Những kết quả đạt được trong việc quản lý các dự án ODA tại Bộ KH&ĐT

Một phần của tài liệu Quản lý các dự án ODA ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 62)

5 Y tế Giáo dụ c Xã hội 1062,67 483,70 78,97 10,

2.3.4.1.Những kết quả đạt được trong việc quản lý các dự án ODA tại Bộ KH&ĐT

tư, cuối năm 2003 mới thành lập Vụ Thanh tra kế hoạch đầu tư. Do hoạt động của các đơn vị này chưa thật sự đi vào nề nếp nên công tác giám sát cộng đồng theo quyết định của Chính phủ chưa được đôn đốc triển khai mạnh mẽ.

Quá trình điều chỉnh dự án và xử lý phát sinh mất nhiều thời gian. Phần lớn các dự án ODA phải điều chỉnh, bổ sung dự án nhiều lần, kéo dài thời gian thực hiện 2 - 3 năm so với Hiệp định, đặc biệt dự án thuỷ lợi đồng bằng sông Cửu Long, dự án thuỷ lợi Phước Hoà quy hoạch sản xuất thay đổi, nhiệm vụ công trình thay đổi theo, nhiều hạng mục phải thiết kế đi, thiết kế lại, bổ sung điều chỉnh, kéo dài thời gian, gây lãng phí tiền của Nhà nước.

2.3.4. Đánh giá công tác quản lý các dự án ODA tại Bộ KH&ĐT

2.3.4.1. Những kết quả đạt được trong việc quản lý các dự án ODA tại Bộ KH&ĐT Bộ KH&ĐT

Bằng những nỗ lực cải thiện không ngừng hoạt động quản lý các dự án ODA, trong những năm qua Bộ KH&ĐT đã thu được rất nhiều kết quả đáng khích lệ, giúp cho việc thu hút, giải ngân và sử dụng ODA ngày càng hiệu quả.

Về công tác lập kế hoạch thu hút ODA

+ Công tác vận động ODA, đề xuất dự án được tổ chức hợp lý hơn, góp phần tập trung ODA vào các lĩnh vực và địa bàn ưu tiên của Việt Nam như nông nghiệp, lâm nghiệp, xoá đói giảm nghèo, năng lượng và công nghiệp, giao thông, bưu chính viễn thông, y tế và giáo giục, môi trường.

+ Bộ KH&ĐT xác định những hoạt động phù hợp với quy định hiện hành có thể triển khai sớm trong giai đoạn giữa dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt và khoản vay có hiệu lực và thể chế hoá quy định này trong Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 131/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng ODA. Những quy định này sẽ giúp cho quá trình thẩm định phê duyệt dự án ODA diễn ra nhanh hơn, đẩy nhanh tốc độ giải ngân dự án.

+ Bộ KH&ĐT đã trình Chính phủ xem xét, phê duyệt các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện các Nghị định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Các Nghị định này đã khắc phục được những bất cập trong thu hút, quản lý và thực hiện vốn ODA bộc lộ trong thời gian qua. Nghị định 131/2006/NĐ-CP ban hành ngày 9 tháng 11 năm 2006 thay cho Nghị định 17/2001/NĐ-CP đã giải quyết nhiều bất cập trong vấn đề quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. Bộ KH&ĐT cũng ban hành 2 Thông tư hướng dẫn là Thông tư số 03/2007/TT-BKH ngày 12 tháng 3 năm 2007 hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chương trình, dự án ODA và Thông tư số 04/2007/TT-BKH ngày 30 tháng 7 năm 2007 hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.

+ Hoạt động hài hoà quy trình thủ tục đang tiếp tục được đẩy mạnh, quan hệ với các nhà tài trợ được thiết lập chặt chẽ hơn trên cơ sở chiến lược hợp tác, chương trình hành động và các cuộc trao đổi ý kiến về hợp tác phát triển. Hàng năm Bộ KH&ĐT đều tổ chức thành công Hội nghị CG và còn tổ chức Hội nghị giữa kỳ không chính thức để cập nhật tình hình phát triển kinh tế xã hội trong nửa năm đã qua và đề ra kế hoạch cho 6 tháng tiếp theo. Bên cạnh đó còn diễn ra các cuộc họp song phương giữa Việt Nam và các tổ chức tài trợ song phương.

+ Bộ KH& ĐT trình Thủ tướng Chính phủ phương án dung hoà giữa việc áp dụng giá gói thầu và giá trần trong việc xem xét và đánh giá kết quả đấu thầu để áp dụng cho dự án đầu tư bằng vốn ODA. Với phương án này công tác đấu thầu sẽ công bằng, minh bạch hơn và giúp cho việc lựa chọn nhà thầu được nhanh chóng, chính xác hơn.

+ Công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư được quan tâm hơn bởi các cấp chính quyền và địa phương kết hợp với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về vốn đối ứng được bố trí đầy đủ và kịp thời. Vận dụng chính sách và đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng phù hợp với điều kiện của địa phương và tính chất của dự án. Nhờ thực hiện những công việc này mà dự án xây dựng cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh) do Chính phủ Nhật Bản thông qua JBIC cho vay ưu đãi đã được giải phóng mặt bằng đúng thời hạn.

+ Các vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án ODA được giải quyết khá nhanh chóng. Đó là nhờ mô hình của các Ban QLDA áp dụng tại Việt Nam hiện nay thường là theo mô hình ma trận, vận hành theo lối đan xen giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các bộ phận chức năng trong Ban QLDA. Tổng giám đốc trực tiếp vận hành dự án trên cơ sở ý kiến của bộ phận được giao nhiệm vụ trực tiếp. Tuỳ theo số lượng dự án mà Ban QLDA được giao, họ sẽ thành lập các phòng dự án, chức năng của các phòng này chỉ là thực hiện các công việc về thủ tục đầu tư, công tác đấu thầu, chấm thầu, quan hệ với chủ đầu tư. Phần công việc còn lại để triển khai dự án như giải phóng mặt bằng, kế hoạch, kỹ thuật, công nghệ, thanh toán đều do các phòng có chắc năng tương ứng giải quyết. Vận hành theo cơ chế này, khả năng thẩm tra dự án sẽ được thực hiện đầy đủ trong khi việc chuyên môn hoá sẽ được đẩy mạnh do các bộ phận chức năng chỉ thực hiện công việc của mình mà thôi.

Không những thế, do được phân chia trách nhiệm trong từng lĩnh vực cụ thể, khi dự án “có vấn đề”, hoặc là chậm tiến độ thanh toán, khối lượng công việc phát sinh không được giải quyết…, tổng giám đốc có thể rất dễ truy ra trách

nhiệm thuộc bộ phận trực tiếp phụ trách. Hơn thế, sự trì trệ do thủ tục hành chính cũng sẽ được khắc phục tới mức cao nhất do đơn vị thực hiện dự án chỉ cần làm việc trực tiếp với đơn vị nào phụ trách phần “ách tắc”.

Về công tác giám sát các dự án ODA

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trong thời gian qua Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý phục vụ cho việc giám sát các dự án ODA, giúp cho việc đánh giá giám sát tình hình thực hiện các dự án, chương trình từ nguồn ODA cũng được tăng cường một bước. Ta đã chuyên nghiệp hơn trong kiểm tra giám sát: Việc đánh giá dự án được tiến hành như một hoạt động định kỳ, hoặc có thể đột xuất, có hệ thống và đảm bảo khách quan.

Đánh giá, kiểm tra được tiến hành ngay trong khi dự án đang diễn ra để có những điều chỉnh cần thiết, hoặc sau khi dự án kết thúc để rút ra bài học cho các dự án tiếp theo. Riêng việc đánh giá định kỳ được chia làm 4 giai đoạn. Đánh giá ban đầu để có biện pháp xử lý ngay từ khâu thiết kế kỹ thuật và lập kế hoạch thực hiện. Đánh giá giữa kỳ, để đề xuất các điều chỉnh cần thiết. Đánh giá kết thúc xem xét các kết quả đạt được và tổng kết toàn bộ quá trình thực hiện. Đánh giá tác động tiến hành trong vòng 3 năm để có nhìn nhận về tác động kinh tế xã hội của chương trình so với mục tiêu ban đầu đề ra.

Bên cạnh đó ta cũng sửa đổi công tác thanh tra kiểm tra, giám sát chặt chẽ, với công cụ mạnh là Luật đấu thầu mới và Luật chống tham nhũng, với những quy định giám sát chặt chẽ, chế tài rõ ràng.

Thời gian qua, trên cơ sở thực hiện giám sát đầu tư Bộ KH&ĐT đã báo cáo với Chính phủ những ưu điểm và tồn tại của từng dự án và kiến nghị những biện pháp để khắc phục nhược điểm, đảm bảo việc thực hiện dự án hiệu quả và theo đúng các quy định hiện hành. Điển hình là một số dự án thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau khi giám sát, đánh giá, Thủ tướng Chính phủ

đã cho phép nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch hoặc dừng thực hiện để xem xét, đánh giá lại hiệu quả đầu tư.

Một phần của tài liệu Quản lý các dự án ODA ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 62)