2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của VCB
Ngày 30 tháng 10 năm 1962, Hội đồng Chính phủ ban hành QĐ số 115/GP theo đó quyết định thành lập VCB trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN). VCB đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)...
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại VCB theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ. Trải qua hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối năm 2008, VCB đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 63 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch, 209 Phòng Giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 Văn phòng đại diện và 1 Công ty con tại nước ngoài, với đội ngũ cán bộ hơn 8000 người. Ngoài ra, VCB còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư …
VCB là một trong những thành viên đầu tiên của Hiệp hội ngân hàng VN và là thành viên của nhiều hiệp hội tài chính khác như Hiệp hội Ngân
hàng Châu Á (ABA), tổ chức thanh toán thẻ quốc tế Amex Express năm 2002. Tính đến thời điểm hiện tại, VCB đã có quan hệ ngân hàng đại lý với khoảng 1.200 ngân hàng và 32 định chế tài chính tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng trên phạm vi toàn cầu. VCB hiện là NHTM hàng đầu VN trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, VCB tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo trên thị trường tiền
Tháng 12 năm 2007, VCB đã thực hiện thành công việc chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng theo quy định của pháp luật với tổng số cổ phần chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) là 6,5 % vốn điều lệ (tương đương 97.500.000 cổ phần) thông qua Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh, chính thức chuyển đổi cơ chế từ DNNN sang cổ phần với tên gọi mới là Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương VN.
Một số kết quả hoạt động chủ yếu trong năm 2008:
-Tổng tài sản của VCB tại thời điểm 31/12/2008 đạt 222 nghìn tỷ VND. -Tổng vốn huy động đạt 193.406 tỷ đồng
- Tổng dư nợ đạt 112.793 tỷ VND (Tỷ lệ nợ xấu 4,6%) - Hệ số an toàn vốn đạt 8,9%.
-Lợi nhuận trước thuế đạt 3.324 tỷ đồng.
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2008 và phương hướng hoạt động kinh doanh 2009- VCB)