Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Đánh giá quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn Huyện Hoài Đức - TP. Hà Nội giai đoạn 2006 (Trang 57 - 62)

- Nghiên cứu và ban hành các chính sách của Huyện, của Thành phố nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sử dụng đất yên tâm vào đầu tư phát triển trên địa bàn theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái. Chính sách hỗ trợ đền bù giải tỏa mặt bằng cần được quy định cụ thể thống nhất chung trong toàn Huyện. Nhất là chính sách tạo công ăn việc làm mới cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp.

- Đầu tư đồng bộ phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi và các điểm dân cư để tiết kiệm đất, xác định giá đất hợp lý tăng nguồn thu cho ngân sách, kiểm tra, rà soát lại, chỉ đạo các doanh nghiệp sử dụng đất, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thống nhất quản lý đất đai, nhất là việc theo dõi biến động do chuyển quyền và chuyển mục đích sử dụng đất. Nhất là rà soát việc sử dụng đất của các cơ quan, doanh nghiệp thu hồi đất để lãng phí hoang hóa theo kế hoạch chỉ đạo của Ủy ban Huyện.

- Lập quy hoạch, kế hoạch hoàn chỉnh cho 20 xã, thị trấn trong huyện thời kỳ 2006 - 2010.

- Cương quyết hạn chế và nhanh chóng chấm dứt việc giao đất để đầu tư xây dựng trong khi chưa có các kế hoạch cụ thể để thực hiện đầu tư hạ tầng. Đây là tình trạng dễ dẫn đến việc xây dựng các khu dân cư không hoàn chỉnh, gây ra những tổn hại đến môi trường do thiếu những công trình cơ sở hạ tầng.

- Bố trí các cụm, điểm công nghiệp mới phải dựa trên quan điểm phát triển lâu dài và bền vững. Do vậy phải nghiên cứu kỹ lưỡng các dự án phát triển, nhất là đánh giá tác động của các dự án này đối với môi trường và xã hội, phát huy vai trò của quần chúng trong việc đánh giá các tác động này. Việc xét duyệt các dự án phát triển cần có sự tham gia đầy đủ của các cơ quan, ban ngành cớ chức năng hoặc có liên quan.

- Tăng cường bồi dưỡng và kiện toàn cán bộ địa chính cấp xã cả về kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và năng lực công tác, giúp UBND cùng cấp trong việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn nói chung và công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói riêng.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho mọi người dân sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bảo vệ môi trường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận 1. Kết luận

Quy hoạch sử dụng là một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, nhằm đáp ứng nhu cầu về đất cho các ngành các cấp thực hiện các nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, là cơ sở khoa học và pháp lý sử dụng đất có hiệu quả, tiết kiệm. Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Hoài Đức đến năm 2010 đã thực hiện được đầy đủ tính chất này vì:

- Phương án được xây dựng đúng theo Nghị định 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai và tuân thủ theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo thông tư số 30/2004/TT - BTNMT ban hành ngày 01/11/2004 và Quyết định số 04/2005/QĐ - BTNMT ngày 30/06/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Đã xuất phát từ thực tế sử dụng đất: Nghiên cứu sử dụng nhiều nguồn tài liệu, số liệu, bản đồ của các ngành các cấp về tình hình sử dụng đất và đánh giá tài nguyên đất đai. Số liệu hiện trạng sử dụng đất là số liệu pháp lý đầy đủ và mới nhất từ kiểm kê, thống kê đất đâi trên đại bàn huyện năm 2010. - Quy trình xây dựng phương án có sự tham gia của các ngành, UBND các xã trong huyện dưới sự chỉ đạo thống nhất của ban thương vụ Huyện ủy và thường trực UBND Huyện.

- Nội dung phương án khẳng định rõ tài nguyên đất đai và triển vọng khai thác sử dụng. Về mặt ý nghĩa tạo cơ sở đảm bảo cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn phát triển theo định hướng của Đại hội Đảng bộ huyện.

2.Một số kiến nghị

- Đề nghị các Bộ, Ngành, UBND tỉnh có chính sách đầu tư thỏa đáng tạo điều kiện cho Hoài Đức phát huy tiềm năng nội lực, tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài nhằm thực hiện tốt phương án quy hoạch sử dụng đất và sự chuyển dịch cơ cấu các loại đất theo quan điểm sử dụng đất đầy đủ, tiết

kiệm, hiệu quả, bền vững đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra và ngày càng nâng cao đời sống của nhân dân.

- Về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Đề nghị UBND thành phố có hướng dẫn chi tiết đối với một số trường hợp cấp GCN QSD đất theo nghị định 84/2007/ND - CP; hỗ trợ kinh phí để hoàn thiện hồ sơ địa chính: tổ chức rà soát, cấp GCN cho các tổ chức, nhất là các trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và các tổ chức kinh tế nhà nước, tập thể.

- Về việc đo đạc thành lập bản đồ địa chính: Đề nghị UBND thành phố Hà Nội đầu tư đo đạc bản đồ địa chính chính quy cho toàn bộ diện tích trên địa bàn huyện để quản lý, sử dụng đất được chặt chẽ , hiệu quả hơn.

- Về việc quản lý, theo dõi biến động đất đai: Công tác quản lý, theo dõi các biến động đất đai cần được thực hiện một cách hiệu quả hơn, các biến động cần phải được chỉnh lý kịp thời trên bản đồ địa chính.

- Về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Cần tạo điều kiện về mọi mặt để sớm hoàn thiện phương án quy hoạch sử dụng đát giai đoạn 2011- 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011- 2015. Đây sẽ là cơ sở để huyện quản lý và sử dụng đất 1 cách tiết kiệm, hiệu quả, bền vững theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Đối với lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, giá trị sảnh xuất ngành xây dựng tăng cao và nhanh nhất (tăng 15,3%/năm). Đây là kết quả của quá trình công nghiệp hóa, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực, đặc biệt trong giai đoạn đầu, hoạt động xây dựng thường diễn ra ở nhiều lĩnh vực với quy mô lớn. Vì thế Hoài Đức nên tập trung xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng tại các cụm công nghiệp, đầu tư mở rộng và theo chiều sâu các cơ sở công nghiệp hiện có.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thuyết minh tổng hợp dự án “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 định hướng tới năm 2020” - Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND Huyện Hoài Đức - năm 2008.

2. Báo cáo tổng hợp dự án “Quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội Huyện Hoài Đức đến năm 2020 - Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND Huyện Hoài Đức - năm 2010.

3. Báo cáo kiểm kê đất đai năm 2010 - Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND Huyện Hoài Đức.

4. Luật đất đai năm 2003 ngày 26/11/2003.

5. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 15/4/1992. 6. Nghị định 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc thi hành luật đất đai.

7. Nghị định số 69/2009/NĐ - CP ngày 13/08/2009. 8. Công văn số 1814/CV - TCĐC, ngày 12/10/1998.

9. Thông tư số 30/2004/TT - BTNMT ban hành ngày 01/11/2004.

10. Quyết định số 04/2005/QĐ - BTNMT ngày 30/06/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

11. Bài giảng quy hoạch sử dụng đất đai - Giảng viên: Nguyễn Trung Quyết - Đại học Nông lâm - TP. Hồ Chí Minh.

12. Các trang web:

- http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com; - http://nongnghiep.vn.

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Trong thời gian thực tập, sinh viên Nguyễn Thị Linh đã tìm hiểu, nắm bắt đầy đủ nội quy, chức năng, nhiệm vụ của Phòng; nghiêm chỉnh chấp hành tốt nội quy, quy chế làm việc của đơn vị; có tinh thần tích cực, chủ động sáng tạo và ham học hỏi trong công việc được giao; hoàn thành tốt nội dung thực tập theo yêu cầu.

KT. TRƯỞNG PHÒNGPHÓ TRƯỞNG PHÒNG PHÓ TRƯỞNG PHÒNG

Một phần của tài liệu Đánh giá quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn Huyện Hoài Đức - TP. Hà Nội giai đoạn 2006 (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w