Cơ hội cho ngành thủy sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn:Thực trạng và Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập pdf (Trang 56 - 59)

Th nht, Việt Nam là một thành viên của WTO vì vậy các DN sẽ tiếp tục được hưởng mức thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu thủy sản sang các nước thành viên khác của WTO nhất là những nước mà mặt hàng thủy sản của Việt Nam đang được ưa chuộng như Mỹ, EU, Nhật Bản. Điều này sẽ khích lệ các DN tích cực đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào các thịtrường tiềm năng này.

Th hai, hội nhập KTQT sẽ tạo điều kiện cho các DN sản xuất và chế biến xuất khẩu thủy sản học hỏi kinh nghiệm về phát triển sản xuất, tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu đồng thời có điều kiện tiếp thu những tiến bộ KHCN thế giới và ứng dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Từ đó các DN sẽnâng cao năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu góp phần nâng cao khả năng cạnh Tranh của hàng thủy sản Việt Nam. Đây chính là cơ hội để các DN xuất khẩu thủy sản vượt qua các rào cản kỹ thuật ngày càng tinh vi của các thịtrường nhập khẩu khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga…giúp giữ vững và mở rộng thị phần xuất khẩu sang các thị trường này.

Th ba, nhu cầu thủy sản trên thế giới ngày càng tăng, vì nhiều lý do con người có xu hướng ăn thuỷ sản ngày một nhiều hơn. Nhất là gần đây, khi bùng nổ những nguy cơ sức khoẻ như: bệnh béo phì, các vụ ngộ độc hay dịch bệnh hoành hành với hầu hết các loài gia súc, gia cầm (như bò điên, lở mồm long móng, heo tai xanh, H5N1, cúm gia cầm,...) thì mặt hàng thuỷ sản dường như đã trở thành lựa chọn an toàn nhất. Nhưng nguồn cung cấp thuỷ sản không phải ởđâu cũng sẵn. Theo thống kê của FAO, tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới khoảng 150 triệu tấn, trong đó hơn 110 triệu tấn được dùng làm thực phẩm, đáp ứng trên dưới 15% nhu cầu prôtêin động vật cho người. Đến nay, gần 90% nguồn lợi biển đã khai thác đến mức, hoặc thậm chí quá giới hạn cho phép. Trữlượng còn có thể gia tăng khai thác hoặc thuộc sự quản lý chặt của một ít quốc gia, hoặc chi phí khai thác cao đến mức không còn ý nghĩa kinh tế. Vì

vậy, từ giữa những năm 1950 đến nay, sản lượng thuỷ sản khai thác của thế giới gần như dừng lại, tăng giảm không đều. Các nước phát triển, vốn chủ yếu dựa vào thuỷ sản khai thác tự nhiên, bị thiếu hụt ngày càng lớn nguồn cung để đáp ứng nhu cầu trong nước, buộc phải đẩy mạnh nhập khẩu, chủ yếu từcác nước đang phát triển (ĐPT). Hơn nữa, các nước phát triển cũng có xu hướng đẩy các hoạt động sản xuất sử dụng nhiều lao động và tài nguyên thiên nhiên sang các nước ĐPT, chỉ nhập khẩu thành phẩm về để tiêu dùng hoặc tiếp tục chế biến giá trị gia tăng, với tỷ suất lợi nhuận cao. Vì vậy, thuỷ sản đứng đầu trong các sản phẩm nông nghiệp họ nhập khẩu từ các nước ĐPT. Ngược lại, các nước ĐPT rất cần ngoại tệ, đã tập trung sản xuất thuỷ sản để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, trong đó lớn nhất là EU, Mỹ và Nhật Bản. Đến nay, các nước ĐPT đóng góp hơn 50% tổng NK thuỷ sản của các nước phát triển. Đây chính là cơ hội để thủy sản Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và khẳng định thương hiệu của mình trên thịtrường thế giới.

Th, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam còn nhiều phân khúc thịtrường chưa khai thác.Sau các vụ kiện chống bán phá giá cá Tra và Tôm ở Mỹ, hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường thuỷ sản Việt Nam đã đi vào thời kỳ mới với những chuyển biến sâu sắc cả về phương pháp lẫn cường lực, và danh sách hơn 160 thị trường nhập khẩu hiện nay đối với thủy sản Việt Nam là kết quảđền đáp cho những nỗ lực đó. Việc mở ra những thịtrường mới mang nhiều ý nghĩa. Một mặt, tạo đầu ra mới cho sản phẩm, góp phần tăng nhanh giá trị xuất khẩu, tiêu thụ nhiều hơn nguyên liệu, thúc đẩy khai thác và NTTS phát triển, tăng thu nhập cho ngư dân. Thị trường mới đồng thời có nhu cầu tiêu thụ mới, giúp đa dạng hoá mặt hàng, sử dụng tối ưu nguyên liệu chế biến. Điều này có thể thấy rõ khi xuất hiện các thị trường Nam Mỹ, Nga, Ai Cập, v.v… với những yêu cầu sản phẩm cá Tra khác hẳn với châu Âu hay Bắc Mỹ. Đầu ra mới tạo không gian thông thoáng hơn cho DN lựa chọn phương án kinh doanh, giảm áp lực cạnh Tranh nội bộ. Nhiều DN đã XK sang các thị trường các chủng mặt hàng với mức giá khác nhau nên có khả năng linh hoạt điều chỉnh chiến lược kinh doanh khi có biến động về nguyên liệu, khảnăng đáp ứng của DN, sức mua của khách hàng, tỷ giá hối đoái, v.v…Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều DN, Việt Nam vẫn còn nhiều “đất” để mở rộng thị trường hơn nữa. Ngay tại những thịtrường cũ, nhiều phân khúc thịtrường cũng chưa được khai thác hết, trong khi những cánh cửa mới đã mở ra

ngày càng rộng ở các nước Mỹ Latinh (như Braxin, Chilee, Venezuela, Ecuado, Achentina), khu vực Trung Đông và châu Phi như (UAE, Ai Cập,) với dân số đông đúc và thu nhập ở mức trung bình hoặc khá cao.

Th năm, quản lý vĩ mô phù hợp với kinh tế thị trường hơn. Trong thời gian qua, đặc biệt từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước đã đổi thay nhanh chóng, ngày càng phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường. Những chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định giá trịđồng tiền, giảm suy thoái kinh tế và thúc đẩy hồi phục đã giúp Việt Nam trở thành một trong những gương mặt sáng giá của khu vực và trên thế giới, có sức hút cao đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Về quản lý hành chính, Chính phủđã hoàn thành giai đoạn 2 thực hiện Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện giúp DN môi trường hoạt động thông thoáng, đỡ phiền hà hơn, giảm chi phí hơn trước. Nói công bằng, Chính phủ và Bộ NN&PTNT đã lắng nghe phản ánh của các DN thuỷ sản nhiều hơn. Các chính sách và giải pháp quản lý được đặt ra linh hoạt hơn, đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh, chẳng hạn hỗ trợngư dân khai thác xa bờ và nông dân NTTS, nhanh chóng tham gia làm thành viên của Tổ chức Quản lý Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương, triển khai đăng ký sản phẩm khai thác biển đáp ứng yêu cầu chống sản phẩm khai thác bất hợp pháp của EU, khởi kiện ra WTO về việc Hoa Kỳ áp dụng cách tính thuế chống bán phá giá Tôm bất hợp lý đối với Việt Nam, điều chỉnh chính sách thuế NK nguyên liệu thuỷ sản dành cho chế biến, v.v… Các cơ quan chức năng của Bộ NN&PTNT như Cục Thú y, Nafiqad, Cục Chế biến Thương mại Nông Lâm Thuỷ sản và Nghề Muối, … cũng tôn trọng ý kiến DN hơn khi xây dựng và thực hiện các chương trình, chính sách và văn bản quản lý mới. Tuy còn nhiều vấn đề phải tiếp tục khắc phục, cải thiện, song sự tiến bộ đã thể hiện rất rõ, giúp DN ngày càng thuận lợi hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất khẩu thủy sản. Nhiều nghịđịnh và quy định mới đã được ban hành nhằm hỗ trợcho các DN và ngư dân. Ngày 20/12/2010 bộ NN và PTNT đã ban hành quyết định số 3408/QĐ-BNN-QLCL phân công tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm Tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ

Thsáu, thuỷ sản Việt Nam vừa qua đã được một sốnước công nhận, đánh giá cao về chất lượng. Cuối năm 2009, bộ Y tếvà tiêu dùng Tây Ban Nha đã ra thông báo

công nhận cá Tra, cá basa xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu. Tây Ban Nha hiện là một trong những nước tiêu thụ cá Tra và cá basa của Việt Nam nhiều nhất trong số các nước EU với lượng nhập khẩu mỗi năm theo ước tính khoảng 40.000 tấn. Việc ngành thuỷ sản Việt Nam đáp ứng yêu cầu cao của EU về vệ sinh an toàn thực phẩm đã giúp sản phẩm thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang EU không những ngày càng tăng mà còn có chỗđứng vững chắc ở các thịtrường đòi hỏi khắt khe khác như Mỹ, Nhật Bản và Canađa.

Th by, Về mặtthương hiệu sựra đời và phát triển của Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản (VASEP), Hội nghề Cá, các hiệp hội của từng mặt hàng như Hiệp hội cá Ngừ… là kênh quảng cáo thương hiệu hiệu quả. Đồng thời các tổ chức này sẽ là cầu nối cho các DN trong nước với các DN nước ngoài thông qua hoạt động xúc tiến thương mại.

Một phần của tài liệu Luận văn:Thực trạng và Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập pdf (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)