- Nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu còn bị thiếu trầm trọng, các nhà máy chế biến mới chỉ sử dụng hết 60-70% công suất, nguồn nguyên liệu phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, do đó ảnh hưởng đến sản phẩm chế biến cho xuất khẩu. Việc quy hoạch vùng nguyên liệu luôn bị phá vỡ bởi tư duy sản xuất theo phong trào của nhà nông. Việc cấp phép xây dựng nhà máy chế biến thuỷ sản không tính đến vùng nguyên liệu của các địa phương đã gây lãng phí lớn, mất cân bằng cung – cầu, tất cả các nhà máy chế biến thuỷ sản khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chỉ hoạt động cầm chừng, khoảng 30-50% công suất thiết kế, do thiếu nguyên liệu.
- Trình độ khoa học công nghệ và cơ sở hạ tầng của Việt Nam dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn yếu kém, thiếu kinh nghiệm trong quản lý khiến cho lợi thế so
sánh trong xuất khẩu thủy sản không đạt được hiệu quả mong muốn vì quá thấp. Quy trình sản xuất nguyên liệu chưa tuân thủ tiêu chuẩn Global GAP (sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế). Trong khi các thị trường lớn của thuỷ sản Việt Nam coi đây là điều kiện tiên quyết để nhập khẩu mặt hàng này.
- Vấn đề môi trường chưa được quan tâm đúng mức, cả ở vùng sản xuất nguyên liệu cũng như ở nhà máy chế biến. Điều này dẫn tới chất lượng thủy sản không được đảm bảo, không đáp ứng được yêu cầu của các nhà nhập khẩu.
- Hầu hết các DN xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản thiếu hiểu biết về luật pháp quốc tế và pháp luật thịtrường cũng như các nhà nông không nắm bắt được các yêu cầu và quy định về chất lượng, nguồn gốc thủy sản, nhiều ngư dân còn bỡ ngỡ với những quy đinh mới (như quy định IUU năm 2010 của EU) dẫn tới tình trạng sản phẩm thủy sản không được nhập khẩu và bị trả lại do không đúng yêu cầu gây thiệt hại cho các DN cũng như các ngư dân.
- Giữa người nuôi với người chế biến chưa có sự liên kết chặt chẽ nên việc phân chia lợi ích trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến xuất khẩu không hài hoà.
- Cạnh Tranh không lành mạnh giữa các DN xuất khẩu trong nước, thay vì cạnh Tranh bằng chất lượng thì nhiều DN canh Tranh về giá, họ mua những nguyên liệu không đảm bảo, chất lượng kém để chế biến sau đó bán với giá thâp dẫn đến bán phá giá. Điều này đã tạo cơ hội cho các DN các nước cạnh Tranh bôi nhọ sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường ở EU và thị trường khác.
- Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản từ trung ương tới địa phương còn ít về số lượng, đội ngũ cán bộ công chức còn hạn chế về chất lượng. Còn tồn tại nhiều văn bản quản lý của ngành thiếu định hướng quy hoạch và hỗ trợ cần thiết cho các DN và ngư dân trong ngành. Sự quản lý chưa chặt chẽ trong khi tình trạng bơm chích tạp chất vào nguyên liệu và kinh doanh nguyên liệu thủy sản có tạp chất vẫn đang tồn tại dai dẳng và khó bị phát hiện do các đối tượng tiêm chích tạp chất đã sử dụng nhiều biện pháp tinh vi hơn đã gây khó khăn cho các DN trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đáp ứng tiêu chuẩn ATVSTP.
- Môi trường xuất nhập khẩu và kinh doanh cho các DN dù đã được cải thiện nhiều trong thời gian qua nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được mong mỏi của các
DN nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Các thủ tục về xuất nhập khẩu và đầu tư còn rườm rà, nhiều chi phí tiêu cực phát sinh làm tăng chi phía sản xuất.
- Ngành thủy sản còn thiếu chiến lược về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến còn thiếu nhiều kỹ sư giỏi và đội ngũ công nhân có tay nghề. Tình trạng thiếu thầy và thợ diễn ra phổ biến gây cản trở cho việc sản xuất hàng thủy sản xuất khẩu
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY