Thực trạng về công tác trả lương và đãi ngộ người lao

Một phần của tài liệu Quản trị nhân sự tại Khách sạn Sao Mai – Thực trạng và giải pháp (Trang 73 - 75)

Việc đánh giá kết quả của người lao động không chỉ dựa trên mức độ hoàn thành công việc mà dựa cả trên thái độ tinh thần làm việc của mỗi cá nhân. Tổ trưởng và trưởng bộ phận giám sát về quá trình làm việc của nhân viên sau đó đưa ra những nhận xét và trình lên bộ phận tổ chức hành chính để có những chế độ trả lương phù hợp với từng người lao động.

Do đặc thù của hoạt động kinh doanh khách sạn mà sản phẩm mang tính vô hình nên rất khó đánh giá chất lượng. Vì vậy việc trả lương cho nhân viên trong khách sạn là trả lương theo thời gian và có thưởng.

Tại khách sạn thì tổng quỹ lương được xác định hàng năm là dựa vào % doanh thu của khách sạn cho các bộ phận.

Khối gián tiếp tham gia vào quá trình phục vụ khách như ban lãnh đạo, quản lý các phòng ban, hành chính, tổ chức, tài vụ, quỹ lương bằng 3.934% tổng doanh thu của khách sạn.

Bộ phận bảo vệ quỹ lương bằng 0.672% tổng doanh thu của khách sạn

Bộ phận phục vụ buồng, giặt là , hội trường quỹ lương bằng 7.53% doanh thu của khách sạn

Bộ phận bảo dưỡng , sửa chữa quỹ lương bằng 0.63% tổng doanh thu của khách sạn.

Bộ phận nhà ăn quỹ lương bằng 8.46% daonh thu của nhà ăn.

Chỉ tiêu phân phối lương của nhà khách như sau: hệ số lương được tính dựa vào chức vụ, bằng cấp, thâm niên công tác, trình độ bậc nghề của nhân viên. VD hệ số lương của các chức vụ trong khách sạn của trưởng bộ phận bảo về là 3.19, trưởng bộ phận sửa chữa là 3.29, giám đốc là 6.22, phó giám đốc là 5.25 …

Công thức tính lương tại khách sạn như sau:

Mức lương =(số ngày công lao động thức tế)*350000/24 *hệ số lương+ các khoản phụ cấp.

Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 Chênh

lệch 07/06 Tỷ lệ (%) Tổng lao động Người 119 121 3 2.5 Tổng doanh thu 1000đ 19441833 20385574 943471 4.8 Lợi nhuận 1000đ 4423724 4644910 221186 5 Tổng quỹ lương 1000đ 2660000 2793000 133000 5 Lương bình quân 1000đ 2100 2200 100 4.76

Bảng 2.7: Quỹ lương và lương bình quân của cán bộ công nhân viên khách sạn năm 2006-2007

( nguồn: phòng tài vụ)

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của khách sạn tăng 5% do đó mà tổng quỹ lương và lương bình quân cũng tăng lên. Năm 2007 tăng

100000 so với năm 2006 hay tăng 4.76% . qua đây ta thấy tiền lương của nhân viên tăng chứng tỏ hoạt động kinh doanh của khách sạn là phát triển, có lãi. Điều này có được là do khách sạn đã tăng thêm các dịch vụ bổ sung, cho thuê tài chinh, nâng cao chất lượng phục vụ, không ngừng cải thiện cơ sở vật chất…

Tuy có tăng nhưng mức tăng lương của khách sạn không cao chỉ 4.76% .Điều này là do khách sạn vẫn áp dụng mức lương tối thiểu là 350000 nghìn trong khi đó quy định của nhà nước là 500000 đ.

Ngoài ra khách sạn cũng chú trọng tới vấn đề đãi ngộ cho nhân viên theo quy định của nhà nước, hàng năm trích một phần lợi nhuận để lập quỹ phúc lợi, mua bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho cán bộ công nhân viên trợ giúp họ khi gặp rủi ro đau ốm…

Một phần của tài liệu Quản trị nhân sự tại Khách sạn Sao Mai – Thực trạng và giải pháp (Trang 73 - 75)