Tình hình dư nợ tín dụng của VCB Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình logistic phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thứ hạng tín dụng của khách hàng pháp nhân thuộc Ngân Hàng Ngoại Thương, Chi nhánh Quảng Ninh (Trang 33 - 39)

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ tín dụng

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu/ năm 2006 2007 2008 2009

Dư nợ VCB Quảng Ninh 819,945 952,621 1,447,631 2,285,414

Ngắn hạn quy VND 214,772 298,378 456,698 451,673

Tỷ lệ % ngắn hạn/ tổng dư nợ 26.2% 31.3% 31.5% 19.8%

Trung dài hạn 605,173 654,243 990,933 1,833,741

Tỷ lệ % dài hạn/ tổng dư nợ 73.8% 68.7% 68.5% 80.2%

Tốc độ tăng trưởng dư nợ 16.2% 52.0% 57.9%

Doanh số cấp tín dụng(luỹ kế từ đầu năm) 2,137,845 2,185,446 2,533,127 2,843,105 Tốc độ tăng trưởng doanh số cấp TD 2.2% 15.9% 12.2%

- Về tốc độ tăng trưởng tín dụng: Giai đoạn từ năm 2007 đến nay là giai đoạn hoạt động của VCB Quảng Ninh đã có những bước phát triển mang tính đột phá, đặc biệt là trong công tác tín dụng, biểu hiện cụ thể ở các khía cạnh sau:

-Dư nợ tín dụng tăng trưởng cao và ổn định (bình quân 42%/năm), an toàn tín dụng được đảm bảo. Doanh số cho vay và dư nợ tín dụng năm 2009 tăng gần gấp 3 lần so với năm 2006

-Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay trong những năm gần đây tương đối cao và ổn định, cụ thể là tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2008 tăng 52% với năm 2007, năm 2009 tăng xấp xỉ 58% so với năm 2008. Có thể chỉ ra một vài nguyên nhân sau:

+ Tình hình kinh tế trong thời gian qua có quá nhiều biến động, Nhà nước đã thực hiện chính sách tăng lượng cung tiền lưu thông trên thị trường nhằm khuyến khích đầu tư, thúc đẩy sự phát triển đồng đều của các ngành kinh tế. Tuy nhiên chính sách này đã gây ra lạm phát với tỷ lệ cao trong những năm gần đây

+ Quảng Ninh là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm của khu vực phía bắc, công nghiệp phát triển đặc biệt là ngành công nghiệp khai khoáng và ngư nghiệp, đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản. Đây đều là những ngành đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn, lợi nhuận mang lại cũng rất cao, và các hoạt động giao dịch bằng tiền chủ yếu là qua ngân hàng.

+ Một số khách hàng có dư nợ lớn sau khi cổ phần hoá và bán cổ phần cho các cổ đông chiến lược nước ngoài đã trả hết nợ ngân hàng.

- Cơ cấu tín dụng theo thời hạn vay: Nợ trung dài hạn chiếm tới 73% tổng dư nợ, nợ ngắn hạn chỉ chiếm 27% tổng dư nợ. Cho vay theo hạn mức và từng lần là hai hình thức cho vay phổ biến tại VCB Quảng Ninh, trong đó chủ yếu vẫn là cho vay theo hạn mức. Theo bảng tình hình dư nợ tín dụng trên ta

thấy rằng VCB Quảng Ninh chủ yếu là cho vay trung dài hạn, như vậy khả năng thu hồi vốn sẽ lâu và kiểm soát rủi ro cũng khó hơn vì vậy cần phải chú ý nhiều.VCB Quảng Ninh là đơn vị chiếm tỷ trọng dư nợ lớn so với tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn và có tốc độ tăng trưởng doanh số cấp tín dụng cao,năm 2007 chỉ tăng 2,2% so với năm 2006, nhưng đến năm 2008 tốc độ tăng trưởng doanh số cấp tín dụng đã tăng lên đến15,9% so với năm 2007, năm 2009 tăng lên 12,2 % so với năm 2008.

Nguyên nhân là do Nhà nước thực thi chính sách tăng cung tiền ra ngoại thị trường, mặt khá cũng do đặc điểm của các doanh nghiệp Quảng Ninh là các doanh nghiệp khai thác, nhu cầu được cấp tín dụng lớn. Với tốc độ tăng trưởng doanh số cấp tín dụng như trên, VCB Quảng Ninh hiện đang đứng thứ ba trên địa bàn về mặt thị phần, sau Agribank và VCB.

Bảng 3.2c. Thống kê số khoản vay và số doanh nghiệp theo ngành kinh tế tính từ 01/01/2007 đến 31/12/2009

Ngành kinh tế Số khoản vay Số doanh nghiệp

Ngành công nghiệp 133 105 Ngành xây dựng 129 86 Ngành TM-DV 97 69 Ngành NL- TS 92 64 Các ngành khác 32 20 Tổng số 483 344

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng tại VCB Quảng Ninh

Đơn vị tính: Triệu đồng

DƯ NỢ/ NĂM 2006 2007 2008 2009

I. Phân loại hình kinh tế 819,945 952,621 1,447,631 2,285,414 - Doanh nghiệp nhà nước TW 428,945 436,518 762,943 555,618

Tỷ lệ % 52.3% 45.8% 52.7% 24.3% - Công ty CP nhà nước 163,142 137,001 153,772 768,328 Tỷ lệ % 19.9% 14.4% 10.6% 33.6% - Công ty CP khác 72,925 122,581 267,915 430,877 Tỷ lệ % 8.9% 12.9% 18.5% 18.9% - Công ty TNHH nhà nước 6,568 19,735 53,516 202,534 Tỷ lệ % 0.8% 2.1% 3.7% 8.9%

- Công ty TNHH tư nhân 24,088 86,524 54,879 139,001

Tỷ lệ % 2.9% 9.1% 3.8% 6.1%

- Doanh nghiệp tư nhân 7,771 6,619 10,161 8,348

Tỷ lệ % 0.9% 0.7% 0.7% 0.4%

- DN có vốn đầu tư nước ngoài 64,045 68,674 45,427 7,157

Tỷ lệ % 7.8% 7.2% 3.1% 0.3%

- Kinh tế cá thể 52,461 74,969 99,018 173,551

Tỷ lệ % 6.4% 7.9% 6.8% 7.6%

II. Phân loại theo tiền 819,945 952,621 1,447,631 2,285,414

- VND 721,552 876,411 1,317,344 1,896,894

Tỷ lệ % 88.0% 92.0% 91.0% 83.0%

- Ngoại tệ 98,393 76,210 130,287 388,520

Tỷ lệ % 12.0% 8.0% 9.0% 17.0%

III. Phân theo ngành kinh tế 819,945 952,621 1,447,631 2,285,414 - Ngành công nghiệp 465,416 452,335 804,207 1,011,969

- Ngành xây dựng 164,036 188,555 219,313 310,948

- Ngành thương mại và dịch vụ 39,552 134,369 157,761 572,252 -Ngành nông lâm ngư nghiệp 37,581 36,333 99,297 111,294

- Các ngành khác 60,300 66,060 70,400 105,400

- Hoạt động dịch vụ hộ gia đình 53,060 74,969 96,653 173,551

(Nguồn báo cáo định kỳ VCB Quảng Ninh)

- Cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nước TW chiếm khoảng 44% tổng dư nợ, công ty CP Nhà nước chiếm khoảng 20%, Công ty TNHH Nhà nước chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ, xấp xỉ 4% và đang có xu hướng tăng, công ty TNHH tư nhân chiếm gần 5,5%, doanh nghiệp tư nhân chiếm 0,7% và có xu hướng giảm trong các năm gần đây,

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ thấp khoảng 4,6% tổng dư nợ, còn lại là của thành phần kinh tế cá thể. Do đặc điểm Quảng Ninh là vùng kinh tế phát triển mạnh các ngành thuỷ hải sản, khai thác khoáng sản nên tập trung nhiều doanh nghiệp lớn là các tổng công ty, các doanh nghiệp Nhà nước TW, các công ty cổ phần Nhà nước. Mặt khác VCB Quảng Ninh lại có ưu thế về nguồn ngoại tệ và thanh toán xuất nhập khẩu nên VCB Quảng Ninh được phần lớn các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước TW ưu tiên chọn làm đối tác và thực hiện giao dịch trọn gói, trong đó có giao dịch về tiền gửi và tín dụng.

- Khối doanh nghiệp vừa-nhỏ và tư nhân cá thể chiếm khoảng 10% tổng dư nợ. Đây là con số khá khiêm tốn so với tiềm năng phát triển trên địa bàn. Những năm trước đây hoạt động của VCB Quảng Ninh hướng tới mảng bán buôn, chuyên cấp tín dụng cho các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước TW tuy nhiên hiện nay đã giảm so với trước. Thời gian gần đây, cùng với chủ trương của VCB TW, chi nhánh Quảng Ninh đã tập trung phát triển cho vay doanh nghiệp vừa – nhỏ và đối tượng khách hàng tư nhân cá thể. Tuy vậy, kết quả đạt được vẫn còn hạn chế, chưa có bước phát triển đột phá so với các năm trước và thực sự chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của chi nhánh.

- Cơ cấu dư nợ theo loại tiền: VCB Quảng Ninh vốn là ngân hàng có ưu thế về nguồn nội tệ so với các TCTD khác trên địa bàn nên cho vay bằng nội tệ luôn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng dư nợ. Từ năm 2006 đến nay tỷ lệ này luôn rất cao, năm 2006 chiếm 88%, năm 2007 tỷ lệ này tăng lên đến 92% và năm 2008 là 91%, năm 2009 tỷ lệ này đã giảm tuy nhiên vẫn chiếm tới 83% tổng dư nợ. Cho vay ngoại tệ chỉ chiếm 12% năm 2006 nhưng đến năm 2009 cũng đã tăng lên 17%. Tỷ lệ vay ngoại tệ tương đối thấp là do những biến động bất thường trên thị trường ngoại tệ và kéo theo đó là sự biến động bất

thường về tỷ giá nên doanh nghiệp có xu hướng ngại vay USD. Thêm vào đó, QĐ số 09/2008/QĐ-NHNN ngày 10/4/2008 của NHNN quy định về đối tượng được phép vay ngoại tệ đã hạn chế phần nào đối tượng được vay ngoại tệ so với trước đây.

- Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế: Cơ cấu đầu tư theo ngành của chi nhánh Quảng Ninh khá đa dạng và đồng đều. Trong đó, dư nợ chủ yếu tập trung ngành công nghiệp khai thác mỏ: chiếm 57%/năm, kế đến là ngành công nghiệp chế biến chiếm khoảng 16%/năm, còn lại là các ngành khác.

- Tóm lại, hoạt động tín dụng tại chi nhánh trong thời gian qua có những ưu điểm và hạn chế sau:

* Ưu điểm.

- Chuyển dịch cơ cấu đầu tư vào các thành phần kinh tế hợp lý. Hầu hết dư nợ

Cho vay tập trung vào doanh nghiệp Nhà nước TW (~44%) và Công ty Cổ phần Nhà nước (20%) đóng trên địa bàn. Đây là 2 loại hình doanh nghiệp hoạt động năng động và hiệu quả tại địa bàn Quảng Ninh. Cho vay bán lẻ đến các khách hàng cá nhân và hộ gia đình cũng như các doanh nghiệp nhỏ cũng có sự tăng trưởng theo định hướng của VCB TW.

- Lãi suất cho vay linh hoạt, hấp dẫn đã khuyến khích các doanh nghiệp - Đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ có năng lực, năng nổ, có đạo đức nghề nghiệp.

- Công nghệ ngân hàng hoàn chỉnh và chất lượng cao. VCB đã triển khai thành công chương trình ngân hàng bán lẻ Silverlake, đã tạo điều kiện cho khách hàng đến giao dịch với ngân hàng thuận lợi hơn.

* Hạn chế

- Do lãi suất huy động phụ thuộc vào chính sách lãi suất điều hành của VCB TW, nên lãi suất huy động của chi nhánh còn thấp hơn so với các

NHTM Nhà nước khác và thật sự chưa có chương trình quảng cáo khuyến mại để ưu đãi khách hàng khi gửi tiết kiệm. Do vậy, việc thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong các thành phần kinh tế, đặc biệt là tầng lớp dân cư vẫn chưa phát huy, nên phần nào làm hạn chế nguồn vốn huy động đáp ứng cho cầu tăng trưởng tín dụng thời gian qua. VCB Quảng Ninh vẫn còn phải huy động vốn từ VCB TW.

- Cán bộ tín dụng đảm trách khối lượng hồ sơ tín dụng quá nhiều, dễ gây tình trạng quá tải. Hiện nay tại chi nhánh có 20 cán bộ tín dụng/ bình quân 1500 tỷ đồng dư nợ. Như vậy, bình quân mỗi cán bộ quản lý khoảng 75 tỷ đồng là khá cao.

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình logistic phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thứ hạng tín dụng của khách hàng pháp nhân thuộc Ngân Hàng Ngoại Thương, Chi nhánh Quảng Ninh (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w