Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn:Thực trạng và Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập pdf (Trang 43 - 52)

Từ năm2000 cơ cấu thịtrường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có sựthay đổi rõ nét. Nếu như trước đây Việt Nam chỉ xuất khẩu qua hai thịtrường trung gian là Hồng Kông và Singapore thì nay sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đã có mặt tại 163 thị trường trên thế giới, trong đó ba thị trường chính là EU, Mỹ và Nhật Bản, chiếm khoảng trên 60% kim ngạch xuất khẩu. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có nhiều thay đổi trong giai đoạn 2006-2010…Trong những năm gần đây, EU đã thay thế thị trường Mỹ và Nhật trở thành thị trường có thị phần xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.

Bảng 2.6: Thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam giai đoạn

2006-2010 theo giá trị

Thị trường

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Gía trị % Gía trị % Gía trị % Gía trị % Gía trị % EU 723,5 21,6 908,04 25,7 1144,5 25,4 1096,3 25,8 1181,4 23,5 Mỹ 664,3 19,8 720,5 20,4 744,6 16,5 713,36 16,8 971,56 19,3 Nhật Bản 842,6 25,1 745,9 21,1 828,35 18,4 757,91 17,8 896,98 17,8 Hàn Quốc 210,3 6,2 273,5 7,8 300,75 6,7 307,80 7,2 386,19 7,7 Trung Quốc 145,6 4,3 152,7 4,3 157,14 3,5 201,72 4,7 247,25 4,9 Asean 150,9 4,5 178,2 5,1 195,01 4,3 205,84 4,8 215,65 4,3 ÔxTray lia 126,5 3,7 120,9 3,2 135,51 3 131,74 3,1 151,89 3,0 Nga 126,4 3,8 119,1 3,4 271,77 4,8 84,58 2 89,68 1,8 Tổng 3348,3 100 3762,7 100 4509 100 4250 100 5033 100 (Nguồn: Vasep)

40% nhập khẩu toàn thế giới. Mức tiêu thụ bình quân đầu người là 26,3 kg/ năm và tăng dần hàng năm. Trong đó thịtrường chính là Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia, Hà Lan. Do vậy nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU hàng năm là rất lớn. Đây là thị trường có mức sống cao nhưng cũng rất khó tính và có chọn lọc, với những yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU đã đạt được kết quảđáng khích lệtrong giai đoạn 2006-2010. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU không Ngừng tăng cả về mặt số lượng và giá trị, từ 723 triệu USD (năm 2006) lên tới 1181,4 triệu USD năm 2010. EU liên tiếp là thịtrường nhập khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam, thị phần xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào EU đã tăng lên rất đáng kể, từ mức 21,6% năm 2006 lên 25,8% năm 2009, đến năm 2010 là 23,5%. Trong 4 năm lại đây với thị phần chiếm trung bình 25% tổng giá trị xuất khẩu của cảnước, EU từ vị trí thứ 2 năm 2006 đã trở thành thị trường nhập khẩu số 1 của Việt Nam liên tục trong 4 năm trở lại đây. Năm 2008 mặc dù kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái, các nước khối EU đều bị ảnh hưởng nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn đạt mức cao ở thịtrường này. Đây là một thành công lớn của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu vào EU đạt 1144 triệu USD tăng 31% so với năm 2007. Sang năm 2009, là một năm không sáng sủa với hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung khi lần đầu tiên có mức tăng trưởng âm, nhưng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU vẫn không sụt giảm đáng kể đat 1096 triệu USD, giảm 4,1% về mặt gía trị so với năm 2008. Năm 2010 mặt hàng thủy sản Viêt Nam có mặt trên hầu hết các nước nội khối EU, trong đó các thị trường Pháp, Đức,Tây Ban Nha, Ý…là những thị trường ổn định và nhập khẩu lớn hàng thủy sản của ta. Tuy nhiên năm 2010 thịtrường EU lai một lần nữa gây thêm khó khăn cho thủy sản Việt Nam khi họ áp dụng quy định EC 2005/2008, theo đó các lô hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường này sẽ phải cung cấp đầy đủ các thông tin truy xuất về nguồn gốc. Việc này gây rất nhiều khó khăn cho các DN xuất khẩu sang thị trường này do đặc điểm đánh bắt cá ở Việt Nam còn nhỏ lẻ, manh mún, với phương thức hoạt động nay đây mai đó, vùng đánh cá đa dạng, không ổn định nên việc truy xuất nguồn gốc là không dễ. Hơn nữa, nguyên liệu chế biến sản phẩm xuất vào EU bao gồm cả tự khai thác và nhập khẩu nên thủ tục sẽ càng phức tạp. Mặt khác việc 6 nước nội khối EU đưa cá Tra việt Nam vào danh sách đỏ đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới xuất khẩu thủy

sản của nước ta trong năm này, tuy nhiều khó khăn nhưng các DN xuất khẩu vẫn nỗ lực cố gắng gia tăng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường này đạt 1181 triệu USD tăng 9,6 % so với năm 2009. EU luôn được xác định là thị trường chiến lược và quan trọng của thủy sản Việt Nam.

Biểu đồ 2.13: Thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2010

(Nguồn Vasep)

- Thị trường Nhật Bản: Nhật Bản là một thịtrường nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới có kim ngạch nhập khẩu trung bình 15 tỷUSD/năm, mức tiêu thụ thủy sản theo đầu người cao nhất thế giới 67 kg/người/năm. Với dân số hơn 120 triệu người (2009), GDP đạt trên 5000 tỉ USD (khoảng 473.000 tỷ yên), bình quân đầu người xấp xỉ40.000USD/năm. Nhật Bản là thịtrường tiềm năng lớn cho ngành chế biến thủy sản xuất khẩu nước ta. Hiện Nhật Bản đang là thịtrường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam sau EU, với thị phần trung bình chiếm 20% giá trị xuất khẩu trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2006-2010. Tuy nhiên, lâu nay các DN Việt Nam vẫn chưa khai thác hết tiềm năng vào thịtrường này, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật là 842,6 triệu USD đưa Nhật Bản trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhât của Việt Nam, chiếm 25% thị phần (về giá trị). Nhưng sang năm 2007 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường này đạt 745,95 triệu USD, giảm 11,5% về mặt giá trị so với năm 2006, nguyên nhân là do các mặt hàng thủy sản của Việt Nam phải đối phó với nhiều cản trở và sự cố vệ sinh ATTP cùng các biện pháp quản lý mới. Trước những khó khăn đó Nhật Bản đã tụt xuống là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam năm 2007 sau EU và liên tục giữ vị trí này trong 2 năm liên tiếp 2008 và 2009. Năm 2008 Việt Nam xuất khẩu trên 134 ngàn tấn thủy sản sang Nhật, với giá trị đạt hơn 828 triệu USD, tăng 13,2% về khối lượng và 11% về giá trị so với năm 2007. Năm 2009, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản chiếm 17,8% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu,

đạt 757,92 triệu tấn giảm 8,5% về giá trị so với năm 2008. Sự sụt giảm này là do cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu cuối năm 2008 gây ra dẫn tới nhu cầu tiêu dùng thủy sản của Nhật giảm sút. Sang năm 2010 nền kinh tế Nhật Bản đang trên đà phục hồi, nhu cầu thủy sản của người Nhật tiếp tục tăng đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này tăng 18,3% so với năm 2009 đạt 896 triệu USD. Tuy nhiên năm 2010 Nhật Bản lại tụt xuống vị trí thứ 3 trong số các thị trường lớn xuất khẩu thủy sản của Việt Nam với thị phần chiếm 17,8% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cảnước. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, song chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ giá trị nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản. So với tiềm năng sản xuất và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tỷ lệ thị phần nhỏ như vậy chưa thể hiện đúng vị thế của Việt Nam và chưa cân xứng với quan hệthương mại truyền thống giữa 2 nước. Muốn thâm nhập thành công thị trường Nhật, các DN phải luôn biết làm mới sản phẩm của mình và phải chú ý tới các rào cản kỹ thuật từ phía thị trường này. Đã có những lô hàng Việt Nam vi phạm các tiêu chí dư lượng thuốc kháng sinh trong luật vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật, chính vì vậy nhiều lô hàng đã bị tách lại trước khi xuất khẩu. Để thâm nhập thành công vào thịtrường này không chỉ cần sự nỗ lực của riêng các nhà chế biến mà cần phải có sự phối hợp tốt của các nhà cung cấp nguyên liệu

- Thị trường Mỹ : Từđầu những năm 2000, Mỹđã trở thành một trong ba thị trường tiêu thụ nhiều nhất thủy sản của Việt Nam. Trong giai đoạn 2006-2010, giá trị xuất khẩu thủy sản sang Mỹthường chiếm khoảng 16-22% tổng giá trị XK thủy sản của Việt Nam. Mỹ là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam và không quá khắt khe về chất lượng như thị trường EU, Nhật Bản. Tuy nhiên điểm gây khó khăn với việc nhập khẩu thủy sản vào thị trường này là biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa, với việc áp dụng mức thuế chống phá giá cao cho các sản phẩm nhập khẩu chính của Việt Nam vào Mỹ như cá Tra, cá basa, Tôm. Đối với mặt hàng cá Tra, cá basa, do Mỹ xếp hai loại cá này vào loại cá da trơn, vì vậy, các DN Việt Nam phải chịu mức thuế chống phá giá từ 36% đến 68%. Dù hàng thủy sản của ta đã phải trải qua hai vụ kiện “chống bán phá giá” (CBPG) đối với Tôm và philê cá Tra đông lạnh, lại gặp phải khó khăn trong việc dán nhãn do người nuôi cá ở Mỹngăn cản cá Tra Việt Nam được đóng nhãn cá da trơn,nhưng kim ngạch xuất khẩu cá Tra, Basa nói riêng và

thủy sản của Việt Nam nói chung vào thịtrường này vẫn tăng trưởng cao qua các năm. Năm 2007, Mỹ đã nhập khẩu gần 100 nghìn tấn thuỷ sản của Việt Nam, trị giá trên 720,5 triệu USD, tương đương về khối lượng nhưng tăng 8,5% về giá trị so với năm 2006, chiếm khoảng 20,4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, sau EU (25,7%) và Nhật Bản (21,1%). Sang năm 2008 Mỹ được coi là trung tâm của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng ảnh hưởng của khủng khoảng chưa tác động mạnh tới hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, nên kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ vẫn tăng 3,3% so với năm 2007, đạt trên 744 triệu USD. Khủng khoảng năm 2008 tiếp tục ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ năm 2009, dù Mỹ là một trong những quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, nhưng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này năm 2009 giảm không đáng kể, Việt Nam vẫn xuất gần 123 nghìn tấn thủy sản sang thị trường Mỹ, với giá trị trên 713 triệu USD, tăng 14,6% về khối lượng nhưng giảm 4,2% về giá trị. Như vậy bất chấp kim ngạch xuấtnhập khẩu của Mỹđều suy giảm mạnh nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Mỹ vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá. Có thể nói đây là một điểm sáng đối với ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 2009 đầy khó khăn. Sự giảm sút này không đáng kể là do thủy sản được xem là một mặt hàng cơ bản, dù thu nhập giảm sút nhưng sức mua của mặt hàng này giảm không nhiều, thậm chí một số loại còn tăng lên do người tiêu dùng chuyển sang sử dụng mặt hàng rẻhơn.Bước sang năm 2010 nền kinh tế Mỹ phục hồi và ổn định hơn, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Mỹtăng mạnh, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ tăng 45,3% về mặt giá trị đạt 971 triệu USD, và 30,5% về mặt sản lượng đạt 156,9 nghìn tấn so với năm 2009. sự tăng trưởng cao cả về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ đã đưa Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của việt Nam , chiếm 19,3% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Thị trường thuỷ sản Hoa Kỳ là một thị trường rất có tiềm năng và nhu cầu của người tiêu dùng Hoa Kỳ đối với các sản phẩm thuỷ sản ngày càng cao về số lượng lẫn chất lượng. Các nhà nhập khẩu thuỷ sản Hoa kỳ cho biết, tiêu thụ thuỷ sản Hoa Kỳ đang có chiều hướng gia tăng mạnh, trong khi nguồn cung trong nước lại giảm dần. Đây là cơ hội cho các DN thuỷ

sản Việt Nam tăng thị phần tại Hoa Kỳ trong năm 2011. Có 4 nhóm sản phẩm được người tiêu dùng Hoa Kỳ ưa chuộng nhất là cá Ngừ, Tôm và các Tra, cá basa.

- Thịtrường Hàn Quốcđược coi là nhiều tiềm năng đối với hàng thuỷ sản của Việt Nam, với mức tiêu thụ trung bình khoảng 7,300 nghìn tấn Tôm mỗi năm. Hàn Quốc vẫn đứng vững ở vị trí thứ 4 trong tốp các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam và đứng thứ 2 về nhập khẩu thủy sản khô từnước ta. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc chiếm trung bình 7,1% trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước giai đoạn 2006-2010. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc tăngtrưởng đều qua các năm cả về khối lượng và giá trị. Đây được coi là thị trường đơn lẻ nhập khẩu ổn định nhất trong giai đoạn 2006-2010. Năm 2010 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt trên 386 triệu USD, tăng 83% về mặt giá trị so với năm 2006. Năm 2009 khi kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị trường đều giảm thì xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này lại tăng 2,36% so với năm 2009, đạt 307 triệu USD. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay dự báo nhu cầu nhập khẩu thủy sản phục vụ cho tiêu dùng của Hàn Quốc tiếp tục gia tăng. Loại thuỷ sản được ưa thích ở Hàn Quốc là Tôm, nhuyễn thể chân đầu, nhuyển thể hai mảnh vỏ và cá Tra, Basa, đặc biệt là các sản phẩm từ cua, cá thu, mực… nhưng rất thiếu nguồn cung trong nước. Đây là những cơ hội tốt để các DN Việt Nam tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu.

- Thị trường Trung Quốc và Hồng Kông, Nga, Asean, ÔxTraylia… là những thị trường xuất khẩu thủy sản truyền thống của Việt Nam, chiếm một tỷ lệ đáng kể khoảng 15% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Viêt Nam và có tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm vừa qua.

Thị trường Trung Quốc với dân số đông trên 1,3 tỷ dân, là thị trường có nhu cầu nhập khẩu thủy sản tăng mạnh trong những năm gần đây nhưng chỉ chiếm trung bình khoảng 4% thị phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhừng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này tăng đều qua các năm. Năm 2006 Việt Nam xuất khẩu 48,47 nghìn tấn thủy sản sang Trung Quốc đạt trên 145,5 triệu USD, tới năm 2010 khối lượng xuất khẩu thủy sản sang thịtrường này đã tăng lên 62,2 nghìn tấn với kim ngạch đạt 247,2 triệu USD tăng 8,3% về mặt khối lượng và 69,8% về mặt giá trị. Thịtrường Trung Quốc cũng là thịtrường có mức tăng

trưởng dương trong năm 2009 đạt 201,72 triệu USD tăng 28,3% so với năm 2008. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại thị trường này tiếp tục tăng trong những năm tới, vì vậy Việt Nam cần chú trọng đẩy mạnh khai thác thịtrường rộng lớn này.

Thịtrường thủy sản Nga là một thịtrường rộng lớn, đầy tiềm năng với ngành thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên giai đoạn 2006-2010 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nga lại bị giảm sút thậm chí đợt bị tạm ngưng do vừa qua chủ trương của chính phủ nước này muốn giảm sản lượng nhập khẩu nhằm bảo hộ việc đánh bắt thủy sản

Một phần của tài liệu Luận văn:Thực trạng và Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập pdf (Trang 43 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)