- Đối với khách sạn:
+ Bố trí lao động phải linh hoạt và phù hợp với hoạt đọng kinh doanh khách sạn. Đảm bảo “ đúng người, đúng việc” nhằm phát huy tối đa năng
lực và tính sáng tạo trong công việc trên cơ sở bố trí công việc phù hợp với trình độ, khả năng chuyên môn của từng người để phát huy tối đa “ sở trường”, hạn chế “ sở đoản” từ đó nâng cao năng suất lao động và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
+ Thực hiện việc giao khoán đối với từng cá nhân, bộ phận để người lao đọng ý thức trách nhiệm trong công việc.
+ Do đặc thù của kinh doanh khách sạn, để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và chất lượng phục vụ khách hàng cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa phân công lao động và hợp tác lao động.
+ Khách sạn cần giải quyết tốt vấn đề lao động trong thời vụ trong hoạt động kinh doanh của mình để sử dụng lao động tiết kiệm và chi phí tiền lương cho lao động.
+ Cải thiện điều kiện làm việc và chế độ nghỉ ngơi cho người lao động như chỗ nghỉ giữa trưa, nơi thay đồng phục khi đến khách sạn làm việc …
+ Khách sạn nên có các chương trình về vui chơi giải trí định kỳ để khuyến khích tạo điều kiện làm việc cho người lao động: cho công nhân viên đi nghỉ mát, tổ chức các buổi ca nhạc ngay tại khách sạn, tổ chức cuộc thi “ hoa khôi khách sạn”…
+ Tìm hiểu về chế độ tiền lương của các khách sạn cùng quy mô để có thể đưa ra mức lương cạnh tranh, thu hút người lao động.
+ Công tác bình bầu để xét thưởng lao động tiên tiến, lao động hạng A.B,C cần có sự công khai ở toàn nhà khách mà không chỉ riêng bộ phận tổ chức hành chính để tạo ra sự công bằng.
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.
Trong sự khó khăn của nghành khách sạn hiện nay, để hoạt đọng kinh doanh khách sạn có hiệu quả thì Nhà nước nên lưu tâm đẻ giải quyếtmột só vấn đề sau:
+ Đơn giản các thủ tục hành chính trong kinh doanh: các giấy phép kinh doanh sauna – massage, karaoke, vũ trường… và tăng thời hạn sử dụng của giấy phép này.
+ Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn nữa đến các sản phẩm du lịch Việt nam cần phải quảng bá, khuếch trương thương hiêu trong và ngoài khu vực.
+ Mặt khác nhà nước cũng cần tạo điều kiện về tài chính, thuế dể kích thích sự phát triển của nghanh kinh doanh khách sạn.
Nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay nói chung và của Khách sạn Sao mai nói riêng còn chịu ảnh hưởng bởi thái độ, phong cách làm việc theo cơ chế cũ, tính năng động, tự giác, làm việc theo nhóm chưa cao. Vì vậy các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần có những biện pháp, cơ chế để phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực du lịch.
+ Nhà nước nên hoạch định, triển khai thực hiện và đánh giá tình hình thực hiện các chính sách nhằm hướng vào việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bố trí, sử dụng lao động hợp lý.
+ Ban hành luật về tổ chức thực hiện và đánh giá các chính sách về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp
+ Thường xuyên kiểm tra và đánh giá việc thực hiện các chính sách về quản lý lao động để phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm chế độ,chính sách trong sử dụng lao động của các doanh nghiệp khách sạn.
+ Kịp thời sửa đổi, bổ sung các chế độ chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch phù hợp với điều kiện hiện nay.
+ Xây dựng chức danh tiêu chuẩn nghiệp vụ cho lao động trong các doanh nghiệp khách sạn, giúp doanh nghiệp căn cứ vào đó để sử dụng, bố trí lao động một cách hợp lý, đảm bảo quyền lợi cho người lao động và người sử dụng lao động.
+ Dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng lao động để có thể xây dựng được mục tiêu và chương trình đào tạo,nội dung, đặc điểm đào tạo.
+ Ban hành và hướng dẫn chính sách đãi ngộ về vật chất và động viên tinh thần cho lao động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch.
KẾT LUẬN
Bất kỳ doanh nghiệp nào trong cơ chế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì muốn tồn tại trên thị trường càng khó nhưng để nó phát triển và để mọi người biết đến thì càng khó hơn. Điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải có những chiến lược hợp lý. Một doanh nghiệp cần khẳng định vị trí của mình không chỉ bằng sản xuất kinh doanh mà còn bằng cả nghệ thuật quản trị nhân lực nhằm phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
Với một chính sách, chế độ quản lý nhân lực, sự quan tâm đúng mức của đội ngũ quản lý, sự nhiệt thành trong công việc của đội ngũ cán bộ công nhân viên chắc chắn Khách sạn Sao Mai sẽ ngày càng khẳng định được vị thế cũng như thương hiệu của mình trên thị trường du lịch trong và ngoài khu vực.
Trong thời gian thực tập tại Khách sạn Sao Mai bằng những lý luận và phân tích về thực trạng quản trị nguồn nhân lực nơi đây đã mang lại bài học kinh nghiệm cho bản thân em cũng như mong muốn khách sạn ngày càng hoàn thiện hơn nữa công tác quản trị nguồn nhân lực, để khách sạn ngày càng phát triển.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị nhàn viên tại Khách sạn Sao Mai đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt công việc trong thời gian thực tập tại khách sạn. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thầy giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Tuấn Dũng, đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
Mặc dù đã rất cố gắng trong việc nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp nhưng vẫn không tránh khỏi nhiều sai sót, vì vậy em rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo, góp ý của các thầy cô, bạn bè để bản chuyên đề được hoàn chỉnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS Nguyễn Văn Mạnh, ThS Hoàng Thị Lan Hương, giáo trình quản trị kinh doanh khách sạn, NXB lao động xã hội, 2004
2. PGS,TS Nguyễn Ngọc Quân, ThS Nguyễn Vân Điềm, giáo trình quản trị nhân lực, NXB lao động xã hội,2004
3. PGS Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh,giáo trình tâm lý và nghệ thuật giao tiếp , ứng xử trong kinh doanh du lịch,NXB thống kê,1996 4. TS Nguyễn Văn Mạnh, TS Phạm Hồng Chương, giáo trình quản trị
kinh doanh lữ hành, NXB lao động xã hội,2004
5. TS Trần Thị Minh Hòa,PGS TS Nguyễn Văn Đính, giáo trình kinh tế du lịch, NXB lao động xã hội,2004
6. Luật du lịch
7. Nội quy lao động Khách sạn Sao Mai
8. Báo cáo tổng kết của khách sạn các năm 2005,2006,2007 9. www:google.com
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN ...3
1.1. Cơ sở lý luận về quản trị nhân lực. ...3
1.1.1. Khái niệm về nhân lực, quản trị nguồn nhân lực, quản trị nguồn nhân lực trong khách sạn...3
1.1.1.1. Khái niệm về nhân lực...3
1.1.1.2. Quản trị nguồn nhân lực: ...4
1.1.1.3. Quản trị nguồn nhân lực trong khách sạn: ...4
1.1.2. Vai trò của nguồn nhân lực trong hoạt động kinh doanh...5
1.1.2.1. Nhân lực, chìa khoá của sự thành công...5
1.1.2.2. Nguồn nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp...5
1.1.2.3 Nguồn nhân lực là nguồn lực mang tính chiến lược...6
1.1.2.4. Tiềm năng của trí tuệ...6
1.1.3. Công tác quản trị nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp khách sạn...7
1.2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh khách sạn...8
1.2.1. Khái niệm về khách sạn, hoạt động kinh doanh khách sạn...8
1.2.1.1. Khái niệm về khách sạn...8
1.2.1.2. Khái niệm về hoạt động kinh doanh khách sạn...10
1.2.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn...11
1.3. Đặc điểm của lao động trong kinh doanh khách sạn...14
1.3.2. Quá trình lao động trong kinh doanh khách sạn chịu sức ép về
mặt tâm lý cực kỳ căng thẳng...15
1.3.3. Lao động trong kinh doanh khách sạn bao gồm cả lao động trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa và lao động trong lĩnh vực dịch vụ. ...16
1.3.4. Quá trình lao động trong khách sạn khó áp dụng cơ giới hóa và tự động hóa...17
1.3.5. Lao động trong kinh doanh khách sạn mang tính thời vụ...17
1.4. Quản trị nguồn nhân lực trong kinh doanh khách sạn...18
1.4.1. Mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực trong kinh doanh khách sạn...18
1.4.2. Nội dung của quản trị nguồn nhân lực trong kinh doanh khách sạn...19
1.4.2.1 Kế hoạch hóa nguồn nhân lực...20
1.4.2.2 Phân tích công việc...23
1.4.2.3 Hoạt động tuyển chọn nhân lực...26
1.4.2.3.1. Tuyển chọn thực chất là quá trình thu hút những người lao động đến với khách sạn từ lực lượng lao động xã hội và bên trong doanh nghiệp. ...26
1.4.2.3.2. Tuyển chọn...28
1.4.2.4 Hoạt động bố trí, sắp xếp công việc...32
1.4.2.5 Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...32
1.4.2.6 Hoạt động đánh giá thực hiện công việc của nhân viên...37
1.4.2.7 Hoạt động khen thưởng và kỷ luật...40
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị nguồn nhân lực trong kinh doanh khách sạn...42
1.5.1. Nhân tố bên trong...42
1.5.1.2. Thị trường mục tiêu của khách sạn...42
1.5.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn...43
1.5.1.4. Đội ngũ lao động của khách sạn...43
1.5.1.5. Trình độ của nhà quản lý...43
1.5.2. Nhân tố bên ngoài...44
1.5.2.1. Tính thời vụ trong hoạt động du lịch...44
1.5.2.2. Các nguyên tắc pháp lý về lao động và sử dụng lao động. ...44
1.5.2.3. Sự phát triển du lịch của một đất nước...45
1.5.2.4. Định hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam...45
Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠi KHÁCH SẠN SAO MAI ...46
2.1. Giới thiệu tổng quan về Khách sạn Sao Mai...46
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Khách sạn Sao Mai...46
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Khách sạn Sao Mai:...48
2.1.3. Điều kiện kinh doanh của Khách sạn sao Mai...49
2.1.3.1 Nguồn vốn kinh doanh...49
2.1.3.2 Nhân lực của Khách sạn Sao Mai...49
2.1.3.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Khách sạn Sao Mai...49
2.1.4. Cơ cấu khách của Khách sạn Sao Mai...54
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Khách sạn sao Mai...55
2.2. Thực trạng công tác tổ chức và sử dụng nguồn nhân lực tại Khách sạn Sao Mai...57
2.2.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức và nhân lực của khách sạn...57
2.2.1.2 Đặc điểm nguồn nhân lực đang sử dụng tại Khách sạn Sao
Mai...60
2.2.2. Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Khách sạn Sao Mai...66
2.2.2.1 Kế hoạch hóa nguồn nhân lực...66
2.2.2.2 Phân tích công việc...67
2.2.2.3 Về công tác tuyển chọn nhân lực...69
2.2.2.4. Hoạt động bố trí, sắp xếp công việc...70
2.2.2.5. Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...71
2.2.2.6. Đánh giá thực hiện công việc...72
2.2.2.7. Thực trạng về công tác trả lương và đãi ngộ người lao động...73
2.2.2.8. Hoạt động tạo động lực cho người lao động...75
2.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Khách sạn Sao Mai...77
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN SAO MAI...80
3.1. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của Khách sạn Sao Mai trong những năm tới...80
3.1.1. Mục tiêu: ...80
3.1.2. Nhiệm vụ:...80
3.2. Điểm mạnh yếu, cơ hội và thách thức của Khách sạn Sao Mai trong việc thực hiện mục tiêu của mình. ...81
3.2.1. Điểm mạnh, điểm yếu...81
3.2.1.2. Điểm yếu...82
3.2.2. Cơ hội và thách thức...82
3.2.2.1. Cơ hội...82
3.2.2.2. Thách thức...83
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Khách sạn Sao Mai...83
3.3.1. Hoàn thiện công tác tuyển chọn nhân lực...84
3.3.2. Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...87
3.3.3. Đánh giá thực hiện công việc ...91
3.3.4. Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động...95
3.4. Một số ý kiến khác...96
KẾT LUẬN... 100