IV. TÌNH HÌNH ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG HỒNG HÀ THỜI GIAN QUA.
1. Định hướng mục tiêu, chiến lược của ngành xây dựng ViệtNam
Với mục tiêu năm 2020 đất nước ta trở thành một nước công nghiệp thì ngành xây dựng luôn phải đi hàng đầu để tiếp nhận các cơ hội cũng như. Trên cơ sở nắm vững những công nghệ cơ bản, trong thiết bị mới và áp dụng thành thạo những công nghệ tiên tiến, hiện đại tạo ra được những năng lực cần thiết để có thể có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Các Tổng công ty, công ty dần tự cổ phần hoá và tạo ra sự cạnh tranh trong đấu thầu đi tới tổng thầu (EPC).
Trong điều kiện cụ thể của nước ta. Cơ sở hạ tầng còn thấp kém đòi hỏi ngành xây dựng phải nỗ lực mạnh mẽ tạo ra một cơ sở hạ tầng vững chắc để tiếp nhận những thách thức mới. Chúng ta không những chú trọng các công trình lớn mà phải đi sâu vào thực trạng của đất nước.
- Quy hoạch sắp xếp lại ngành xây dựng trong cả nước. Trên nguyên tắc đặt lợi ích tổng thể của nền KTQD lên lợi ích cục bộ của ngành vùng, địa phương. Sắp xếp và sát nhập các Công ty tạo ra sự chuyên môn hoá dựa trên
năng lực của từng Công ty với những công nghệ sẵn có để nâng cao hiệu quả thắng thầu trong và ngoài nước.
- Phải xây dựng được một kế hoạch phát triển cụ thể ngành xây dựng Việt Nam. Trong đó xác định cụ thể được các giai đoạn phát triển, các mục tiêu bắt buộc phải đạt được qua các thời kỳ. Cụ thể đến năm 2005 nước ta phải đầu tư xây dựng và hình thành các tổng thầu (EPC). Xây dựng các Tổng công ty xây dựng có phương pháp cạnh tranh lành mạnh dựa trên quy mô và năng lực của công ty. Đến năm 2010 đất nước ta tương đối hoàn thiện các cơ sở hạ tầng, và các Tổng công ty có từ các năng lực để thắng thầu trên thế giới.
- Rà soát lại cơ cấu đầu tư để có một cách hợp lý thoả đáng cho ngành xây dựng Việt Nam. Đào tạo năng lực cán bộ chuyên môn sâu cũng như nghiên cứu tạo ra được máy móc thiết bị công nghệ phù hợp với năng lực ngành xây dựng Việt Nam.