Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xó ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay ppt (Trang 38 - 40)

Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ Việt Nam, nằm ở 17053'56''-18046'24'' vĩ độ

Bắc và 105010'48'' - 106029'30'' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp 2 tỉnh của nước bạn Lào anh em Khăm-Muộn và Bôlykhămxây, cách thủ đô Hà Nội 350km về phía Nam.

Hình thể Hà Tĩnh gần giống như hình thang lệch, bề rộng phía bắc là 85km, phía nam là 90km, chiều dài theo bờ biển là 137km, dọc theo biên giới Việt - Lào là 143km.

Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên trục đường giao thông quan trọng Bắc - Nam (có 130km đường quốc lộ 1A chạy qua, 80km đường Hồ Chí Minh, đường sắt Thống Nhất). Đặc biệt có đường ngang Đông - Tây (Quốc lộ 8) từ Thị xã Hồng Lĩnh qua cửa khẩu Cầu Treo đến nước bạn Lào và có đường từ khu kinh tế Vũng áng nối với đường Xuyên á: Lào - Đông Bắc Thái Lan - Myama. Hà Tĩnh có cửa khẩu Cầu Treo là nơi giao lưu thương mại với Bắc và Trung Lào. Đặc điểm địa lý trên là tiền đề cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội và hoà nhập tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật với các địa phương trong nước và các nước khác... góp phần tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho CBCC chính quyền cấp xã.

Diện tích tự nhiên của tỉnh Hà Tĩnh là 605.564 ha chiếm 1,825% diện tích tự nhiên của cả nước, trong đó:

Diện tích đất lâm nghiệp trong 250.817 ha, chiếm 41%; diện tích đất nông nghiệp 97.101 ha chiếm 16% (đất trồng cây hàng năm là 73.683 ha, chiếm 75% đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm là 3.562 ha, chiếm 3% đất nông nghiệp, đất vườn 18.021 ha, chiếm

18% đất nông nghiệp; diện tích ao hồ 1.778 ha và hàng chục ha đồng cỏ; đất chuyên dùng 47.837 ha, chiếm 7%; đất khu dân cư 6.878 ha, chiếm 1%; đất chưa sử dụng 202.934 ha, chiếm 33%. Trong đó, đất đồng bằng 22.111 ha (3%), đất đồi núi 148.924 ha (24%), đất có mặt nước 5.762 ha và đất chưa sử dụng khác. Với điều kiện diện tích tự nhiên như trên, cho phép tỉnh Hà Tĩnh phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng đa canh, chuyển dịch kinh tế theo hướng đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, tạo việc làm cho nhiều người dân là cơ sở để ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Với quỹ đất tự nhiên ít, chiếm 1,825% diện tích đất tự nhiên cả nước, diện tích đất chưa sử dụng đang còn nhiều 202.934 ha/ 605.564 ha chiếm 33% đất tự nhiên của Hà Tĩnh, đòi hỏi người CBCC ở Hà Tĩnh nói chung và CBCC chính quyền cấp xã ở Hà Tĩnh nói riêng phải tính toán khoa học, có kế hoạch khai thác và sử dụng đất một cách hợp lý và tiết kiệm, phát huy được tiềm năng của đất trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN [4, tr.8-9].

Với 137km bờ biển chạy dài từ Cửa Hội (Nghi Xuân) đến Mũi Độc (Kỳ Anh), có 4 cửa biển lớn (Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu), gắn với các trung tâm du lịch và bãi tắm đẹp (Xuân Thành, Thạch Hải, Thiên Cầm, Đèo Ngang) và đặc biệt là có cảng biển nước sâu Vũng áng (theo quy hoạch là cảng biển loại A của cả nước), có hệ thống sông ngòi chằng chịt, tạo điều kiện thuận lợi cho Hà Tĩnh phát triển du lịch, thương mại; nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ hải sản và thuỷ điện, giữ gìn môi trường trong sạch và tạo điều kiện phát triển bền vững.

Hà Tĩnh là một địa phương có nhiều khoáng sản như:íắt, titan, than, vàng, đá granit, phốt phát, thiếc, chì, kẽm, cao lanh... Các loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: Sắt ở Thạch Khê (Thạch Hà) ước lượng trên 500 triệu tấn. Ti tan là loại quý hiếm nằm ở ven biển từ Can Lộc tới Kỳ Anh trữ lượng ước tính 60 vạn tấn. Than đá ở Hương Khê có trữ lượng 10 triệu tấn. Mỏ thiếc ở Sơn Kim (Hương Sơn), mỏ cát ở Thạch Vịnh (Thạch Hà) có

hàm lượng silic (SiO2) từ 95-97%, mỏ đá ở Hồng Lĩnh, Thạch Hà với tổng trữ lượng đá

các loại khoảng 1 tỷ m3, với trữ lượng khoáng sản lớn, chất lượng cao tạo điều kiện cho tỉnh Hà Tĩnh phát triển công nghiệp khai thác, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng. Khi những ngành công nghiệp ở Hà Tĩnh phát triển nó sẽ góp phần nâng cao trình độ quản lý và đổi mới tác phong làm việc của CBCC chính quyền cấp xã.

Khí hậu ở Hà Tĩnh rất khắc nghiệt có 2 mùa rõ rệt là mùa hè và mùa đông, mùa xuân và mùa thu hơi mát. Mùa hè nhiệt độ cao trung bình 290C, cá biệt có lúc lên tới 400C - 410 C. Mùa nắng từ tháng 4 đến tháng 9, trong đó nóng nhất là tháng 8 do ảnh hưởng của gió Lào làm cho cây cối khô héo, ruộng đồng nứt nẻ, hạn hán thường xuyên xẩy ra nghiêm trọng. Mùa đông nhiệt độ trung bình 200C, thấp nhất 6 đến 70C. Mùa lạnh kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, tháng 11 là tháng lạnh nhất. Hà Tĩnh còn bị ảnh hưởng bởi gió mùa Đông Bắc lạnh lẽo và gây ra mưa phùn kéo dài. Hà Tĩnh có lượng mưa không đều, phía Tây mưa nhiều trung bình 3.000mm/1 năm, vùng đồng bằng mưa ít, thường dưới 1.500mm. Hà Tĩnh là vùng đất hay gặp bão tố và lũ lụt tạo nên rất khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Tĩnh.

Sống trong điều kiện tự nhiên như trên, con người nói chung và CBCC chính quyền cấp xã ở Hà Tĩnh nói riêng luôn luôn lao động cần cù, kiên trì, chịu đựng gian khổ, đấu tranh không mệt mỏi với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt để tồn tại, phát triển, luôn ham học hỏi, luôn sống giản dị, tiết kiệm, đoàn kết gắn bó, tương thân, tương ái, có nghĩa, có tình.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xó ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay ppt (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)