Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Khách sạn Sao

Một phần của tài liệu Quản trị nhân sự tại Khách sạn Sao Mai – Thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 69)

Mai.

2.2.2.1 Kế hoạch hóa nguồn nhân lực

Để đánh giá nhu cầu về nguồn nhân lực nhằm lựa chọn lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu của công việc, giảm thiểu một cách tối đa các bất trắc, lãng phí, sai lầm. Khách sạn Sao Mai đã có những kế hoạch, chương trình về nguồn nhân lực được điều chỉnh theo quy mô của khách sạn, nhu cầu của thị trường và lực lượng lao động cần thiết ở mỗi bộ phận. Kế hoạch hóa nguồn nhân lực của khách sạn dựa vào các yếu tố sau:

+ Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn trong mấy năm gần đây.

+ Mục tiêu, phương hướng của khách sạn trong những năm tới.

+ Xu hướng phát triển của ngành khách sạn không ngừng tăng lên trên địa bàn thành phố, mức độ cạnh tranh ngày càng khắt khe hơn.

Căn cứ vào các mục tiêu và kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh của khách sạn trong những năm tiếp theo, những thay đổi của môi trường trong ngoài… mà bộ phận quản trị nhân lực của khách sạn đã có những dự báo về cung cầu lao động đối với từng bộ phận, từng vị trí công việc.

Việc kế hoạch hóa nguồn nhân lực mà hiện nay khách sạn đang làm đó là phân tích thực trạng nguồn nhân lực của khách sạn, với tổng số phòng là 150, tổng số lao động là 121, định mức lao động là 0.8, có thể nói lực lượng lao động của khách sạn chưa hợp lý , số lượng lao động để phục vụ trên tổng số phòng của khách sạn thấp hơn định mức lao động hiện nay.Do đó khách sạn đang tiến hành đánh giá thực tế nguồn nhân lực của mình bao gồm số lượng lao động, cơ cấu lao động, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của từng nhân viên,thâm niên công tác…Mục đích của công việc này là để nắm tình trạng của nguồn nhân lực của khách sạn, tiếp theo đó khách sạn phân tích và dự báo về cung cầu nhân lực nhằm giúp khách sạn thấy rõ được tiềm năng lao động, các nguồn lao động có thể cung cấp cho khách sạn và các biện pháp nhằm thu hút nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của khách sạn khi có nhu cầu tuyển dụng.

Như vậy có thể nói, hoạt động kế hoạch hóa nguồn nhân lực của khách sạn là rất kịp thời phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện nay, lập kế hoạch nguồn nhân lực luôn luôn được khách sạn quan tâm bởi khách sạn có thể phát triển được hay không phụ thuộc rất lớn vào công tác quản trị nguồn nhân lực mà trước hết là hoạt động kế hoạch hóa nguồn nhân lực.

2.2.2.2 Phân tích công việc

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều có những bản mô tả công việc để mỗi bộ phận cũng như từng nhân viên hiểu rõ được những công việc mình phải làm, đồng thời phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác để hoàn thành tốt công việc . Việc phân tích công việc của các chức danh trong khách sạn được thực hiện từ giác độ của khách để thiết kế công việc có thể là chuyên môn hóa, luân phiên, mở rộng công việc,… Từ đó mà bộ phận quản trị nhân lực đưa ra bản mô tả công việc cho từng chức danh.

Để mô tả công việc của các vị trí trong khách sạn, khách sạn đã đề ra những bản mô tả công việc. Mỗi bản mô tả công việc liệt kê đầy đủ, cô đọng những việc mà nhân viên của từng bộ phận cần phải đảm nhiệm.

Ví dụ: Cấu trúc bản mô tả công việc của nhân viên lễ tân trong khách sạn Chức danh: Nhân viên lễ tân

Bộ phận: Lễ tân

Người lãnh đạo trực tiếp: Trưởng phòng lễ tân * Trách nhiệm

. Thực hiện tốt công việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký khách. . Chào đón khách

. Xác định tình trạng đặt buồng của khách

. Xác định giá buồng và phương thức thanh toán của khách . Xác định thời gian lưu trú của khách

. Biết rõ vị trí, đặc điểm của từng loại buồng và giá buồng của nhà khách

. Phân buồng và đáp ứng các nhu cầu về buồng cho khách

. Bảo đảm các phiếu trong hồ sơ của khách được điền đầy đủ và chính xác các thông tin

. Sắp xếp các giấy tờ, thông tin của khách

. Cung cấp mọi thông tin theo yêu cầu của khách . Giữ gìn sạch sẽ, ngăn nắp nơi làm việc của mình

. Phối hợp với bộ phận phục vụ buồng, sửa chữa để cập nhật tình trạng buồng

. Thanh toán , thu tiền của khách khi khách tiêu dùng các dịch vụ trong nhà khách

* Yêu cầu: được đào tạo nghiệp vụ lễ tân, có kiến thức cơ bản về thanh toán, marketing, hành chính văn phòng, có khả năng giao tiếp với khách và kỹ năng bán hàng, nắm vững nội quy, quy chế quản lý khách.

* Tiêu chuẩn: được đào tạo qua các lớp về nghiệp vụ lễ tân * Kinh nghiệp: Không yêu cầu

Qua bảng mô tả công việc trên ta thấy khách sạn đã liệt kê rất tỉ mỉ, chi tiết những nhiệm vụ của nhân viên lễ tân, nêu lên khá toàn diện công việc mà một nhân viên lễ tân phải làm.

Một phần của tài liệu Quản trị nhân sự tại Khách sạn Sao Mai – Thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 69)