùng cá nhân rồi để nợ cho con cháu đời sau phải trả”. Tính bình quân, mỗi người Việt Nam trong độ tuổi lao động đang cõng trên lưng khoản nợ nước ngoài tương đương trên 40 USD.

Về công tác giám sát các dự án ODA

+ Công tác giám sát, thanh tra chậm được chú ý, còn lúng túng khi thực hiện, do vậy chưa tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện dự án ở cấp cơ sở, làm chậm dự án.

+ Công tác theo dõi và đánh giá dự án bị buông lỏng, nhiều cơ quan chưa quản lý được các dự án của mình, kỷ luật báo cáo về các dự án chưa nghiêm.

+ Năng lực quản lý và giám sát thực hiện của các Ban QLDA chưa tốt. Tình trạng tham nhũng trong đội ngũ nhà quản lý vẫn tồn tại tuy không nhiều.

Một phần của tài liệu Quản lý các dự án ODA ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 64)