Đánh giá thực trạng XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh NHCT Ba

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình (Trang 78 - 91)

Đình

2.4.1. Thành tựu đạt được

Xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp tại chi nhánh NHCT Ba Đình áp dụng theo phương pháp chấm điểm tín dụng, đây là phương pháp được đánh giá là hiệu quả nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế hiện nay. Theo phương pháp này, hầu hết các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn hoặc có dư nợ vay tại Chi nhánh đều được xếp hạng để đánh giá tình hình tài chính và mức độ tín nhiệm của khách hàng trước khi cho vay hoặc trong thời gian cho vay (trừ những doanh nghiệp được bảo lãnh bởi bên thứ ba thì Chi nhánh NHCT Ba Đình sẽ thực hiện xếp hạng tín dụng đối với bên bảo lãnh).

Sau 6 năm triển khai công tác XHTD khách hàng nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng và nhiều lần sửa đổi cho phù hợp với quy trình chuẩn quốc tế, Công tác XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh NHCT Ba Đình đã đạt được khá nhiều thành tựu, góp phần vào sự phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của NHCT VN trên trường Quốc tế. Cụ thể như sau:

- Chi nhánh có cái nhìn tổng quan về khách hàng thông qua công tác XHTD doanh nghiệp như: Toàn bộ thông tin về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, quy mô doanh nghiệp, tình hình tài chính, tình hình quan hệ với ngân hàng trong thời gian qua…Từ đó có cơ sở để đánh giá thống nhất và mang tính hệ thống về khách hàng trước khi quyết định cấp tín dụng.

- Thông thường trước khi cho vay thường đánh giá trên ba khâu chính là: tính khả thi của phương án vay vốn; tình hình kinh doanh trong thời gian qua của khách hàng và Xếp hạng tín dụng khách hàng. Do đó, chấm điểm và XHTD khách hàng là một khâu quan trọng trong quy trình trên. Kết quả XHTD có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì đó là một tiêu chí mà dựa

vào đó ngân hàng có thể đưa ra quyết định cho vay hay không? Đồng thời, ngân hàng cũng sẽ căn cứ vào hạng của khách hàng để xem xét điều kiện đảm bảo và áp dụng chính sách khách hàng hợp lý.

- Đối với mỗi tiêu chí trong chấm điểm và XHTD, chi nhánh NHCT Ba Đình đã có những hướng dẫn cụ thể cách tính hay cách xác định chi tiết, do đó giảm thiểu được sai sót trong quá trình xếp hạng.

- Việc định kỳ đánh giá XHTD giúp ngân hàng có thể cập nhật thông tin thường xuyên và nhanh chóng về khách hàng. Từ đó, có thể xác định tiếp tục có quan hệ với khách hàng đó hay không và chính sách áp dụng cho khách hàng trong thời gian tới là gì? Mặt khác, ngân hàng có thể đưa ra những khuyến nghị đối với doanh nghiệp trong thời gian tới (như giúp doanh nghiệp xác định được chính xác hơn nhu cầu vay vốn…) dựa trên kết quả đánh giá định kỳ của mình.

- XHTD là công cụ phục vụ đắc lực cho công tác quản lý rủi ro tín dụng: Kết quả XHTD giúp cho ngân hàng có thể hạn chế được rủi ro tín dụng trước, trong và sau quá trình cho vay. Cụ thể là: Thực hiện xếp hạng doanh nghiệp thành 10 hạng theo quy định của NHCT VN có các mức độ từ thấp lên cao (AA+, AA, AA-, BB+, BB, BB-, CC+, CC, CC-, C). Tương ứng với đó, đối với những khách hàng xếp hạng từ loại CC+ trở xuống, Chi nhánh từ chối cho vay. Còn đối với những khách hàng được ngân hàng đồng ý cho vay thì ngân hàng sẽ quyết định điều kiện tài sản bảo đảm hay có các quy định khác nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cho vay dựa trên mức độ đánh giá rủi ro theo kết quả xếp hạng khách hàng của ngân hàng theo bảng sau:

AA+: Loại tối ưu Điểm tín dụng tốt nhất dành cho các khách hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất - Tình hình tài chính lành mạnh - Khả năng sinh lời tốt

- Hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định - Triển vọng phát triển lâu dài

- Khả năng cạnh tranh rất vững vàng trước những tác động của môi trường kinh doanh hoặc độc quyền nhà nước

- Đạo đức tín dụng cao Thấp nhất

AA : Loại ưu

- Tình hình tài chính lành mạnh - Khả năng sinh lời tốt

- Hoạt động đạt hiệu quả và ổn định - Triển vọng phát triển lâu dài - Quản trị tốt

- Đạo đức tín dụng tốt

Thấp nhưng về dài hạn cao hơn khách hàng loại AA+

AA- : Loại tốt

- Tình hình tài chính ổn định nhưng có những hạn chế nhất định

- Hoạt động đạt hiệu quả nhưng không ổn định như khách hàng loại AA - Triển vọng phát triển tốt - Quản trị tốt - Đạo đức tín dụng tốt Thấp BB+ : Loại khá - Tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn do có một số hạn chế về tài chính và năng lực quản lý và có bị thể tác động mạnh bởi các điều kiện kinh tế, tài chính trong môi trường kinh doanh

- Hoạt động hiệu quả và có triển vọng trong ngắn

hạn. Trung bình

BB: Loại trung bình khá

- Tiềm lực tài chính trung bình, có những nguy cơ tiềm ẩn

- Hoạt động kinh doanh tốt trong hiện tại nhưng dễ bị tổn thất bởi những biến động lớn trong kinh doanh do các sức ép cạnh tranh và sức ép từ nền kinh tế nói chung.

Trung bình, khả năng trả nợ gốc và lãi trong tương lai ít được đảm bảo hơn khách hàng loại BB+

BB- : Loại trung bình

- Khả năng tự chủ tài chính thấp, dòng tiền biến động theo chiều hướng xấu

- Hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao, chịu nhiều sức ép cạnh tranh mạnh mẽ hơn,dễ bị tác động từ những biến động kinh tế nhỏ

Cao, do khả năng tự chủ

tài chính thấp. Ngân hàng chưa có nguy cơ mất vốn ngay nhưng về lâu dài sẽ khó khăn nếu tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng không được cải thiện.

CC+ : Loại dưới trung bình

- Năng lực tài chính yếu, bị thua lỗ trong một hay một số năm tài chính gần đây và hiện tại đang vật lộn để duy trì khả năng sinh lời

- Hiệu quả hoạt động thấp, kết quả kinh doanh nhiều biến động

- Năng lực quản lý kém

Cao, là mức cao nhất có thể chấp nhận; xác suất vi phạm hợp đồng tín dụng cao, nếu không có những biện pháp kịp thời, ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn

CC: Loại yếu

- Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn (dưới 90 ngày)

- Hiệu quả hoạt động thấp - Năng lực quản lý kém Rất cao, khả năng trả nợ ngân hàng kém, nếu không có những biện pháp kịp thời, ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn CC- : Loại kém

- Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn. - Hiệu quả hoạt động rất thấp, bị thua lỗ, không có triển vọng phục hồi.

- Năng lực quản lý kém

Rất cao, ngân hàng sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức để thu hồi vốn cho vay.

C: Loại rất kém

- Các khách hàng này bị thua lỗ kéo dài, tài

chính yếu kém, có nợ khó đòi, năng lực --- quản lý kém.

Đặc biệt cao, ngân hàng

hầu như sẽ không thể thu hồi được vốn cho vay.

Trên đây là những thành tựu cơ bản về công tác XHTD doanh nghiệp mà Chi nhánh đã đạt được trong thời gian qua. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều những hạn chế, vướng mắc mà chi nhánh gặp phải trong quá trình thực hiện, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và tìm hướng khắc phục trong thời gian tới.

2.4.2. Hạn chế

2.4.2.1. Hạn chế

a. Về quy trình thực hiện

- Đối với việc xác định ngành nghề kinh doanh

Chi nhánh NHCT Ba Đình xác định ngành nghề theo bốn lĩnh vực hoạt động chính là: Nông, lâm, ngư nghiệp; Thương mại, dịch vụ; Xây dựng; Công nghiệp là chưa chính xác. Mặt khác, đối với doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề thì lấy ngành nghề nào đem lại trên 50% doanh thu cho doanh nghiệp là điều không hợp lý vì thực tế có những ngành nghề mang lại tỷ trọng doanh thu tương đương nhau nên không thể xác định theo tiêu chí đó. Việc xác định ngành/lĩnh vực hoạt động không hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của kết quả XHTD doanh nghiệp.

- Đối với việc xác định quy mô doanh nghiệp

Việc xác định quy mô doanh nghiệp dựa trên bốn tiêu chí là: nguồn vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần, nộp ngân sách là tương đối hợp lý. Tuy nhiên, vẫn chưa có tiêu chí nào thể hiện tổng tài sản hay tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.

b.Về hệ thống chỉ tiêu phân tích

Thứ nhất: Đối với các chỉ tiêu tài chính

- Việc dựa vào các chỉ tiêu tài chính để kết luận độ tin cậy của chỉ số tín nhiệm tín dụng doanh nghiệp là chưa phản ánh đúng thực tế. Để xếp hạng, Chi nhánh NHCT Ba Đinh dựa vào 11 thông số tài chính thuộc 4 nhóm chính

là : nhóm chỉ tiêu thanh khoản, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu cân nợ, nhóm chỉ tiêu sinh lời. Những chỉ tiêu này chưa đầy đủ, chưa tạo được sự khác biệt và độ sâu phân tích chỉ tiêu tài chính khi đánh giá XHTD Doanh nghiệp mà cụ thể là:

+Đối với nhóm chỉ tiêu thanh khoản: Thiếu khả năng thanh toán tức thời, khả năng thanh toán dài hạn.

+ Đối với nhóm chỉ tiêu hoạt động: Thiếu vòng quay vốn lưu động.

+ Đối với nhóm chỉ tiêu sinh lời: Tính Tổng thu nhập trước thuế là không chính xác.

+ Đối với chỉ tiêu cân nợ:

1.Hệ số nợ chưa được phân tách rõ ràng theo nhóm ngành khi đánh giá XHTD Doanh nghiệp. Cụ thể là:

Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng, mặc dù hệ số nợ của doanh nghiệp thấp nhưng tỷ trọng nợ ngắn hạn cao hơn so với tổng tài sản là một bất cập vì điều này cho thấy hai khả năng: Doanh nghiệp đã dùng vốn ngắn hạn đầu tư vào tài sản cổ định trong trường hợp tài sản cố định lớn hơn vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn hoặc vốn lưu động không được sử dụng hiệu quả vì thừa vốn lưu động. Thực tế doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp nặng thì tỷ trọng vốn lưu động nhỏ hơn rất nhiều so với vốn trung và dài hạn. Rất có thể khi tính chung hệ số nợ/tổng tài sản thì tình hình tài chính doanh nghiệp đó rất tốt nhưng nếu tính về khả năng thanh toán lại có vấn đề.

Đối với doanh nghiệp thương mại hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn ngắn hạn nhưng tỷ trọng nợ dài hạn cao so với tỷ trọng nợ ngắn hạn thì đó cũng là điều không bình thường trong sử dụng vốn.

2. Thông số: “Nợ quá hạn/tổng dư nợ ngân hàng” để làm cơ sở chấm điểm độ tín dụng của doanh nghiệp là chưa rõ ràng. Thế nào là “nợ quá hạn”? Vì hiện nay, việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện theo điều 6 và điều 7/ QĐ493 của NHNN. Do đó, việc xác định “nợ quá hạn” theo hai cách trên sẽ khác nhau, theo điều 7 thì “nợ quá hạn” sẽ cao hơn so với điều 6 -> độ tín nhiệm của doanh nghiệp thấp hơn.

- Việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính ở Chi nhánh chưa xét đến yếu tố loại hình doanh nghiệp là không hợp lý. Ngoài ra, đối với những doanh nghiệp mới thành lập; doanh nghiệp chia, tách, sát nhập thì việc áp dụng quy trình chuẩn XHTD trên là không chính xác, chưa phản ánh đúng tình hình thực tế về doanh nghiệp.

Thứ hai: Đối với chỉ tiêu phi tài chính

- Công việc chấm điểm và XHTD trực tiếp do CBTD thực hiện. Do đó, kết quả xếp hạng dựa nhiều vào nhận định chủ quan của cán bộ chấm điểm nên rất dễ xảy ra sai lệch.

- Nhiều chỉ tiêu phi tài chính đưa ra mang tính chất chung chung, rất khó xác định.

- Theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là nguồn thông tin rất quan trọng, nó phản ánh khả năng tạo tiền và năng lực quản lý dòng tiền vào, ra của chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên việc chấm điểm theo tiêu chí này chỉ dựa trên 5 chỉ tiêu là quá ít. Mặt khác, việc đưa hệ số khả năng trả lãi và trả nợ gốc vào tiêu chí phi tài chính là điều không hợp lý.

Thứ ba: Về công tác tổ chức, triển khai

- Theo chỉ đạo của NHCT VN, Chi nhánh cũng đã triển khai thử nghiệm việc chấm điểm và xếp hạng tự động trên chương trình INCAS (chương trình quản lý hệ thống trên máy tính của NHCT VN), tuy nhiên việc thử nghiệm

chưa thành công nên việc chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp vẫn chỉ được cán bộ xếp hạng thực hiện theo phương pháp thủ công: Cán bộ tín dụng của ngân hàng trực tiếp là người thẩm định các thông tin về khách hàng. Các thông tin này được điền vào một biểu mẫu theo các chỉ tiêu định trước. Theo đó, cán bộ tín dụng sẽ cho điểm từng chỉ tiêu. Tổng số điểm khách hàng được đối chiếu với thang điểm có sẵn của ngân hàng để xác định nhóm tín dụng. Cách thức xử lý như vậy mất rất nhiều thời gian và đạt hiệu quả chưa cao, chưa kể đến việc XHTD đôi khi còn thiếu chính xác.

- Hầu hết công việc do cán bộ tín dụng thực hiện nên công tác chấm điểm và xếp hạng mang tính chủ quan cao.

- Theo quy định của Chi nhánh NHCT Ba Đình, hàng năm sẽ định kỳ đánh giá XHTD lại khách hàng. Khoảng thời gian đó là hơi dài, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc theo dõi và đánh giá đúng về khách hàng.

- Công tác kiểm soát lại kết quả XHTD doanh nghiệp do phòng quản lý rủi ro đảm nhiệm, tuy nhiên nhiều khi công tác này vẫn chỉ mang tính hình thức, chưa thực sự phát huy hiệu quả nhằm giảm thiểu sai sót, rủi ro có thể xảy ra.

Thứ tư: Về nguồn thông tin

- Báo cáo tài chính là một nguồn thông tin quan trọng đối với ngân hàng trong việc phân tích và xếp hạng trước khi cho vay, tuy nhiên độ chính xác của các số liệu trên báo cáo tài chính hầu hết không được đảm bảo.

- Ngân hàng vẫn chưa tạo dựng được một hệ thống thông tin có thể đáp ứng kịp thời,có hiệu quả cho phân tích, dự báo và đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, hiện nay Việt Nam vẫn chưa có thông tin về các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành, nhóm ngành nên việc chấm điểm các chỉ tiêu tài

chính khá khó khăn trong việc xác định độ chính xác của các số liệu trên báo cáo tài chính, trong việc so sánh và xác định vị thế của doanh nghiệp so với các đơn vị khác trong cùng ngành…Cán bộ tín dụng thường phải dựa trên số liệu tổng hợp từ các khách hàng có dư nợ tại ngân hàng và kinh nghiệm thực tế để đưa ra con số trung bình ước tính cho từng ngành. Do đó, kết quả XHTD có độ chính xác không cao.

Thứ năm: Về ứng dụng kết quả XHTD để thực hiện phân loại nợ

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN: Trong thời gian tối đa 03 năm, các TCTD phải xây dựng hệ thống XHTD nội bộ nhằm hỗ trợ cho việc phân loại nợ và quản lý chất lượng tín dụng. Hệ thống này sẽ là căn cứ cho các TCTD thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định tính với các đánh giá toàn diện về năng lực tài chính và khả năng trả nợ của ngân hàng.

Tuy nhiên, Công tác XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh NHCT Ba Đình dù đã được triển khai khá lâu nhưng kết quả xếp hạng mới chỉ bước đầu được

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình (Trang 78 - 91)