Hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Ba Đình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình (Trang 28 - 38)

Trong những năm vừa qua, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền kinh tế nước ta vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đó là thiên tai xảy ra liên tục, sự bất ổn định của kinh tế, chính trị thế giới (khủng bố, chiến tranh…) cùng với việc cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường đã gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Chính phủ đã thực thi nhiều chính sách và giải pháp để ổn định môi trường kinh tế vĩ mô cũng như kích cầu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trong một số ngành, lĩnh vực vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn. Vốn là một lĩnh vực kinh doanh hết sức nhạy cảm với sự biến động của cơ chế thị trường, trước tình hình kinh tế như vậy, hoạt động Ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách và chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình cũng không nằm ngoài ảnh hưởng chung đó

Năm 2006 hoạt động kinh doanh của NHTM diễn ra rất sôi động. Nhiều chi nhánh, điểm giao dịch của NHTM được mở ra, Giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán liên tục tăng trên cả thị trường niêm yết chính thức và thị trường chứng khoán phi tập trung. Trong bối cảnh đó hoạt động kinh doanh của các NHTM trên địa bàn thủ đô vẫn tiếp tục ổn định, phát triển đạt được kết quả cao. Tuy nhiên, do quan hệ cung cầu vốn trên thị trường nên mặt bằng lãi suất huy động của các NHTMCP biến động mạnh, hầu hết đều áp dụng vượt các mức lãi suất đã thỏa thuận của Hiệp hội ngân hàng, tạo ra sự cạnh

tranh, dịch chuyển vốn từ Ngân hàng này sang Ngân hàng khác. Tình hình đó đã làm cho lãi suất huy động vốn VND luôn không ổn định, cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng trở nên mạnh mẽ và gay gắt hơn.

Năm 2007 là năm có nhiểu diển biến bất lợi, giá dầu mỏ và giá vàng liên tục tăng cao đạt mức kỷ lục. Nền kinh tế Việt Nam cũng phải đối mặt với những khó khăn thách thức mới, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Cùng với sự xuất hiện thêm nhiều tổ chức định chế tài chính, các tổ chức tín dụng trong nước, thị trường nhà đất sốt trở lại làm gia tăng áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng nhất là trong lĩnh vực huy động vốn, phát triển các dịch vụ Ngân hàng.

Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng phải đối mặt với những khó khăn thách thức lớn nhất trong hơn một thập kỷ qua do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Với những biểu hiện cụ thể như: Đầu năm lạm phát tăng cao làm cho lãi suất huy động và cho vay bị đẩy lên rất cao, nhưng đến cuối năm khi NHNN thực hiện đồng bộ các gói giải pháp để kích cầu thì nước ta lại rơi vào tình trạng giảm phát, tuy nhiên cuộc chạy đua lãi suất giữa các Ngân hàng cũng giảm, tình hình thanh khoản tốt hơn.

Đứng trước những khó khăn đó, cùng với những định hướng phát triển của đất nước, của ngành và với sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo NHCT VN nói chung và Ban Giám đốc chi nhánh NHCT Ba Đình nói riêng cùng với sự nỗ lực quyết tâm phấn đấu của các đội ngũ cán bộ nhân viên, Chi nhánh NHCT Ba Đình đã đạt nhiều thành tích, kết quả to lớn đáng khích lệ, duy trì và đưa hoạt động kinh doanh của chi nhánh không ngừng phát triển về mọi mặt và có uy tín đối với doanh nghiệp và nhiều khách hàng xa gần, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố. Ta có thể

xem xét tình hình hoạt động của Ngân hàng thông qua một số nghiệp vụ cơ bản sau:

Thứ nhất: Về công tác huy động vốn

Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ một trong những đặc trưng cơ bản là “ đi vay để cho vay” do đó nguồn vốn huy động hay còn gọi là đầu vào của Ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng, là điều kiện tiên quyết cho hoạt động của Ngân hàng.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình đã luôn coi trọng công tác huy động vốn tiếp tục tăng trưởng nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Ta có thể thấy rõ ở bảng sau:

Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh NHCT Ba Đình từ năm 2006 - 2008 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008 Số tiền Số tiền Mức tăng (giảm) % Tăng (giảm) Số tiền Mức tăng (giảm) % Tăng (giảm) Tổng nguồn vốn 4350 5141 791 18.18% 4493 -648 -12.60%

1. Theo đối tượng khách hàng

- Tiền gửi của Tổ chức kinh tế 1962 2817 855 43.58% 2188 -629 -22.33%

- Tiền gửi của dân cư 2388 2324 -64 -2.68% 2305 -19 -0.82%

2. Theo loại tiền gửi

- VNĐ 3497 4040 543 15.53% 3410 -630 -15.59%

- Ngoại tệ 853 1101 248 29.07% 1083 -18 -1.63%

Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị - NHCT Ba Đình Nhận xét

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy: Tình hình huy động vốn của chi nhánh NHCT Ba Đình nói chung có xu hướng tăng từ năm 2006 -2007 nhưng đến năm 2008 lại suy giảm. Cụ thể là:

Năm 2006: Tổng nguồn vốn huy động đạt 4350 tỷ đồng

Năm 2007: Tổng nguồn vốn huy động đến ngày 31/12/2007 đạt 5141 tỷ đồng, tăng 791 tỷ đồng tương ứng tăng 18,18% so với năm 2006.

Năm 2008: Tổng nguồn vốn huy động đạt 4493 tỷ đồng, giảm 648 tỷ tương ứng giảm 12,6% so với năm 2007.

Xét về cơ cấu nguồn vốn có sự biến động khá lớn, cụ thể là:

Nguồn tiền gửi từ các Tổ chức kinh tế năm 2007 tăng 855 tỷ đồng (tương ứng tăng 43,58%) so với năm 2006 nhưng đến 31/12/2008 thì nguồn tiền gửi này lại sụt giảm mạnh đạt 629 tỷ (tương ứng giảm 22,33%).

Nguồn tiền gửi VNĐ vào năm 2007: Tăng 543 tỷ đồng (tăng 15,53%) so với năm 2006 nhưng giảm mạnh khoảng 630 tỷ (tương ứng 15,59%) so với năm 2008.

Nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ năm 2007: Tăng 248 tỷ (tương ứng tăng 29,07%) so với năm 2006 nhưng lại giảm 18 tỷ (tương ứng 1,63%) vào cuối năm 2008.

Nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ: có xu hướng giảm qua các năm nhưng tốc độ chậm dần, cụ thể là: giảm 64 tỷ (tương ứng 2,68%) so với năm 2007 và giảm 19 tỷ (0,82%) vào cuối năm 2008.

Nguyên nhân của những biến động bất thường trong ba năm qua do:

Năm 2007

Tổng nguồn vốn huy động nói chung hay cơ cấu các nguồn tiền huy động nói riêng cuối năm 2007 tăng so với năm 2006, là do: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới bất ổn xong kinh tế - chính trị Việt Nam vẫn diễn biến theo tình huống tích cực, các thành phần kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Chính sách tiền tệ của NHNN cho phép thực hiên cơ chế lãi suất thỏa thuận trong cho vay VND, nới lỏng biên độ tỷ giá +/- 2% tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng mở rộng quyền tự chủ.

- Sự nỗ lực và quyết tâm lớn của toàn thể CBCNV chi nhánh NHCT Ba Đình tìm kiếm, khai thác có chọn lọc với lãi suất hấp dẫn từ nhiều nguồn khác nhau.

Năm 2008

Tổng nguồn vốn huy động có xu hướng giảm mạnh trong năm 2008, nguyên nhân chủ yếu do:

- Năm 2008 có nhiều sự biến động về lãi suất huy động, sự cạnh tranh của các ngân hàng hết sức gay gắt nên nguồn vốn huy động giảm sút so với năm 2007.

- Do tác động của cuộc cạnh tranh lãi suất giữa các Tổ chức tín dụng, sự biến động phức tạp của giá vàng và ngoại tệ trong năm 2008 nên nguồn vốn huy động tiết kiệm từ dân cư vẫn sụt giảm so với năm 2007.

Thứ hai: Về hoạt động tín dụng

Song song với việc huy động vốn thì nghiệp vụ sử dụng vốn có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nếu như huy động vốn được coi là điều kiện cần thì sử dụng vốn được coi là điều kiện đủ, quyết định đến sự sống còn của Ngân hàng

Nhận thức đúng đắn vấn đề này, NHCT Ba Đình luôn coi trọng nghiệp vụ sử dụng vốn, đặt công tác tín dụng lên hàng đầu theo đúng chủ trương, chính sách của NHCT Việt Nam với phương châm “phát triển- an toàn- hiệu

quả”. Trong những năm qua, công tác tín dụng của Ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả rất khả quan. Ta có thể thấy được điều đó qua bảng số liệu sau:

Bảng 3: Tình hình sử dụng vốn tại NHCT Ba Đình từ 2006 - 2008.

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm

2006 2007 2008

Số tiền Số tiền Mức tăng (giảm) % Tăng (giảm) Số tiền Mức tăng (giảm) % Tăng (giảm) Tổng dư nợ 2360 2643 283 111.99% 3201 558 21.11%

1. Dư nợ theo loại tiền

Du nợ cho vay VNĐ 1710 1844 134 107.84% 2213 369 20.01% Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ 650 799 149 122.92% 988 189 23.65% 2.Dư nợ theo thời gian

Dư nợ ngắn hạn 1861 2195 334 117.95% 2087 -108 -4.92% Dư nợ dài hạn 499 448 -51 89.78% 1114 666 148.66% 3. Dư nợ theo thành phần kinh tế

Doanh nghiệp nhà nước 986 1120.6 134.6 113.65% 1250.6 130 11.60% DN ngoài quốc doanh 1374 2522.4 1148.4 183.58% 1950.4 -572 -22.68%

Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị- NHCT Ba Đình Nhận xét

Nhìn chung dư nợ cho vay nền kinh tế có xu hướng tăng dần qua các năm, cụ thể là: Tổng dư nợ đến 31/12/2007 đạt 2643 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 283 tỷ (+12%), vượt kế hoạch năm 4,9% . Đến cuối năm 2008 tăng 558 tỷ đồng so với cuối năm 2007, vượt 2,6% kế hoạch giao năm 2008. Trong đó:

Về dư nợ theo loại tiền:

Dư nợ cho vay VNĐ cuối năm 2007 đạt 1844 tỷ, so với kế hoạch năm đạt 104,8%, so với cuối năm 2006 tăng 7,8%. Đến 31/12/2008 đạt 103,6% kế hoạch giao và so với cuối năm 2007 tăng 369 tỷ đồng (+20%).

Dư nợ cho vay ngoại tệ đến 31/12/2007 đạt 799 tỷ, so với kế hoạch đề ra trong năm đạt 105,1%, so với cuối năm trước tăng 22,9% và tăng 189 tỷ đồng (+23,7%) vào cuối năm 2008.

Về dư nợ theo thời gian:

Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2007 đạt 2195 tỷ đồng, so với cuối năm 2006 tăng 17,9% nhưng đến 31/12/2008 giảm 108 tỷ đồng, chiếm 65,2% tổng dư nợ giảm 17,8%.

Dư nợ cho vay trung và dài hạn năm 2007 đạt 448 tỷ, so với cuối năm 2006 đạt 89,8%. Tuy nhiên đến thời điểm 31/12/2008 tăng 666 tỷ đồng tương đương 148,7% so với cuối năm 2007, chiếm 34,8% tổng dư nợ tăng 17,8%.

Về cơ cấu dư nợ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ cho vay DNNN cuối năm 2007 đạt 1250,6 tỷ, so với kế hoạch giảm 2,6%, so với cuối năm 2006 tăng 13,65% và tăng 11,6% vào cuối năm 2008.

Tỷ lệ cho vay doanh nghiệp ngoài Quốc doanh cuối năm 2007 đạt 2522,4 tỷ, tăng 83,58% so với năm 2006 nhưng lại giảm mạnh 22,68% vào cuối năm 2008.

-Chất lượng tín dụng

Trong năm 2008, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, khối các doanh nghiệp xây dựng trong lĩnh vực giao thông vận tải có dư nợ tại Chi nhánh vốn đã khó khăn từ những năm trước nay tiếp tục bộc lộ nhiều yếu kém, tình hình mất khả năng thanh toán còn trầm trọng, nợ xấu không có dấu hiệu được cải thiện. Mặt khác, khối các doanh nghiệp liên quan đến vận tải biển rơi vào tình trạng hết sức khó khăn do doanh thu giảm mạnh, chi phí đầu vào tăng, lợi nhuận giảm ảnh hưởng đến cam kết trả nợ của Ngân hàng.

Mặc dù Ban Giám đốc Chi nhánh đã chỉ đạo sát sao, nắm bắt kịp thời hoạt động sản suất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp để đưa ra biện pháp xử lý, Ban xử lý nợ họp hàng tháng và có kiểm điểm thường xuyên nên tuy nợ nhóm II giảm nhưng nợ xấu vẫn gia tăng và khả năng thu hồi chậm. Cụ thể như sau:

Bảng4: Chất lượng tín dụng theo nhóm nợ qua các năm của Chi nhánh

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2006 2007 2008

Số tiền Số tiền Mức tăng (giảm) % Tăng (giảm) Số tiền Mức tăng (giảm) % Tăng (giảm) Tổng nợ 2360 2643 283 11.99% 3201 558 21.11% Nợ nhóm I 2176.073 2642.845 466.772 21.45% 3200.86 558.0156 21.11% Nợ nhóm II 183 0.114 -182.886 -99.94% 0.038 -0.076 -66.67% Nợ xấu (III - V) 0.927 0.041 -0.886 -95.58% 0.1014 0.0604 147.32%

Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh 2006-2008

• Nợ nhóm II : dư nợ nhóm II giảm dần qua các năm. Năm 2006 dư nợ nhóm II đạt 183 tỷ chiếm 7,75% tổng dư nợ phát sinh chủ yếu ở doanh nghiệp xây dựng giao thông. Tuy nhiên từ năm 2007-2008, nợ nhóm II có xu hướng giảm mạnh và đến cuối năm 2008 thì nợ nhóm I chỉ còn 38.329 triệu đồng, chủ yếu nằm ở các công ty như: Doanh nghiệp Hoàng Hải, công ty TNHH 1 thành viên VT Viễn Dương Vinashin…

• Dư nợ xấu: Tình hình tồn đọng nợ xấu vẫn chưa được cải thiện trong năm 2008. Mặc dù tỷ trọng nợ xấu đã giảm 95,58% vào năm 2007 nhưng đến năm 2008, nợ xấu vẫn tăng 60.458 triệu đồng tương đương tăng 147% so với cuối năm 2007, so với kế hoạch năm 2008 tăng 238%. Tuy nhiên nợ xấu cũng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ.

Thứ ba: Về các hoạt động khác

Hoạt động bảo lãnh luôn gắn liền với các công tác cho vay, trong nhiều năm qua nghiệp vụ này của Chi nhánh luôn được khách hàng tín nhiệm: Năm 2006, Chi nhánh đã bảo lãnh được 1907 món với giá trị 491,85 tỷ đồng. Trong năm này, phí thu được từ dịch vụ bảo lãnh là 5,25 tỷ đồng, góp phần đáng kể vào khối lượng thu dịch vụ chung của chi nhánh. Số dư bảo lãnh đến 31/12/2006 là 611,34 tỷ đồng. Đến năm 2007, bảo lãnh phát hành được 1687 món, doanh số 645,51 tỷ đồng, so với cuối năm 2006 doanh số tăng 136,71 tỷ đồng (tương đương 26,87%). Giá trị bảo lãnh đến ngày 31/12/2007 đạt 650,84 tỷ đồng, tăng 39,5 tỷ đồng so với cuối năm trước (tương đương với 6,46%). Đặc biệt trong năm 2008, do được khách hàng tín nhiệm nên khối lượng dịch vụ bảo lãnh tại Chi nhánh Ba Đình rất lớn, đạt 1,455 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với năm 2007.

- Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ

Năm 2006, tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt 878,730 triệu USD, lãi gộp từ hoạt động này thu được 3122 triệu đồng. Đến năm 2007, doanh số mua bán ngoại tệ cả năm đạt 833,37 triệu USD giảm 45,36 triệu USD so với cuối năm 2006. Đặc biệt năm 2008 là năm đầy khó khăn kinh doanh đối ngoại do khủng hoảng kinh tế cộng với tình trạng nhập siêu nên gây hiện tượng khan hiếm ngoại tệ kéo dài, bên cạnh đó có sự thay đổi trong chính sách điều hành tỷ giá của NHNN và NHCT VN đã dẫn đến biến động rất lớn về kinh doanh ngoại tệ, do đó tổng doanh số mua bán ngoại tệ của cả năm 2008 đạt 640,972 triệu USD, giảm 192,65 triệu USD so với năm 2007.

- Nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu

Trong năm 2006, doanh số thanh toán đạt 175 triệu USD, tương đương 2815 tỷ đồng. Sang năm 2007, doanh số thanh toán cả năm là 311,61 triệu USD, tăng 78% so với năm 2006. Tuy nhiên đến năm 2008, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu chỉ bằng 88% so với năm 2007, nguyên nhân chủ yếu do

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình (Trang 28 - 38)