Những vấn đề còn tồn tại.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam-Techcombank (Trang 54 - 56)

- Hoạt động dịch vụ khách hàng: Techcombank đã thựchiện nhiêu

2.3.2.Những vấn đề còn tồn tại.

So sánh vị thế tương đối trên thị trường, Techcombank còn khá mờ nhạt trong một số hoạt động như:

- Mạng lưới chỉ giới hạn trong 4 thành phố lớn với tổng 25 điểm giao dịch (so với 92 điểm giao dịch của Sacombank, 45 điểm giao dịch của ACB, 40 điểm giao dịch của Đông Á, 35 điểm giao dịch của Phương Nam, và hơn 30 điểm giao dịch của SaigonBank…)

- Thiếu các hoạt động đầu tư đa dạng như: chứng khoán, quỹ đầu tư, quản lý tài sản, bảo hiểm, bất động sản…)

- Cơ sở khách hàng cá nhân còn hạn chế (hơn 40.000 tài khoản cá nhân so với gần 200.000 tài khoản cá nhân của Sacombank và ACB, 100.000 tài khoản cá nhân của Đông Á, hay hơn 500.000 tài khoản cá nhân của VCB…)

- Huy động dân cư còn khiêm tốn (chỉ chiếm 33% tổng vốn huy động so với hơn 60% đối với ACB, Sacombank và Đông Á).

Do mới tham gia vào thị trường thẻ nên chắc chắn những tồn tại của Techcombank là rất nhiều và đó là điều không thể tránh khỏi. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, số lượng thẻ phát hành còn hạn chế và mới chỉ có một loại

thẻ nội địa F@stAccess được phát hành trong khi đó các ngân hàng TMCP khác đã co một hệ thống khá phong phú như: ACB cùng được thành lập như năm 1990 như Techcombank nhưng đến nay hệ thống sản phẩm thẻ thanh toán của ACB dẫn đầu thị trường. Tính đến năm 2006, ACB đã phát hành được thẻ Tín dụng quốc tế và thẻ nội địa như: Visa Electron, MasterCard Electronic, ACB E-card, Visa Business. Để tiến kịp ACB cũng như các ngân hàng khác trong liên minh thẻ đòi hỏi Techcombank phải nỗ lực rất nhiều và phải đầu tư nhiều về trang thiết bị cũng như các phần mềm liên quan đến quản lý thẻ.

* Thứ hai, hệ thống thanh toán vẫn chưa được mở rộng ở nhiều tỉnh

thành trên toàn quốc. Cụ thể: các Đơn vị chấp nhận thẻ của Techcombank chủ yếu tập trung ở 4 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Điều này chủ yếu là do số lượng chi nhánh và đại lý của Techcombank trên toàn quốc còn hạn chế. Trong khi đó số lượng chi nhánh của ACB là 42 và 4.687 đại lý. Và nguyên nhân quan trọng khác là Techcombank mới tham gia vào thị trường thẻ nên số lượng khách hàng chưa nhiều, sản phẩm thẻ thanh toán chưa phong phú.

Thứ ba, theo kế hoạch đặt ra là cuối năm 2006 Techcombank sẽ cho ra

đời sản phẩm thẻ tín dụng Quốc tế mang thương hiệu MasterCard. Nhưng đến nay sản phẩm này vẫn chưa ra đời và mới đang ở giai đoạn test để đưa ra thị trường trong quý I năm 2006. Như vậy, theo kế hoạch đặt ra thì Techcombank đã không hoàn thành kế hoạch. Và điều này còn hạn chế khả năng tiếp cận thị trường thẻ của Techcombank vì việc phát triển sớm hay muộn của thẻ thanh toán là rất quan trọng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam-Techcombank (Trang 54 - 56)