Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn:Thực trạng và Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập pdf (Trang 52 - 53)

- Các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam rất quan tâm tới chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng ưa thích các sản phẩm thủy sản tươi ngon, chất lượng tốt

xong mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ lại có tập quán tiêu dùng riêng nên đã đặt ra những quy định riêng về sản phẩm thủy sản nhập khẩu. Trước những yêu cầu khắt khe về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đểđược đảm bảo có thể xuất khẩu và các lô hàng không bị trả lại Việt Nam phải thuê các chuyên gia thẩm định, chi phí thuê rất tốn kém mà giá xuất khẩu lại ở mức thấp nên không phải lô hàng nào xuất khẩu cũng được kiểm duyệt kỹ.

- Các nước nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam ngày càng sử dụng các rào cản một cách tinh vi hơn, các vụ kiện chống bán phá giá ngày càng trở lên phổ biến hơn trong khi đội ngũ cán bộ quản lý vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong các vụ giải quyết Tranh chấp nên thường bị thua thiệt.

- Thêm vào đóhàng năm Việt Nam phải đối mặt với nhiều thiên tai: lũ lụt, bão ở miền Trung. Điều này trực tiếp ảnh hưởng tới hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản của Việt Nam dẫn tới tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến phục vụ cho hoạt động xuất khẩu phải nhập khẩu nguyên liệu từ bên ngoài.

- Bên cạnh đó, các DN còn chịu sự cạnh Tranh không lành mạnh, kinh doanh kiểu chộp giật, nên bịđối tác lợi dụng đưa giá xuất khẩu xuống mức quá thấp với chất lượng thấp (tỷ lệ mạ băng cao, dùng hóa chất giữ nước...) không những làm tổn hại đến hiệu quả và lợi ích của người nuôi cá mà còn ảnh hưởng đến uy tín của cá Tra Việt Nam, tạo cớ cho những thông tin không tốt của báo chí các nước, dẫn đến nguy cơ làm mất thịtrường nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn:Thực trạng và Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập pdf (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)