Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Chi nhánh công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp-Xí nghiệp xây lắp 3 (Trang 45 - 48)

Bộ máy quản lý của Xí nghiệp được tổ chức một cách gọn nhẹ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong thời kỳ mới. Với đặc điểm của một doanh nghiệp xây lắp các hoạt động sản xuất diễn ra tại các công trình chứ không phải tại Xí nghiệp nên hình thức tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng là phù hợp nhất đối với đơn vị.

- Giám đốc Xí nghiệp điều hành trực tiếp các tổ đội sản xuất tham khảo ý kiến của các Phó giám đốc, các phòng ban để ra quyết định quản lý một cách hiệu quả nhất.

- Phó giám đốc tài chính: phụ trách mảng tài chính tham gia tham mưu cho giám đốc điều hành các phòng ban thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

- Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách về mảng thị trường và các vấn đề về tiêu thụ thành phẩm.

- Phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách các vấn đề về công nghệ sản xuất, xây lắp sản phẩm. Đưa công nghệ mới phù hợp với từng công trình xây lắp.

- Phòng tổ chức hành chính: trên cơ sở kế hoạch kinh doanh và kế hoạch phục vụ hàng năm, Phòng tham mưu cho Giám đốc trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy, mạng

lưới cán bộ, lao động tiền lương, đề xuất việc tiếp nhận quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, khen thưởng, kỷ luật… đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đồng thời tổ chức và thực hiện các phong trào văn hoá văn nghệ, các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo… phục vụ cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp. Phòng có trách nhiệm theo dõi, quản lý nhân sự trong Xí nghiệp, bên cạnh đó phòng còn thực hiện công tác văn thư, thanh tra. Giám đốc Xí nghiệp trực tiếp chỉ đạo hoạt động của phòng. Phòng có các bộ phận thực hiện các nhiệm vụ chức năng riêng:

+ Bộ phận tổ chức lao động: Lập kế hoạch lao động, quản lý, tổ chức phân công hợp tác và sử dụng lao động theo nhu cầu kế hoạch SXKD của Xí nghiệp. Giúp Giám đốc Xí nghiệp xác lập các hợp đồng lao động đối với người lao động. Tham mưu cho Giám đốc Xí nghiệp đề xuất các phương án tổ chức như thành lập, sát nhập giải thể các bộ môn chức năng và đội sản xuất cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Lập quỹ tiền lương trong năm kế hoạch, tính toán đơn giá tiền lương từng loại sản phẩm, giám sát việc chi trả tiền lương cho người lao động. Thực hiện chế độ nâng lương, nâng bậc cho cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp theo quy định của Nhà nước. Thực hiện chế độ BHXH, BHYT, BHTN và các chế độ chính sách, quyền lợi của người lao động trong Xí nghiệp. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, quy hoạch đội ngũ cán bộ kế cận. Thực hiện chế độ báo cáo, định kỳ theo chuyên môn ngành dọc, đúng thời hạn.

+ Bộ phận bảo vệ: Là bộ phận thực hiện nhiệm vụ giữ gìn tài sản, bảo vệ an ninh chính trị trật tự trong Xí nghiệp và khu vực đóng quân của Xí nghiệp. Lập phương án phòng chống cháy nổ, mua sắm quản lý dụng cụ phòng chống cháy nổ. Tổ chức tuần tra canh gác 24/24 giờ để bảo vệ an toàn cho Xí nghiệp. Có biện pháp ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực xảy ra trong đơn vị như: cờ bạc, ma tuý và gây rối trật tự trong Xí nghiệp.

+ Bộ phận y tế-hành chính: Có kế hoạch chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên Xí nghiệp. Tổ chức sơ cấp cứu kịp thời cho các trường hợp tai nạn và khám điều trị ban đầu cho cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp. Làm tốt công tác chỉ đạo bộ phận nhà ăn đảm bảo chế độ ăn ca cho công nhân viên Xí nghiệp.

- Phòng kế toán tài chính:

+ Tổ chức kế toán, quản lý và theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như: doanh thu,chi phí, thu nộp ngân sách, lợi nhuận, công nợ, vật tư hàng hoá, các loại vốn bằng tiền, vốn cố định, vốn lưu động khác… tại Xí nghiệp. Trực tiếp giữ quỹ tiền mặt văn phòng.

+ Tổ chức kiểm kê, quyết toán sản xuất kinh doanh, quyết toán thuế, quyết toán vốn cố định, lưu động, đầu tư xây dựng cơ bản.

+ Tổ chức huy động vốn, quản lý vốn theo quy định của Nhà nước và của công ty. Nghiên cứu và đề xuất quy chế khoán và các chế độ chi phí.

+ Trực tiếp mua, quản lý hoá đơn tài chính, hướng dẫn sử dụng và kiểm tra các đơn vị trực thuộc.

+ Chỉ đạo hướng dẫn tổ thống kê, và kế toán đội về phần nghiệp vụ theo đúng quản lý tài chính Nhà nước.

+ Thực hiện đúng pháp lệnh về kế toán và thống kê hiện hành của Nhà nước, Giám đốc Xí nghiệp trực tiếp chỉ đạo hoạt động của phòng.

+ Có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ phát sinh của Xí nghiệp hành tháng, hàng quý và cả năm, lập các báo cáo gửi về công ty theo quy định. Chịu trách nhiệm về công tác kế toán của Xí nghiệp, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước. Giúp lãnh đạo nắm bắt được những thông tin một cách nhanh chóng về tình hình hoạt động của Xí nghiệp cũng như các cơ hội kinh tế để lãnh đạo Xí nghiệp có những quyết sách phù hợp, kịp thời.

-Phòng kế hoạch vật tư: Lập phương án tổ chức SXKD giao nhiệm vụ kế hoạch sản xuất cho các đơn vị trong Xí nghiệp theo kế hoạch đã lập. Tìm kiếm thị trường xây lắp và thị trường tiêu thụ sản phẩm sản xuất công nghiệp. Cùng sự khan hiếm của vật tư trong thời kỳ hiện nay, Phòng đưa ra kế hoạch chặt chẽ cho việc quản lý và sử dụng vật tư một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất. Đối với các công trình xây lắp tổ chức lập hồ sơ đấu thầu, tham gia đấu thầu, nghiệm thu thanh toán khối lượng theo giai đoạn và quyết toán công trình.

-Phòng kỹ thuật cơ điện-an toàn lao động: Xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng từng loại sản phẩm. Theo dõi giám sát chỉ đạo các đơn vị thực hiện các chỉ tiêu kỹ thuật và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quy định. Lập biện pháp thi công cho các công trình xây dựng, giám sát chỉ đạo các đơn vị thực hiện. Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị an toàn lao động, theo dõi cấp phát trang bị bảo hộ lao động cho người lao động. Tổ chức học an toàn lao động cho người lao động trước khi vào làm việc, theo định kỳ hàng năm hoặc khi có sự thay đổi thiết bị công nghệ trong Xí nghiệp. Quản lý hệ thống mạng điện, thiết bị điện của Xí nghiệp, đảm bảo đúng quy định an toàn về sử dụng điện. Lập bản vẽ thi công các công trình xây lắp cùng với phòng kế hoạch lập hồ sơ đấu thầu những công trình xây lắp. Đồng thời phòng này còn phụ trách về mảng chất lượng sản phẩm sản xuất của Xí nghiệp để làm sao đưa ra uy tín của Xí nghiệp trong việc sản phẩm đảm bảo chất lượng tới các chủ đầu tư.

Tất cả các phòng chức năng đều có sự liên hệ với nhau để trợ giúp Giám đốc ra quyết định đúng đắn nhất.

-Các tổ đội xây lắp: trực tiếp sản xuất xây lắp.

Ta có thể hình dung cơ cấu bộ máy quản lý của Xí nghiệp qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp xây lắp 3

`

3

`

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Chi nhánh công ty cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp-Xí nghiệp xây lắp 3 (Trang 45 - 48)