Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam-Techcombank (Trang 75 - 77)

- Hoạt động dịch vụ khách hàng: Techcombank đã thựchiện nhiêu

3.3.1.Kiến nghị đối với Chính phủ

3.3.1.1. Đầu tư kỹ thuật và cơ sở hạ tầng

Đầu tư kỹ thuật và cơ sở hạ tầng để hiện đại hoá công nghệ ngân hàng không chỉ là vấn đề của riêng ngành ngân hàng mà của cả nước ta, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của cả nước. Do đó, Nhà nước cần quan tâm đầu tư cho lĩnh vực này để ngân hàng Việt Nam có thể hiện đại hoá công nghệ, theo kịp với các nước khác trên thế giới. Nói riêng về lĩnh vực thẻ Ngân hàng, hiện nay để tham gia vào hoạt động kinh doanh thẻ, các ngân hàng Việt Nam đều phải nhập máy móc, thiết bị hiện đại, phần mềm dùng trong công nghệ thẻ từ nước ngoài. Trong khi đó, Chính phủ chưa quan tâm đến việc hỗ trợ đầu tư thể hiện thông qua các chính sách về thuế đánh vào thiết bị và phần mềm dùng trong công nghệ thẻ còn cao. Điều này làm cho chi phí đầu tư của ngân hàng đã cao lại càng cao hơn. Vậy trong thời gian tới, Chính phủ nên khuyến khích các ngân hàng đầu tư cho kỹ thuật, cơ sở hạ tầng bằng việc giảm bớt thuế nhập khẩu đánh vào những hàng hoá trên.

Một vấn đề nữa, đó là tình trạng đường truyền viễn thông như hiện nay không ổn định, vấn đề nghẽn mạch xảy ra thường xuyên cùng với việc phải trả một chi phí cao cho hệ thống thông tin liên lạc ảnh hưởng không ít tới hiệu quả hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Do đó, trong thời gian tới, Chính phủ cần quan tâm đầu tư cho nâng cấp và phát triển mạng viễn thông để vừa hạn chế bớt tình trạng nghẽn mạch vừa giảm được cước phí cho ngân hàng.

3.3.1.2. Công tác chống tội phạm thẻ

Cùng với việc phát triển hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, bản thân mỗi ngân hàng đều quan tâm đúng mức đối với vấn đề phòng ngừa và hạn chế rủi ro do tội phạm thẻ gây nên. Tuy nhiên, do nghiệp vụ kinh doanh thẻ Ngân hàng vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam nên hệ thống pháp luật chưa bổ sung kịp thời những biện pháp xử lý cho các trường hợp lạm dụng, lừa đảo bằng phương tiện thanh toán này. Đây chính là kẽ hở của luật pháp Việt Nam đã gây không ít khó khăn cho các ngân hàng trong việc xử lý các tội danh liên quan đến thẻ.

Vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ nên sớm ban hành các văn bản luật và dưới luật quy định rõ tội danh và khung xử phạt tương ứng để nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các ngân hàng kinh doanh thẻ cũng như các chủ thẻ.

3.3.1.3. Tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định.

Một môi trường kinh tế xã hội ổn định luôn là nền tảng vững chắc cho mọi sự phát triển. Phát triển thẻ cũng không nằm ngoài quy luật đó. Kinh tế xã hội có ổn định và phát triển bền vững thì đời sống của người dân mới được cải thiện, quan hệ quốc tế mới được mở rộng, mới có điều kiện tiếp xúc với các công nghệ thanh toán hiện đại của ngân hàng. Kinh tế xã hội phát triển thì ngân hàng mới có thể mở rộng được đối tượng phục vụ của mình.

3.3.1.4. Đầu tư cho hệ thống giáo dục.

Đầu tư cho hệ thống giáo dục là đầu tư phát triển nhân tố con người. Vấn đề này phải nằm trong chiến lược phát triển chung của một quốc gia. Do vậy, muốn có một đội ngũ lao động có trình độ, đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển, đặc biệt trong một ngành áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào bậc nhất trên thế giới như ngân hàng thì cần có một đường lối chiến lược chỉ đạo của nhà nước. Nhà nước cần khuyến khích các trường đại học mở ra những ngành học chuyên môn về thẻ ngân hàng, công nghệ thẻ nằm trong khối ngành kinh tế chung.

Tóm lại, sự trợ giúp của nhà nước vô cùng quan trọng đối với mọi ngành, mọi cấp. Nếu có những biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ về chính sách thuế, quy định về luật pháp… để các NHTM có định hướng triển khai dịch vụ thẻ thanh toán góp phần phát triển kinh tế xã hội lâu dài thì nhất định dịch vụ này sẽ thu được kết quả khả quan.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam-Techcombank (Trang 75 - 77)