KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu Quản lý các dự án ODA ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 44)

VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

2.2.1. Thực trạng vốn ODA cam kết tại Việt Nam thời gian qua

Cộng đồng tài trợ quốc tế chính thức tái thiết lập quan hệ viện trợ với Việt Nam từ năm 1993 với mốc đánh dấu là Hội nghị các nhà tài trợ dành cho Việt Nam họp tại Paris tháng 11/1993. Kể từ đó cho đến nay đã có 15 Hội nghị CG đã được tổ chức với khối lượng vốn cam kết và ký kết ngày càng tăng do những năm qua Việt Nam đã có những cải cách kinh tế phù hợp với yêu cầu phát triển

của kinh tế thế giới. Với xu hướng các nước hỗ trợ ODA ngày càng cắt giảm nguồn vốn này và thu hẹp đối tượng nhận hỗ trợ thì ODA dành cho Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi xu hướng này. Đặc biệt trong thời kỳ 2001 - 2005 công tác vận động ODA tiếp tục được tiến hành theo chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước: “Việt Nam sẵn sàng là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”.

Trong những năm qua Việt Nam không những duy trì tổ chức Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (Hội nghị CG) để trao đổi ý kiến giữa Chính phủ và Cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế tại Việt Nam về quá trình phát triển của Việt Nam và hoạt động điều phối ODA để hỗ trợ quá trình này, mà còn có các Hội nghị CG giữa kỳ không chính thức được tổ chức tại địa phương, tạo điều kiện cho các nhà tài trợ nắm bắt nhu cầu phát triển ưu tiên, cũng như tiếp xúc với những người thụ hưởng viện trợ. Nhờ vậy, công tác vận động ODA cũng còn được thực hiện thông qua các hoạt động đối ngoại của các lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, ngành và địa phương, các đoàn thể chính trị, xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài và đã đạt được những kết quả rõ rệt với mức cam kết ODA hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước (xem hình 2.1). Điều đó chứng tỏ triển vọng kinh tế Việt Nam ngày càng khả quan, tốc độ tăng trưởng kinh tế giữ ở mức cao liên tục nhiều năm. Quan trọng hơn là Việt Nam đã cam kết hội nhập và thực hiện tốt những chương trình, biện pháp cải cách chính sách nhằm thiết lập quá trình tăng trưởng bền vững.

2400 2400 2500 2830 2830 3440 3747 4450 5420 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 T ri ?u U SD 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm

Hình 2.1: Giá tr? v?n ODA cam k?t tài tr? cho Vi?t nam giai đo?n 2000 - 2007

(Nguồn: Bộ KH&ĐT)

Nhìn vào hình 2.1 ta thấy lượng vốn ODA các nhà tài trợ dành cho Việt Nam tăng dần qua các năm, tính đến năm 2007, tổng giá trị ODA cam kết đạt 42.438 triệu USD. Trong đó những nhà tài trợ cam kết nhiều vốn ODA cho Việt Nam bao gồm Nhật Bản, WB, ADB, các tổ chức Liên hợp quốc, Pháp, Đức,… Điều này đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đối với công cuộc đổi mới của Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và xoá đói giảm nghèo…

Hiện nay ở Việt Nam có 51 nhà tài trợ, bao gồm 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương, có các chương trình ODA thường xuyên:

- Các nhà tài trợ song phương: Ai-xơ-len, Anh, Áo, Ba Lan, Bỉ, Ca-na-đa, Cô-oét, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Hungari, I-ta-lia, Luc-xem-bua, Mỹ, Na-uy, Nhật Bản, Niu-di-lân, Ôt-xtrây-lia, Phần Lan, Pháp, Séc, Tây Ban Nha, Thái Lan, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Trung Quốc, Singapore.

+ Các định chế tài chính quốc tế và các quỹ: WB, IMF, ADB, Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (NIB), Quỹ Phát triển Bắc Âu (NDF), Quỹ Phát triển quốc tế của các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC (OFID - trước đây là Quỹ OPEC), Quỹ Kuwait.

+ Các tổ chức quốc tế và liên chính phủ: Ủy ban châu Âu (EC), Cao uỷ Liên hợp quốc về người tỵ nạn (UNHCR), Quỹ Dân số của Liên hợp quốc (UNFPA), Chương trình Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO), UNDP, Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), Cơ quan Phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), Quỹ Đầu tư Phát triển của Liên hợp quốc (UNCDF), Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), UNICEF, Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), FAO, WHO.

Trên cơ sở cam kết của các nhà tài trợ song phương và đa phương tại các Hội nghị CG thì Chính phủ Việt Nam tiến hành thoả thuận, đàm phán và ký kết với các nhà tài trợ các điều ước quốc tế về ODA như các Hiệp định, nghị định thư, dự án, chương trình. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2001 – 2005 Việt Nam đã ký kết được hơn 1 tỷ USD ODA, trong đó tập trung vào một số ngành, lĩnh vực đầu tư chủ yếu sau:

Bảng 2.1: Cơ cấu ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực thời kỳ 2001 - 2005

Đơn vị: Triệu USD

STT Ngành lớn Tổng ODA ODA vay ODA viện trợ % tổng ODA 1

Nông nghiệp phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo

1607,43 1299,63 307,80 16,05

Một phần của tài liệu Quản lý các dự án ODA ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 44)