0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nhóm mặt hàng cá

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP PDF (Trang 30 -40 )

- Mặt hàng cá basa, cá Tra: Cá Tra, Basa là mặt hàng xuất khẩu chủ lực thứ 2 của thủy sản Việt Nam sau Tôm, đóng góp trung bình 28% giá trị xuất khẩu vào tổng kim

ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2006-2010. Cá Tra, Basa là mặt hàng có lợi thế so sánh lớn trong các mặt hàng thủy sản của Việt Nam.

Biểu đồ 2.5. Xuất khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam năm 2006-2010

(Nguồn VASEP)

Sau 4 năm gia nhập WTO kim ngạch xuất khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam đã tăng gấp 2 lần từ 736,872 triệu USD năm 2006 lên tới 1427,494 triệu USDnăm 2010, khối lượng cá Tra, Basa xuất khẩu cũng tăng mạnh gấp 2,3 lần từ 286,6 nghìn tấn năm 2006 lên tới 659 nghìn tấn năm 2010. Tuy nhiên mặt hàng cá Tra, Basa trong giai đoạn này lại gặp phải nhiều khó khăn nhất, tình trạng sản xuất và tiêu thụ còn nhiều bất cập gây ra hiện tượng xuất khẩu cá Tra, Basa không hoàn thành đựợc mục tiêu như đã dự báo.

Trước hết là năm 2007 lượng cá Tra, Basa xuất khẩu của Việt Nam đạt 383,2 nghìn tấn với kim ngạch đạt 974,12 triệu USD, tăng 31% vềlượng và 26,07% về giá trị so với năm 2006, dù kim ngạch xuất khẩu cá Tra, Basa tăng cao nhưng con số này vẫn thấp hơn 26 triệu USD so với dự báo 1 tỷ USD. Nguyên nhân chính làm cho xuất khẩu cá Tra, Basa không hoàn thành đựơc mục tiêu là do thị trường Nga- một thị trường nhập khẩu cá Tra, Basa lớn của nước ta đã siết chặt rào cản về chất lượng (VSATTP), khiến nhiều lô hàng của ta xuất khẩu sang thịtrường này bị hủy, làm ảnh hưởng tới tốc độ xuất khẩu mặt hàng này tới Nga trong năm 2007, một nguyên nhân nữa là các DN xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam chưa đáp ứng được đồng bộ chất lượng cho các thị trường lớn nên khối lượng xuất khẩu sang các thị trường này không cao như dựđoán. Tới năm 2008, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam tiếp tục tăng mạnh, ngay từđầu năm Nga đã gỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu các lô hàng thủy sản của Việt Nam cho các DN, mặt khác cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 được coi là cơ hội tốt cho cá Tra Việt Nam bứt phá. Với lý do là sản

phẩm cá Tra, Basa phù hợp với túi tiền của đa số người tiêu dùng hơn, thay thế các loại thực phẩm cao cấp trên thị trường thế giới đang sụt giảm mạnh, vì vậy mà xuất khẩu cá Tra, Basa tăng mạnh. Năm 2008 được đánh giá là năm thành công vượt bậc của xuất khẩu cá Tra, Basa với kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh đạt 1450 triệu USD và sản lượng trên 640 nghìn tấn, tăng 65,6% về khối lượng và 48,4% về giá trị so với năm 2007, chỉ kém con Tôm chút ít. Sự phát triển vượt bậc và ngày càng có nhiều thị trường tiêu thụ cá Tra, Basa Việt Nam lại xuất hiện nguy cơ bị nói xấu. Không ít nước đã và đang sử dụng phương tiện truyền thông nhằm “hạ bệ” sản phẩm cá Tra, Basa nhằm bảo vệ sản phẩm các nước sở tại thay vì dùng biện pháp chống bán phá giá để tăng thuếnhư Mỹ dẫn tới một số thị trường đã cấm (sau mở lại) hoặc lăm le cấmnhư Nga, Ucraina.Năm 2009, xuất khẩu cá Tra, Basa sụt giảm mạnh hơn ở hầu hết các thị trường do gặp phải rất nhiều trở ngại về những quy định mới của EU cùng các thị trường lớn khác, mặt khác do sự cạnh tranh không lành mạnh về giá xuất khẩu của các DN đã xuất hiện thông tin xấu “bôi bẩn” cá Tra ở một số thịtrường. Thêm vào đó là sự vắng mặt của thịtrường Nga trong 4 tháng đầu năm - một thịtrường tiêu thụđơn lẻ cá Tra lớn trong năm 2008. Những nguyên nhân trên đã làm cho kim ngạch xuất khẩu cá Tra năm này chỉ đạt hơn 1340 triệu USD giảm 7,6%, và khối lượng xuất khẩu đạt 607,665 nghìn tấn giảm 5,2% so với năm 2008. Thậm chí, một số thị trường tăng được sản lượng mà kim ngạch vẫn giảm. Tuy nhiên trên thị trường thế giới, cá Tra Việt Nam vẫn có thế mạnh gần như độc quyền. Trải qua năm 2009 đầy khó khăn với ngành cá Tra, Basa thì sang năm 2010 con cá Tra Việt Nam lại một lần nữa không chạm đích với khối lựơng xuất khẩu đạt 659,4 nghìn tấn và 1427 triệu USD tăng 7,4% về khối lượng và 5,2% về giá trị so với năm 2009, xuất khẩu cá Tra năm 2010 không đạt mục tiêu 1,5 tỷ USD. Mặc dù không được mục tiêu như đề ra hồi đầu năm nhưng cũng đủ nói lên sự nỗ lực lớn lao của ngành cá Tra, Basa Việt Nam khi mà ngành cá da trơn này luôn phải hứng chịu những đòn đánh từbên ngoài như: thuế chống bán phá giá ở Mỹ, chiến dịch tung tin trên các phương tiện truyền thông ở nhiều nước nhằm bôi nhọ hình ảnh con cá Tra Việt Nam, bên cạnh đó giá xuất khẩu chưa cao, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, thiếu nguồn nguyên liệu trong 4 tháng cuối năm.

Bảng 2.4: Kim ngạch XK cá Tra, Basa sang các thịtrường năm 2006-2010 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 EU 343,482 469,541 581,499 538,798 511,007 Nga 83,197 90,186 188,453 64,389 51,559 Ukraina 16,024 39,324 137,256 62,124 33,731 Asean 62,843 77,612 75,750 88,847 78,556 Trung Quốc và HK 37,382 38,803 35,975 35,124 42,940 Mỹ 72,851 67,606 78,558 134,007 176,626 Mêhicô 28,342 40,019 59,684 72,047 86,287 Các nước khác 92,751 155,944 295,923 347,581 446,788 Tổng cộng 736,872 974,035 1453,098 1342,917 1427,494 (Nguồn VASEP)

Thịtrường XK cá Tra, Basa tăng từhơn 100 nước (năm 2007) lên tới 150 nước (năm 2010), trong đó khối EU, Nga, Ucraina và Mỹ là những thịtrường lớn nhập khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam trong 5 năm gần đây. EU luôn là thị trường số một nhập khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu trung bình đạt 488,865 triệu USD và tốc độ tăng trưởng đạt 12,01% mỗi năm. Tuy nhiên trong năm 2009 và 2010 xuất khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam sang EU gặp phải nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế cùng với những quy định mới vềATVSTP. Đặc biệt năm 2010 sự kiện cá Tra, Basa Việt Nam bị WWF tại 6 nước châu Âu đưa vào danh sách đỏ trong cẩm nang hướng dẫn người tiêu dùng thủy sản 2010-2011 đã làm cho lượng cá Tra, Basa xuất khẩu vào EU giảm 2,1% về khối lựợng và 6,3% về giá trị so với năm 2009. Nga đã từng là thị trường đơn lẻ tiêu thụ cá Tra, Basa lớn nhất của Việt Nam nhưng trong 3 năm gần đây lượng xuất khẩu cá Tra, Basa vào thị trường này giảm. Kim ngạch xuất khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam sang Nga giai đoạn 2006-2010 đạt trung bình 95,557 triệu USD. Trái lại với Nga thì thịtrường Mỹ lại tăng nhập khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam trong 2 năm gần đây với kim ngạch tăng trưởng khá cao trên 30%. Trung bình mỗi năm kim ngạch xuất khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam sang Mỹđạt 105,930 triệu USD. Mặc dù gặp phải nhiều rào cản từ việc áp dụng thuế chống bán phá giá của DOC và các chiến dịch vận động của người nuôi cá da trơn tại Mỹ, nhưng theo kết quả khảo sát từ người tiêu dùng Mỹ trong năm 2009, cá Tra là loài cá nuôi nhập khẩu lọt vào danh sách top 10 loài thủy sản được ưa chuộng tại thịtrường này. Điều này đã nói lên rằng chất lượng cá Tra, basa Việt Nam đã được người tiêu dùng khẳng định và sản

phẩm đã được chấp nhận tại thị trường Mỹ và cá Tra sẽ tiếp tục tăng trưởng tại thị trường này. Dù kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang EU sụt giảm nhưng trong năm 2010 nhiều khó khăn EU vẫn chiếm 35,8% giá trị xuất khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam, đứng thứ 2 là Mỹ chiếm 12,4%, thứ 3 là Mêhicô chiếm 6%, Asean chiếm 5,5%

Biểu đồ 2.6: Thịtrường xuất khẩu cá Tra, Basa năm 2010

(Nguồn VASEP)

Sản phẩm cá Tra xuất khẩu vẫn chủ yếu là filê đông lạnh nên giá cá Tra, Basa xuất khẩu trung bình của Việt Nam ở mức thấp so với các mặt hàng thủy sản khác, giá xuất khẩu cá Tra, Basa liên tục giảm trong nhiều năm qua. Năm 2007 giá xuất khẩu trung bình cá Tra, Basa là 2,31 USD/kg thì tới năm 2008 và 2009 giảm xuống còn 2,21USD/kg và 2,14 USD/kg. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới giá giảm như: sản lượng nuôi tăng quá nhanh dẫn tới dư thừa nguyên liệu, nhiều DN cạnh tranh xuất khẩu bằng cách hạ giá xuất khẩu đồng thời giảm chất lượng sản phẩm gây tổn hại đến thương hiệu cá Tra Việt Nam trên thị trường thế giới.

Biểu đồ 2.7: Giá XK cá Tra, Basa trung bình tháng 12/2007- 12/2010

(Nguồn VASEP)

Giá xuất khẩu trung bình cá Tra, Basa sang Mỹ vẫn ở mức cao nhất so với khối EU và các thị trường khác, giá xuất khẩu cá Tra trung bình sang thịtrường Mỹ ở mức 2,8USD/kg – 3,35 USD/kg. EU mặc dù là thị trường lớn nhập khẩu cá Tra của Việt Nam nhưng giá xuất khẩu sang thị trường này vẫn ở mức thấp chỉ từ 2,28 USD/kg –

2,54 USD/kg. Giá ở khu vực Asean ở mức thấp nhất, từ 1,95 – 2,2 USD/kg. Năm 2010 giá xuất khẩu cá Tra, Basa trung bình là 2,35 USD/kg tăng 3% so với năm 2009 là 2,14 USD/kg. Tình hình thiếu nguyên liệu đang diễn ra và dự kiến còn kéo dài đến quý 3/2011, giá tăng cao khiến nhiều nhà máy hoạt động không hết công suất đang gây khó khăn cho nghề sản xuất cá Tra, tuy nhiên các chuyên gia cũng cho rằng, điều này có lợi cho sự phát triển bền vững, bởi sẽ thúc đẩy nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm tiến tới xây dựng thương hiệu cá Tra Việt Nam. Theo qui định mới của BNN&PTNT thì từnăm 2011 cá Tra, Basa của Việt Nam xuất khẩu phải có tên thương mại in trên bao bì là cá Basa, đây chính là bước đầu trong việc xây dựng thương hiệu cho cá Tra, Basa Việt Nam. Trong 2 tháng đầu năm 2011 xuất khẩu cá Tra của Việt Nam đạt 66,44 nghìn tấn với kim ngạch đạt 159,9 triệu USD, giảm lần lượt là 13,5% và 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái, điều này phản ánh ngành cá Tra Việt Nam đang ở trong giai đoạn rất khó khăn, vì vậy cần có sự cố gắng, hợp sức của các DN và người nuôi. - Mặt hàng cá Ngừ: Các chủng loại cá Ngừ được đánh bắt chủ yếu ở Việt Nam chủ yếu là cá Ngừ vây vàng (yellowfin tuna), sau đó là cá Ngừ mắt to (bigeye tuna), cá Ngừ vây dài (albacore tuna), cá Ngừ vằn (skipjack tuna). Cá Ngừ đại dương được ngành thủy sản chọn là đối tượng mục tiêu để phát triển ngành cá xa bờ những năm gần đây, việc khai thác đã phát triển mạnh, tập trung chủ yếu tại 3 tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa với khoảng 2.000 tàu cá. Mùa vụ đánh bắt cá Ngừởnước ta kéo dài quanh năm là một điều kiện khá thuận lợi, tạo điều kiện cho việc duy trì nguồn cung cấp xuất khẩu. Nhìn chung từ năm 2003 tới năm 2008 giá trị xuất khẩu cá Ngừ của Việt Nam tăng khá đều, khoảng hơn 20% một năm, dù chiếm tỷ trọng nhỏ trung bình 4,302% trong tổng giá trị xuất sản của cả nước nhưng mặt hàng này có giá trị đóng góp rất đáng kể của thủy sản Việt Nam.

Biểu đồ 2.8: Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu cá Ngừnăm 2006-2010

(Nguồn Vasep)

Trong giai đoạn 2006-2010 xuất khẩu cá Ngừ của Việt Năm tăng trưởng mạnh, kim ngạch xuất khẩu cá Ngừ của Việt Nam năm 2010 tănghơn 2,5 lần so với năm 2006 từ 117,133 triệu USD lên tới 293,199 triệu USD. Năm đầu gia nhập WTO xuất khẩu cá Ngừ cũng đạt được tiến bộ lớn, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 150 triệu USD, với sức tăng trưởng 27,8% so với năm 2006. Giá xuất khẩu sản phẩm cá Ngừ đại dương đạt khá cao, vì vậy đây cũng là đối tượng sản phẩm thu hút sự đầu tư phát triển của các ngư dân và DN chế biến xuất khẩu. Sang năm 2008, một năm đầy khó khăn đối với các DN chế biến và xuất khẩu cá Ngừ nói riêng và toàn ngành thuỷ sản nói chung. Những khó khăn này xuất phát từ cảđiều kiện thịtrường trong nước lẫn quốc tế. Ngay từ đầu năm, giá dầu liên tục tăng cao và kéo dài đến tận quí III khiến nhiều tàu đánh bắt cá Ngừ trong nước phải nằm bờ do không thể bù lỗ chi phí. Nguồn nguyên liệu trong nước trở nên khan hiếm. Để có thể duy trì sản xuất và xuất khẩu, nhiều DN chấp nhận nhập khẩu cá Ngừ dẫn tới chi phí đầu vào tăng cao.Trong khi đó, trên thịtrường thế giới, cơn sốt giá dầu cũng khiến nhiều nước khai thác cá Ngừ hàng đầu như Đài Loan, Nhật Bản, Inđônêxia…cắt giảm mạnh sản lượng. Khó khăn này chưa qua, khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ Mỹ lại một lần nữa tác động mạnh tới ngành cá Ngừ Việt Nam. Tuy nhiên, vượt trên mọi khó khăn và trở ngại, các DN xuất khẩu cá Ngừ trong nuớc đã rất nỗ lực và nhạy bén để duy trì hoạt động và gia tăng giá trị, sản lượng xuất khẩu cá Ngừnăm 2008 của Việt Nam đạt 52,818 nghìn tấn, trị giá trên 188,6 triệu USD. So với năm 2007, khối lượng xuất khẩu tương đương, nhưng giá trịtăng tới 25%.

Suy thoái kinh tế tiếp tục diễn ra ở hầu hết các thị trường trọng điểm như Mỹ, EU, Nhật ở đầu năm 2009 đã tác động mạnh mẽ tới nhu cầu nhập khẩu cá Ngừ của các thị trường này. Nhập khẩu cá Ngừ vào các thị trường lớn giảm sút (duy chỉ có Mỹ là tăng trưỏng) do tiêu thụ giảm bởi người dân thắt chặt chi tiêu, nhu cầu nhập khẩu xuống thấp. Bên cạnh đó hạn ngạch khai thác cá Ngừtrong năm 2009 của một số nước đã bị cắt giảm đáng kể theo các phương pháp bảo tồn và quản lý nguồn lợi của các tổ chức cá Ngừ trên thế giới nhưng nhu cầu cá Ngừ vẫn gia tăng khiến các DN Việt Nam càng tích cực hơn trong việc tìm kiếm thị trường mới, bổ sung vào các thị trường truyền thống. Vì vậy dù giá trị xuất khẩu chỉ đạt 180,9 triệu USD giảm 4,1% nhưng lượng xuất khẩu đạt 55,8 nghìn tấn tăng 5,7% so với năm 2009.

Bước sang năm 2010 các nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bắt đầu phục hồi, theo đó tâm lý tiêu dùng của người dân cũng dần thay đổi, sức mua thực phẩm (nhất là các thực phẩm “xa xỉ” như cá Ngừ) ngày càng tăng dẫn tới nhu cầu nhập khẩu cá Ngừtăng cao. Năm 2010 được coi là năm thành công của xuất khẩu cá Ngừ Việt Nam vì cả khối lượng và giá trị xuất khẩu cá Ngừ sang hầu hết các thị trường đều tăng trưởng mạnh. Xuất khẩu cá Ngừ của cả nước năm 2010 đạt 83,8 nghìn tấn, trị giá 293 triệu USD, tăng lần lượt 48,9% và 59,9% so với năm 2009. Nguyên nhân tăng trưởng chính là do giá xuất khẩu trung bình cá Ngừ cao, nhu cầu tiêu thụ tăng trong khi một số nước trên thế giới đang đề xuất cắt giảm hạn ngạch khai thác đối với một số loài cá Ngừ. Các thị trường tiêu thụ chính của cá Ngừ Việt Nam là Mỹ, EU (chủ yếu là Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha), Nhật Bản..

Bảng 2.5: Thị trường nhập khẩu cá Ngừ của Việt Nam 2006-2010 (đơn vị:

triệu USD).

Thị trường Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Mỹ 48,425 48,716 54,784 67,362 130,017 Eu 33,100 51,836 62,790 57,032 65,879 Nhật Bản 12,679 17,511 23,297 16,669 22,103 Canada 1,528 2,096 2,498 3,171 5,844 Đài Loan 3,705 3,557 4,711 1,908 4,334 Nước khác 17,696 27,222 40,614 34,764 65,022 Tổng 117,133 150,938 188,694 180,906 293,199 (Nguồn VASEP)

Tới năm 2010 mặt hàng cá Ngừ của Việt Nam đã có mặt tại 92 thị trường. Mỹ là thịtrường nhập khẩu lớn và ổn định nhất của cá Ngừ Việt Nam với kim ngạch xuất

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP PDF (Trang 30 -40 )

×