Quy trình phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng tại VCB Quảng Ninh Kết

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình logistic phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thứ hạng tín dụng của khách hàng pháp nhân thuộc Ngân Hàng Ngoại Thương, Chi nhánh Quảng Ninh (Trang 59)

dụng tại VCB Quảng Ninh

Hiện nay VCB Quảng Ninh đang thực hiện phân loại nợ theo “Quy trình phân loại nợ và trích lập DPRR” thống nhất trong toàn hệ thống. Quy trình thực hiện gồm các bước sau:

A. Cập nhật dữ liệu trên hệ thống

Hàng ngày, VCB TW sẽ chuyển file phân loại nợ tự động cho từng chi nhánh trên cơ sở khai thác dữ liệu từ hệ thống mạng quản lý nội bộ. Trong quá trình quản lý theo dõi khách hàng, Phòng Khách hàng căn cứ vào các thông tin phát sinh từ khách hàng như:

- Diễn biến bất lợi tác động tiêu cực đến môi trường kinh doanh của khách hàng;

- Chỉ tiêu tài chính của khách hàng bị suy giảm liên tục hoặc biến động lớn theo chiều hướng suy giảm;

- Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin tài chính theo yêu cầu của ngân hàng;

- Khách hàng bị phân loại ở nhóm nợ cao hơn tại TCTD khác. Căn cứ vào các thông tin có được, đối chiếu với tình trạng nhóm nợ của khách hàng trên hệ thống. Trường hợp thông tin nhóm nợ của khách hàng trên hệ thống chưa phản ánh đúng mức độ rủi ro của khách hàng, Phòng Khách hàng lập “thông báo tác nghiệp phân loại nợ” gửi Quản lý nợ. Căn cứ thông báo tác nghiệp phân loại nợ của Phòng Khách hàng, Phòng Quản lý nợ chịu trách nhiệm cập nhật thông tin trên hệ thống về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro (gồm các chỉ tiêu như nhóm nợ, thời gian hiệu lực áp dụng, nguyên nhân điều chỉnh nhóm nợ…)

B. Đối chiếu kiểm soát dữ liệu hàng ngày

Hàng ngày, phòng Quản lý nợ kiểm tra đối chiếu và xác nhận các báo cáo tác nghiệp in từ hệ thống (nếu có phát sinh). Trường hợp dữ liệu có sai sót thì tiến

thách, Phòng Quản lý nợ lập “Thông báo tình trạng nhóm nợ” gửi Phòng Khách hàng để có sự xem xét đánh giá lại theo các điều kiện quy định. Nếu khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện quy định, phải kéo dài thời hạn thử thách/hoặc các khoản nợ phải điều chỉnh nhóm nợ do các nguyên nhân từ phía khách hàng mà các nguyên nhân đó đã được khắc phục thì Phòng Khách hàng lập “thông báo tác nghiệp phân loại nợ” gửi Quản lý nợ để cập nhật hệ thống.

C. Cập nhật dữ liệu về phân loại nợ

Trước ngày làm việc cuối tháng, Phòng Quản lý nợ cập nhật giá trị tài sản bảo đảm vào hệ thống, đồng thời lập thông báo về tình trạng nhóm nợ gửi Phòng Khách hàng gồm:

- Tình trạng nhóm nợ của khách hàng vay hợp vốn với tổ chức tín dụng khác (VCB làm đầu mối/làm thành viên)

- Trường hợp khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều chi nhánh VCB, áp dụng nhóm nợ theo mức khách hàng tương ứng với mức độ rủi ro cao nhất.

- Căn cứ thông báo của Quản lý nợ, phòng Khách hàng thực hiện:

- Đối với khách hàng có khoản vay hợp vốn mà VCB là đầu mối, thành viên, phòng Khách hàng thông báo kết quả phân loại nợ tại chi nhánh, hoặc chủ động thu thập thông tin về phân loại nợ của khách hàng tại TCTD đầu mối và thống nhất kết quả phân loại nợ của khách hàng theo nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn.

- Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều chi nhánh VCB, phải phối hợp, thoả thuận với các chi nhánh đó để xác định kết quả phân loại nợ phù hợp với quy định.

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2006 2007 2008 2009 Tổng dư nợ 819,945 952,621 1,447,631 2,285,414 Nhóm 1 816,549 1,234,546 2,132,215 Nhóm 2 91,299 110,303 35,655 Nhóm 3 18,964 52,048 21,342 Nhóm 4 17,358 25,435 79,752 Nhóm 5 8,451 25,299 16,450 Tổng nợ xấu ( nhóm 3 -> nhóm 5) 17,890 44,773 102,782 117,544 Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ tại CN 2.2% 4.7% 7.1% 5.1% Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ của VCB 2.4% 1.6% 1.4%

(Nguồn: báo cáo phân loại nợ và trích lập DPRR định kỳ của VCB QNinh)

Trước năm 2006, nợ quá hạn (nợ xấu) của chi nhánh luôn ổn định ở mức thấp (khoảng 15 tỷ đồng, tỷ lệ <0.5%) và thấp hơn nhiều so với mức bình quân của toàn hệ thống. Tuy nhiên từ năm 2006, khi thực hiện phân loại nợ theo QĐ 493/2005/QĐ- NHNN, nợ quá hạn có chiều hướng tăng cao.

Tình hình khó khăn chung của nền kinh tế nước ta trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 đã chi phối toàn bộ hoạt động tín dụng của chi nhánh với những biểu hiện như dư nợ tín dụng và chất lượng tín dụng đều có sự giảm sút. Tại thời điểm 31/12/2008, nợ xấu của chi nhánh là 102782 triệu đồng, chiếm tới 7,1% tổng dư nợ. Nợ xấu tăng vọt (tăng gấp 3 lần so với cuối năm 2006) và cao gấp năm lần so với số bình quân toàn hệ thống. Nợ xấu phát sinh tập trung ở hai khách hàng lớn:

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Tổng dự phòng phải trích

Dự phòng cụ thể Dự phòng chung Lợi nhuận sau trích lập DP

2006 8,810 1,185 7,625 19,487

2007 10,711 3,095 7,616 22631

2008 80,434 63,495 16,944 27,835

2009 160,868 64,347 32,173 55,676

(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng tại VCB QuảngNinh)

* Những nguyên nhân chủ yếu có thể dẫn đến việc phát sinh nợ xấu trong thời gian qua tại VCB Quảng Ninh.

+ Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài.

- Do những biến động bất lợi của nền kinh tế vĩ mô: Năm 2008 là một năm đặc biệt khó khăn trong hoạt động tín dụng. Nhằm đối phó với những dấu hiệu lạm phát đầu năm 2008, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiểm soát lạm phát. Theo chỉ đạo chung của VCB TW, chi nhánh tập trung vào công tác huy động vốn, giảm dư nợ đảm bảo thanh khoản cho toàn hệ thống. Do ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu, thị trường bị thu hẹp, lãi suất tăng cao, hàng loạt doanh nghiệp lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu và các doanh nghiệp đang triển khai các dự án trung dài hạn. Sang cuối năm 2008, nền kinh tế từ nguy cơ lạm phát đã nhanh chóng phải đối mặt với nguy cơ suy giảm kinh tế, NHNN chuyển sang thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ. Những diễn biến này gây ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động của các khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh, một số khách hàng lớn có mức doanh thu sụt giảm đến 50% dẫn đến việc trả nợ vay ngân hàng gặp khó khăn.

- Tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN trong thời gian đầu cũng khiến một vài khách hàng lớn bị động trong việc huy động nguồn vốn khi đang triển khai các dự án đầu tư trung dài hạn để mở rộng sản xuất, dẫn đến mất cân đối tài chính, phải dùng nguồn vốn ngắn hạn bù đắp cho các nhu cầu vốn dài hạn, ảnh hưởng đến khả năng thanh

+Nguyên nhân từ phía ngân hàng.

- Chất lượng công tác thẩm định chưa tốt: Một số trường hợp xác định giới hạn tín dụng cao hơn nhu cầu vốn thực tế của khách hàng dẫn đến việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, khó kiểm soát.

- Chưa thận trọng khi cấp tín dụng cho khách hàng trong các trường hợp tình hình tài chính của khách hàng đang bị mất cân đối, luồng tiền suy giảm, ngân hàng cho vay ngắn hạn để tài trợ bù đắp cho các nhu cầu vốn trung dài hạn.

- Chưa khai thác đầy đủ các nguồn thông tin, nhất là các thông tin từ bên ngoài dẫn đến việc phân tích đánh giá khách hàng (tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh, đầu ra của sản phẩm, khả năng cân đối vốn...) chưa thật sát với thực tế.

- Công tác kiểm tra sau khi cho vay còn hạn chế: Chưa thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra sau cho vay, vì vậy không nắm bắt kịp thời tình hình khách hàng, không phát hiện sớm được những rủi ro của khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế rủi ro cho ngân hàng (như bổ sung tài sản bảo đảm, giảm dần dư nợ....)

- Việc định giá tài sản còn thiếu căn cứ và chưa hợp lý, nhất là đối với tài sản bảo đảm là MMTB, khoản phải thu, hàng tồn kho: Chi nhánh chủ yếu căn cứ vào giá trị sổ sách trên cân đối kế toán của doanh nghiệp, ít trường hợp thuê thẩm định giá; việc kiểm tra, giám sát và đánh giá lại giá trị tài sản chưa được thực hiện thường xuyên, việc đánh giá lại giá trị tài sản nhiều khi không được lập thành biên bản và ký phụ lục hợp đồng thế chấp nên việc ghi nhận giá trị tài sản bảo đảm trên ngoại bảng kế toán không được cập nhật kịp thời.

2.5. Giới thiệu mô hình hồi quy logitstic dùng trong dự báo rủi ro

2.5. Giới thiệu mô hình hồi quy logitstic dùng trong dự báo rủi ro 2.5.1 Giới thiệu mô hình hồi quy logitstic

Mô hình hồi quy logitstic được sử dụng trong trường hợp biến phụ thuộc là biến rời rạc. Với hồi quy logitstic biến phụ thuộc là biến nhị phân

trong mô hình là Xj (j = 1,n ) thì xác suất để biến phụ thuộc nhận giá trị bằng 1 được cho bởi công thức sau:

Ký hiệu 0 1 n β β β β    ÷  ÷ =  ÷  ÷   M

Và X=(1,X1i, X2i,…,Xn); Xi =(1,X1i,X2i,…,Xni); i=1,..,m. Để tiện cho tính toán ta viết pi dưới dạng

Với ²0, ²1,...., ²n là các hệ số chưa biết, cần ước lượng. Giá trị của các hệ số sẽ khác không khi các biến có mặt trong mô hình có giá trị xác suất p đủ nhỏ để có ý nghĩa thống kê (thông thường lấy với mức ý nghĩa 5% hoặc 10%). Nếu p d" 5% hoặc p d" 10% thì các hệ số khác không là có ý nghĩa. Khi ước lượng được các giá trị (i =1,n) thì sẽ tính được xác suất.

Mô hình logistic không nghiên cứu ảnh hưởng trực tiếp của biến độc lập Xi đến biến phụ thuộc mà xem xét ảnh hưởng của Xi đến xác suất để biến phụ Thuộc nhận giá trị bằng 1.

Ảnh hưởng của biến Xi đến xác suất để biến phụ thuộc nhận giá trị bằng 1 được tính theo công thức sau:

* Hệ số ưa thích ( ´ ): là hệ số phản ánh cơ hội, khả năng sự ưa thích

biến phụ thuộc bằng 1 và được tính như sau: δ = p/(1-p) với p là mức xác suất giả định để biến phụ thuộc nhận giá trị bằng 1. Như vậy, khi Xi thay đổi một Đơn vị thì hệ số ưa thích ( ´ ) thay đổi một lượng Đơn với được ước lượng từ mô hình.

Do đó, xác suất để biến phụ thuộc nhận giá trị bằng 1 được tính là

2.5.2 Ý nghĩa của hệ số đối với biến độc lập dạng nhị nguyên trong mô hình hồi quy logitstic

sát. Gọi p là xác suất xảy ra Y=1. Khi đó, với điều kiện của quan sát thứ i, ta có:

Dễ thấy 1-p là xác suất xảy ra trường hợp Y=0. Khi đó ta có số chênh (odd) giữa hai khả năng xảy ra Y =1 với Y = 0 là

1 2 2 .. .... 1 i k ki n ni X X X p p eβ β+ + β +β − =

Ta so sánh sự ảnh hưởng tới xác suất p của biến. Trong trường hợp biến là biến nhị nguyên thì ta có thể so sánh số chênh của nhóm đối tượng nhận giá trị 1 ở biến và số chênh của nhóm đối tượng nhận giá trị 0 ở biến này:

Đối với các quan sát với, số chênh có giá trị bằng Trong khi đó số chênh đối với các quan sát với sẽ là

Từ đây ta có khái niệm tỷ số chênh (odds ratio) giữa hai nhóm và Xk =0 được xác định bởi tỷ số 1 2 2 1 2 2 .. 1 ( 1) 1 ( 1) .... ... .... X i k X k i k X k i n niX X i k kiX nXni e eβ β β β β β β β β + + + − − + + + + + + + + +

Dễ dàng thấy tỷ số chênh trên đây có giá trị chính bằng

0 0 1 odds ratio 1 k k k p p e p p β − = = −

Ý nghĩa của tỷ số chênh được diễn giải như sau:

* Nếu tỷ số này lớn hơn 1 (tương ứng với hệ số ), tức là

Thì nhóm quan sát có giá t Thì 1 tại biến (nhóm thử) ảnh hưởng đến xác suất biến phụ thuộc Y nhận giá trị bằng 1 cao hơn khả năng của nhóm quan sát có giá trị 0 tại biến này (nhóm chứng);

biến phụ thuộc Y nhận giá trị 1 của thấp hơn nhóm quan sát mà biến nhận giá trị 0.

Kết luận chương 2:

Rủi ro tín dụng là điều tất yếu, khách quan và có thể xảy ra với mọi ngân hàng nên người ta không thể loại trừ được mà phải tìm cách hạn chế. Chương 2 khái quát được phần nào thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại và các kết quả đạt được của công tác quản trị rủi ro tín dụng, nguyên tắc chấm điểm xếp hạng tín dụng tại VCB Quảng Ninh. Mặc dù kết quả đạt được trong những năm gần đây có nhiều khởi sắc tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục.

CHƯƠNG III: ÁP DỤNH MÔ HÌNH LOGIT PHÂN TÍCH CÁC NHÂN

CHƯƠNG III: ÁP DỤNH MÔ HÌNH LOGIT PHÂN TÍCH CÁC NHÂN

TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỨ HẠNG TÍN DỤNG CỦA CÁC KHÁCH

TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỨ HẠNG TÍN DỤNG CỦA CÁC KHÁCH

HÀNG PHÁP NHÂN THUỘC VCB QUẢNG NINH

HÀNG PHÁP NHÂN THUỘC VCB QUẢNG NINH

Căn cứ về các yếu tố xếp hạng của toàn hệ thống VCB đã trình bày trong Chương II, thì ta thấy thứ hạng tín dụng của một doanh nghiệp chịu tác động của rất nhiều yếu tố gồm các yếu tố định lượng (các chỉ số tài chình) và các yếu tố định tính (yếu tố phi tài chính), ở các địa phương, các chi nhánh, và các ngành thì các yếu tố đó tham gia quyết định đến thứ hạng tín dụng của mỗi khách hàng là khác nhau. Nên việc tìm ra những yếu tố nào có ảnh hưởng đến khả năng mà khách hàng pháp nhân rơi vào thứ hạng tín dụng nào đó cho mỗi chi nhánh, mỗi ngành là cần thiết. Từ đây ta có thể cho các doanh nghiệp thấy rằng chỉ số nào thực sự ảnh hưởng đến thứ hạng tín dụng mà ngân hàng xếp cho mình, đồng thời cũng cho các doanh nghiệp thấy rằng tại sao bị xếp hạng như vậy và làm thế nào để cải thiện được thứ hạng tín dụng của mình đồng thời về phía ngân hàng các cán bộ tín dụng trong việc xét duyệt cấp tín dụng cho các khách hàng pháp nhân cần quan tâm đến các yếu tố nào để hạn chế rủi ro tín dụng.

Các khách hàng của VCB chi nhánh Quảng Ninh cũng rất phong phú đặc biệt là các khách hàng pháp nhân rất đa dạng về quy mô và ngành nghề, nên trong chương III tác giả sẽ trình bày mô hình phân tích tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng tín dụng của các khách hàng pháp nhân theo từng ngành kinh tế cơ bản.

Căn cứ vào mục đích của đề tài:

Xác định: Các yếu tố là những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng một doanh nghiệp bị xếp vào một thứ hạng nào đó sẽ là cơ sở cho những ứng dụng trong quản lý rủi ro.

quan đến khả năng xếp hạng của các khách hàng pháp nhân, đồng thời cũng cho thấy được các yếu tố làm tăng hạng hoặc giảm hạng của các khách hàng đó.

Tính khách quan: Kết quả là các yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng tín dụng

của những chủ thể khác nhau.

Sự công nhận: Trong mắt của doanh nghiệp và ngân hàng thì các yếu tố

phải cho thấy được các yếu tố đưa ra là những thông tin ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng tín dụng của doanh nghiệp.

Tính nhất quán: kết quả không được mâu thuẫn với các lý thuyết và thực

tế đã được thừa nhận.

Với những yêu cầu nêu trên và đặc điểm của các khách hàng pháp nhân của VCB Quảng Ninh theo từng ngành kinh tế cùng với các thông tin của mẫu số liệu thu thập được tác giả lựa chọn mô hình logistics tích các nhân tố ảnh

hưởng đến thứ hạng tín dụng của khách hàng pháp nhân thuộc Ngân hàng Ngoại Thương, Chi nhánh Quảng Ninh

3.1. Lựa chọn biến số

3.1. Lựa chọn biến số

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình logistic phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thứ hạng tín dụng của khách hàng pháp nhân thuộc Ngân Hàng Ngoại Thương, Chi nhánh Quảng Ninh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w