Hoạt động kiểm tra giám sát tín dụng

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình logistic phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thứ hạng tín dụng của khách hàng pháp nhân thuộc Ngân Hàng Ngoại Thương, Chi nhánh Quảng Ninh (Trang 41 - 43)

- Hoạt động tín dụng của chi nhánh thực hiện theo định hướng chiến lược của VCB:

- Tăng trưởng dư nợ bằng biện pháp mở rộng đầu tư cho các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, có tiềm lực về tài chính và thị trường tiêu

thụ.

- Lựa chọn các dự án có hiệu quả, đảm bảo mức chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra thích hợp. Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển lĩnh vực cho vay bán lẻ kết hợp với cơ cấu lại danh mục đầu tư, tránh tập trung vào một loại hình khách hàng hay một ngành nghề để hạn chế rủi ro.

- Tích cực mở rộng số lượng khách hàng trên cơ sở lựa chọn khách hàng tốt, đồng thời tăng cường chất lượng phục vụ để giữ chân khách hàng lớn, có uy tín.

- Nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện nghiêm chỉnh quy trình chế độ. Tập trung giải quyết nợ xấu và kiểm soát chặt chẽ nợ quá hạn.

- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, tăng cường đội ngũ cán bộ tín dụng cả chất và lượng.

- Kiểm soát chặt chẽ giai đoạn trong và sau khi cho vay, tránh tình trạng chỉ tập trung đánh giá khách hàng trong giai đoạn thẩm định (trước khi cho vay). Việc kiểm soát giai đoạn trong và sau khi cho vay sẽ có tác dụng: Đảm bảo việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã thoả thuận; cập nhập thông tin thường xuyên về khách hàng, kể cả các khách hàng tốt; phát hiện kịp thời các dấu hiện rủi ro và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp.

+ Trong khi cho vay: Chủ yếu được thực hiện tại Phòng Quản lý nợ. Khi phê duyệt tín dụng cấp có thẩm quyền phê duyệt các điều kiện cấp tín dụng và được cụ thể hoá trong thông báo tác nghiệp. Mỗi khi có yêu cầu rút vốn, phòng Quản lý nợ thực hiện kiểm tra và tuân thủ các điều kiện theo thông báo tác nghiệp trước khi giải ngân cho khách hàng.

+ Sau khi cho vay: việc giám sát tín dụng được phòng Khách hàng thực hiện. Tuỳ theo đánh giá về mức độ rủi ro, ngân hàng sẽ có chương trình kiểm tra đối với tình hình hoạt động kinh doanh của từng khách hàng cụ thể. Kiểm

tra sau khi cho vay tập trung vào các nội dung như: khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích không? Hoạt động kinh doanh của khách hàng có diễn ra theo như kế hoạch đề ra không? Có thực hiện các điều kiện tín dụng đã được phê duyệt, có phù hợp với tình hình thực tiễn không? Mức độ thực hiện các cam kết của khách hàng đối với ngân hàng?...

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình logistic phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thứ hạng tín dụng của khách hàng pháp nhân thuộc Ngân Hàng Ngoại Thương, Chi nhánh Quảng Ninh (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w