- Hoạt động dịch vụ khách hàng: Techcombank đã thựchiện nhiêu
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
3.3.2.1. Cải thiện các chính sách về phát hành thẻ
a. Hoàn thiện các văn bản pháp luật về thẻ.
Để có thể phát triển hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Việt Nam, cần có một hành lang pháp lý đồng bộ và ổn định về hoạt động này. Hiện nay, các văn bản pháp luật liên quan đến nghiệp vụ thẻ của ngân hàng đang áp dụng vẫn mang tính hướng dẫn chung, các ngân hàng Việt Nam đều phải dựa trên các quyển hướng dẫn nghiệp vụ của các TCTQT mà chưa có điều lệ cụ thể áp dụng tại Việt Nam; không những thế còn có sự bất cập giữa hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng với chế độ quản lý ngoại hối hiện hành như đã đề cập ở phần trên gây không ít lúng túng cho các ngân hàng nói chung và Techcombank nói riêng trong việc hoạch định chiến lược kinh
doanh thẻ. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần sớm bổ sung các văn bản pháp luật quy định cụ thể cách thức thực hiện nghiệp vụ thẻ ngân hàng. Sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật liên quan đến thẻ, để tránh tình trạng mâu thuẫn với chế độ quản lý ngoại hối hiện hành của Nhà nước.
b. Ngân hàng nhà nước nên tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM tham gia vào hoạt động kinh doanh thẻ.
Ngân hàng Nhà nước thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo, hội thảo để hướng dẫn các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thẻ sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế và các yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước cũng như các vấn đề liên quan đến hạn chế rủi ro cho ngân hàng trong kinh doanh thẻ. Đồng thời để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng trên thị trường thẻ, Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những vi phạm quy chế hoạt động thẻ.
c. Thành lập trung tâm thanh toán liên ngân hàng về thẻ.
Hiện nay, mỗi hệ thống NHTM đều có riêng thể lệ, quy tắc thanh toán, những tiện ích dịch vụ và mạng lưới thanh toán riêng đối với những sản phẩm thẻ do ngân hàng mình phát hành. Như vậy, điều này phù hợp với vốn, công nghệ, chức năng kinh doanh của từng ngân hàng. Nhưng thực tế cũng cho thấy sự hạn chế khi thẻ nội địa do ngân hàng nào phát hành thì không được chấp nhận thanh toán tại một ngân hàng khác hệ thống. Hoặc sự phức tạp trong thanh toán đối với những thẻ quốc tế do các ngân hàng khác nhau về hệ thống, phát hành và chấp nhận thanh toán, lúc đó việc thanh toán phải thực hiện thông qua trung tâm thanh toán của TCTQT và ngân hàng phải chịu một khoản phí nhất định do tổ chức này quy định. Do vậy, cần thiết phải thành lập một trung tâm thanh toán liên ngân hàng về thẻ. Trung tâm này là đầu mối xử lý các giao dịch cấp phép, thanh toán tra soát các giao dịch thẻ của các NHTM mà không cần phải thông qua trung tâm thanh toán của TCTQT, đảm
bảo chấp nhận thanh toán tất cả các loại thẻ mà ngân hàng khác hệ thống phát hành. Trung tâm thanh toán liên ngân hàng về thẻ ra đời sẽ đẩy nhanh tốc độ thanh toán, giải quyết được vấn đề về chênh lệch tỷ giá, thống nhất về đồng tiền thanh toán, mức chi phí thanh toán giữa các ngân hàng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nghiệp vụ kinh doanh thẻ. Không những thế, thông qua trung tâm thanh này, các ngân hàng sẽ được cập nhật những thông tin về thẻ giả mạo, thẻ bị mất cắp, thất lạc, nhờ đó mà hạn chế được rủi ro cho ngân hàng.
d. Hoàn thiện chính sách quản lý ngoại hối
Chính sách quản lý ngoại hối hiện nay đã có quy định về đồng tiền thanh toán thẻ tại các ĐVCNT và tại các ngân hàng tuỳ theo chức năng hoạt động và hình thức đầu tư vốn, nhưng việc sử dụng thẻ do ngân hành Việt Nam phát hành tại thị trường nước ngoài vẫn chưa được quy định. Theo xu hướng phát triển chung của thế giới, nước ta đã định hướng từng bước tự do hoá các giao dịch vãng lai. Để phù hợp với định hướng này và tạo điều kiện cho hình thức thanh toán thẻ phát triển, chính sách quản l ý ngoại hối cần có quy định đối với việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế cũng như thẻ ghi nợ do ngân hàng Việt Nam phát hành tại nước ngoài.
3.3.2.2. Thay đổi chính sách quản lý đối với Techcombank một cách phù hợp.
- Cho phép Techcombank được thực hiện việc phát hành và thanh toán thẻ quốc tế mang thương hiệu VisaCard và các loại thẻ quốc tế khác.
- Tiếp tục giúp đỡ, hỗ trợ Techcombank trong hoạt động phát triển dịch vụ thông qua việc tuyên truyền đến với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức … trên địa bàn thực hiện phát triển thanh toán không dùng tiền mặt để hỗ trợ cho hoạt động thanh toán thẻ của Ngân hàng.
- Cho phép Techcombank được đẩy mạnh thực hiện việc liên kết phát hành, thanh toán thẻ với VCB và các Ngân hàng khác.
KẾT LUẬN
Thẻ thanh toán với nhiều tiện ích đem lại cho chủ thẻ, cho Ngân hàng và cho nền kinh tế đã trở thành một phương tiện thanh toán phổ biến trên thế giới và trở nên không thể thiếu trong một xã hội văn minh, hiện đại với một nền kinh tế phát triển.
Nhìn nhận một cách tổng quát thì phát triển sử dụng thẻ sẽ làm giảm đáng kể lượng tiền mặt trong lưu thông, đồng thời là công cụ kích cầu có hiệu quả và ở chừng mực nhất định, có tác dụng kích thích phát triển sản xuất, phát triển còn giúp Nhà nước kiểm soát được thu nhập và chi tiêu của dân chúng. Đối với các ngân hàng, phát triển thẻ đem lại nguồn thu dịch vụ tương đối cao và ổn định, phân tản rủi ro.
Thị trường thẻ Việt Nam ngay từ những buổi đầu và cho đến nay đã gặp không ít khó khăn do thói quen dùng tiền mặt trong dân cư vẫn còn khá phổ biến không dễ gì thay đổi trong một sớm một chiều, việc tham gia vào thị trường thẻ đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức và chi phí mà không Ngân hàng nào cũng có thể đáp ứng được, hơn nữa hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng lại chưa ổn định và đồng bộ. Tuy nhiên, thị trường thẻ Việt Nam trong tương lai có tiềm năng phát triển là điều không thể phủ nhận khi mà Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập và phát triển, kinh tế ngày càng phát triển, đặc biệt là nhu cầu đi du học và du lịch ngày càng tăng ; mặt khác, xu thế cạnh tranh trong tương lai sẽ vẫn tiếp diễn vì ngày càng có nhiều ngân hàng tham gia vào thị trường thẻ.
Khoá luận với đề tài: “Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ
thanh toán tại Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam” đã giải quyết được
1. Phân tích những cơ sở lý luận về sự hình thành và phát triển của hình thức thanh toán thẻ.
2. Phân tích cụ thể quy trình tổng quát của nghiệp vụ phát hành, sử dụng thanh toán thẻ và phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh thẻ của các Ngân hàng.
3. Trên cơ sở phân tích số liệu, tình hình thực tế hoạt động của nghiệp vụ thanh toán thẻ tại Techcombank, khoá luận đã nêu ra những hạn chế chủ yếu trong hoạt động kinh doanh và phát triển nghiệp vụ thanh toán thẻ tại Techcombank.
4. Khoá luận rút ra nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trên.
5. Đưa ra giải pháp đối với Techcombank và một số kiến nghị đối với các cơ quan chức năng nhằm phát triển hình thức thanh toán thẻ ở Việt Nam.
Để phát triển thị trường thanh toán thẻ cần phải có sự quan tâm, nỗ lực từ nhiều phía và có những đầu tư nhất định như khoá luận đã trình bày. Cá nhân người viết tin tưởng rằng với định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của các cấp, các ngành và của bản thân Ngân hàng, trong những năm tới thẻ thanh toán do Tecnhcombank phát hành sẽ phát triển mạnh và vững chắc.
Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng với sự giúp đỡ tận tình của các cô, các chú, các anh, các chị cùng với sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo Lê Văn Luyện, em đã hoàn thành khoá luận của mình. Do còn nhiều hạn chế về mặt lý luận cũng như thực tiễn nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy các cô, bạn bè để em có thể củng cố hơn nữa kiến thức của mình cũng như hoàn thành tốt hơn khoá luận.