Với vai trò hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, VASEP đưa ra một số giải pháp nhằm hỗ trợ các DN xuất khẩu thủy sản:
- Để vực dậy ngành cá Tra trong nước, cũng như chấn chỉnh lại thị trường xuất
khẩu trong thời gian tới VASEP đã đề ra một số giải pháp như tăng giá xuất khẩu trung bình thông qua quản lý giá sàn xuất khẩu; ổn định sản lượng nguyên liệu; đảm bảo cung cầu; tăng cường quản lý chất lượng cá Tra theo yêu tiêu chuẩn sản phẩm; đẩy mạnh xúc tiến quảng bá thương mại. Ngoài ra việc thành lập nên một Hiệp hội cá Tra là cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi của người nuôi là rất cần thiết
- Để phát triển ngành Tôm, các DN trong ngành Tôm tiếp tục tập trung vào liên
kết trong sản xuất để kiểm soát hiệu quả các vấn đề kháng sinh mà nhiều thị trường đang đặt ra như một biện pháp hạn chế, bên cạnh đó đẩy mạnh công tác truy xuất nguồn gốc, phát triển quy hoạch các vùng nuôi an toàn, tập trung quảng bá xây dựng thương hiệu cho Tôm Việt Nam
- Tăng cường quan hệ hội viên và với các đối tác chiến lược: Vasep tổ chức, phối hợp các hoạt động nhằm thiết lập các mối quan hệ hỗ trợ, hợp tác phát triển giữa các DN hội viên với nông ngư dântrong nước, và các đối tác chiến lược có liên quan, nhằm nâng cao năng lực cạnh Tranh của các DN, từđó giải quyết có hiệu quả các rào cản thương mại, kỹ thuật và Tranh chấp thương mại quốc tế, xây dựng cộng đồng DN đoàn kết và vững mạnh...
- Tăng cường quan hệ với Chính Phủ, làm cầu nối giữa DN hội viên với Nhà
những bất cập trong chính sách quản lý nhà nước đối với ngành thủy sản. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các hoạt động kiểm soát chất lượng, ATVS và thú y thủy sản. Phổ biến và hướng dẫn DN thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của nhà nước. Vận động các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các chính sách đảm bảo lợi ích cho DN và sự phát triển bền vững của ngành thủy sản Việt Nam. Đại diện và bảo vệ quyền lợi chính đáng và lợi ích hợp pháp cho các DN hội viên...
- Phát triển quan hệ trong nước và quốc tế thông qua hoạt động xúc tiến
thương mại, mở rộng thị trường: Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế thông qua việc tổ chức và tham gia các hội thảo, dự án và các diễn đàn. Làm cầu nối DN Việt Nam với các tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận quốc tế. Giới thiệu các hoạt động và dự án trong lĩnh vực thủy sản cho các đối tác và bạn hàng quốc tế nhằm thu hút sự quan tâm trong hợp tác và đầu tư tại Việt Nam. Phát hành các tài liệu, sách báo, tạp chí nhằm quảng bá sản phẩm hải sản của Việt Nam ra thế giới. Nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của các thị trường để cung cấp thông tin vềxu hướng tiêu dùng, dự báo giá cả cho các DN. Tổ chức hội nghị, hội thảo, thông tin và các dịch vụ khác phục vụ cộng đồng DN và nông ngư dân.Tổ chức Hội chợ Thủy sản Quốc tếVIETFISH hàng năm. Tổ chức các đoàn DN thủy sản Việt Nam tham gia các hội chợ thủy sản và thực phẩm quốc tế trong và ngoài nước. Phối hợp thực hiện các chương trình quảng bá thủy sản Việt Nam ra thịtrường thế giới.
- Tổ chức đào tạo, tư vấn, tập huấn cho các DN: Qua khảo sát và quá trình làm việc, Hiệp hội nắm bắt và đánh giá nhu cầu đạo tạo từ các DN, từđó sẽ mở các khóa đào tạo, tập huấn cho các DN nhằm nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹnăng và nhận thức cho đội ngũ cán bộ nhân viên kỹ thuật, cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác kinh doanh xuất nhập khẩu của các DN thủy sản. Bên cạnh đó, Vasep tư vấn, hỗ trợ, và giúp đỡ hội viên nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo nguồn nguyên liệu, mở rộng thị trường, tăng cường khả năng cạnh Tranh của DN và sản phẩm. Cung cấp cho các bên hữu quan các thông tin, các ý kiến tư vấn về các giải pháp, các biện pháp xúc tiến và hỗ trợ thích hợp. Hỗ trợ các DN thủy sản trong nước và quốc tế tăng cường cơ hội giao thương, tìm kiến đối tác và cơ hội kinh doanh.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Việc nâng cao khảnăng cạnh Tranh sản phẩm, nhất là sản phẩm nông nghiệp (trong đó có sản phẩm thủy sản) trong và ngoài nước là một việc làm cấp bách. Đặc biệt, đối với ngành thủy sản, khi con tôm sú nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng nhu cầu chế biến, con cá Tra đang phải “gồng mình” trước những quy định vô lý từ thị trường nhập khẩu... thì việc nhanh chóng đưa Quyết định 1690/QĐ-TTG về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 vào thực tiễn sẽ có ý nghĩa rất thiết thực. Đây được xem là một động lực, thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của ngành kinh tế thủy sản, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của ĐBSCL và cảnước.
Nói tóm lại, nhìn tổng thể và lâu dài, XK thuỷ sản của Việt Nam có triển vọng hết sức sáng sủa, với điều kiện tự nhiên và hạ tầng cơ sở chế biến, có thể khẳng định rằng Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng có khảnăng và tiềm lực rất lớn để xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên, để tận dụng các cơ hội và khắc phục khó khăn thì cần phải tạo ra một mặt bằng tốt, hệ thống giá trịđồng đều cùng với hỗ trợ của khung pháp luật để phù hợp với pháp luật của các nước nhập khẩu thì mới mở đường cho xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam ra thế giới một cách bền vững. Bên cạnh đó để giữ vững vị trí tại các thịtrường, thì điều quan trọng và bức thiết nhất hiện nay không phải là sự gia tăng về số lượng xuất khẩu, mà phải nâng cao khảnăng cạnh Tranh của các mặt hàng thủy sản Việt Nam, đồng thời giá thành xuất khẩu các mặt hàng ở mức hợp lý. Muốn như vậy thì phải tạo sựđồng lòng của người sản xuất và cộng đồng DN thủy sản Việt Nam, không tìm cách cạnh Tranh nội bộ, mà phải tập trung sức cạnh Tranh với bên ngoài, nhằm đáp ứng được yêu cầu ATVSTP ngày càng khắt khe của các thịtrường, cùng gánh vác khó khăn, chia sẻ hợp lý lợi ích, vì quyền lợi chung của đất nước và quyền lợi của từng người sản xuất, cũng như từng DN. Từđó cùng góp sức xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng thủy sản Việt Nam, và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ngành thủy sản.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộcông thương (2008) :” Quyđịnh hải quan EU: Những điều cần lưu ý đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam”-NXB Lao Động
- Thường Lạng (2008) : Giáo trình “ Kinh tế quốc tế”- NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân
- Nguyễn Viết Trung (2005) : Giáo trình “ Kinh tế thủy sản” – NXB Lao động xã hội
- Trung tâm Thông tin Thủy sản (2009): ”Ngành Thủy sản - Chặng đường phát triển - Tạp chí thương mại thủy sản các sốnăm 2009 và 2010 - http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/vi-tri-cua-nganh-thuy-san-trong-chien-luoc-huong- ve-xuat-khau.176011.html - http://agromonitor.vn/Home/article_view/tabid/62/ArticleId/277/-Xuat-khau- thuy-san-Viet-Nam-truoc-khung-hoang-no - http://www.psi.vn/News/2010/8/4/106677.aspx - http://www.vietlinh.com.vn/ktcbxnk/VLktcbxnkShowContent.asp?ID=1862 - http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=202086 - http://vietbao.vn/Kinh-te/Luat-moi-xuat-khau-thuy-san-vao-EU/70052481/87/ - http://www.moit.gov.vn - http://www.nhandan.com.vn/cmlink/tet2011/tet2011/kinhte/v-n-ra-bi-n-xa- 1.282040?mode=print#paTETTdeJ0Bohttp://www.nhandan.com.vn/cmlink/tet2 011/tet2011/kinhte/v-n-ra-bi-n-xa-1.282040?mode=print#paTETTdeJ0Bo - http://www.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=578,33345598&_dad=portal&_s chema=PORTAL&docid=96770
- QUYẾT ĐỊNH Số: 1690/CT-TTg :”Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020”
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ... 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM ... 5 1.1 Quá trình phát triển ngành thủy sản ... 5 1.1.1 . Giai đoạn 1954 – 1960 ... 5 1.1.2 . Giai đoạn 1960 – 1980 ... 5
1.1.3. Giai đoạn 1981 đến nay ... 6
1.2. Vị trí-vai trò của ngành thủy sản trong nền Kinh tế quốc dân... 8
1.2.1. Ngành thủy sản cung cấp những sản phẩm, thực phẩm quý cho tiêu dùng của dân cư và cung cấp nguyên liệu cho phát triển một số ngành khác. ... 8
1.2.2. Ngành thủy sản phát triển sẽcó đóng góp quan trọng trong tăng trưởng của toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp nói chung. ... 9
1.2.3. Ngành thủy tham gia vào xuất khẩu, tăng thu ngoại tệcho đất nước, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân ... 10
1.2.4. Phát triển ngành thủy sản góp phần phát triển vào kinh tế xã hội của đất nước... 11
1.2.5. Ngành Thuỷ sản còn giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh, chủ quyền trên biển, ổn định xã hội và phát triển kinh tế các vùng ven biển, hải đảo, góp phần thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. ... 12
1.3. Lợi thế của việt Nam trong sản xuất - xuất khẩu thủy sản ... 12
1.3.1. Điều kiện tự nhiên thuận lợi ... 12
1.3.2. Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển ngày càng mạnh ... 12
1.3.3. Cơ cấu dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào ... 13
1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản ở Việt Nam ... 14
1.4.1. Đối tượng của hoạt động sản xuất- kinh doanh thủy sản là những cá thể sống dưới nước ... 14
1.4.2. Thủy vực là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế ... 14
1.4.3. Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp mang tinh liên ngành. ... 15
1.4.4. Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp mang tinh liên ngành. ... 16
1.5. Các nhân tốtác động tới hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ... 16
1.5.1. Nhân tốtác động thuận lợi ... 16
1.5.2. Nhân tốtác động bất lợi ... 17
1.6. Dự báo thịtrường thủy sản thế giới tới năm 2015 ... 19
1.6.1. Nhu cầu thuỷ sản dùng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi: ... 19
1.6.2. Dự báo thị hiếu tiêu thụ ... 20
1.6.3 Triển vọng về sản lượng ... 20
1.6.3 Triển vọng thương mại thuỷ sản thế giới ... 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP ... 23
2.1. Phân tích thực trạng hoat động xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong những năm gần đây ... 23
2.1.1. Giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản... 23
2.1.2. Cơ cấu măt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam ... 25
2.1.2.1. Mặt hàng Tôm:... 26
2.1.2.2 Nhóm mặt hàng cá ... 30
2.1.2.3. Mặt hàng thủy sản khác. ... 40
2.1.3 Cơ cấu thịtrường xuất khẩu thủy sản của việt Nam ... 43
2.2.3 Nguyên nhân dẫn tới hạn chế ... 52
2.2.3.1 Nguyên nhân khách quan ... 52
2.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan ... 53
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP ... 56
3.1. Những cơ hội và thách thức với ngành thủy sản Việt Nam khi Việt Nam trong thời kỳ hội nhập ... 56
3.1.1. Cơ hội cho ngành thủy sản Việt Nam ... 56
3.1.2. Thách thức với ngành thủy sản Việt Nam ... 59
3.2. Định hướng phát triển ngành thủy sản trong giai đoạn 2010-2020 của Đảng và Nhà Nước ... 61
3.2.1. Mục tiêu ... 61
3.2.2. Định hướng phát triển của ngành thủy sản Việt Nam giai đoạn 2010-2020 ... 62
3.2.2.2. Định hướng phát triển theo vùng ... 66
3.3. Giải pháp khắc phục khó khăn và đẩy mạnh xuất khẩu ngành thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020 ... 70
3.3.1. Giải pháp từphia Nhà Nước ... 70
3.3.1.1. Tổ chức lại sản xuất ... 70
3.3.1.2. Về phát triển thịtrường và xúc tiến thương mại ... 71
3.3.1.3. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ... 71
3.3.1.4. Về khoa học - công nghệ và khuyến ngư ... 72
3.3.1.5. Về bảo vệmôi trường, bảo vệ tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản ... 73
3.3.1 6. Vềcơ chế chính sách ... 73
3.3.1.7. Tăng cường công tác quản lý nhà nước ... 74
3.3.1.8. Về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế ... 75
3.3.2. Giải pháp từ phía DN ... 75
3.3.2.1. Chủđộng đa dạng hóa thịtrường và mở rộng thịtrường xuất khẩu . 75 3.3.2.2. Tăng cường hoạt động xúc tiến thúc đẩy xuất khẩu vào các thị trường ... 76
3.3.2.3. Nâng cao sức cạnh Tranh về chất lượng của mặt hàng thuỷ sản ... 76
3.3.2.4. Tạo sự chủđộng về nguồn nguyên liệu ... 77
3.3.2.5. Tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các DN chế biến, xuất khẩu thuỷ sản trong nước với nhau và với các DN nước ngoài ... 77
3.3.2.6. Tăng cường sự hỗ trợ từphía Nhà nước ... 77
3.3.2.7. Tổ chức các khóa đào tạo, các khóa học thực tế nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý và nâng cao tay nghề cho công nhân chế biến ... 78
3.3.3. Giải pháp của VASEP (Hiệp hội sản xuất và xuất khẩu thủy sản) ... 79
KẾT LUẬN ... 81