Dự báo nhu cầu sử dụng đất đa

Một phần của tài liệu Đánh giá quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn Huyện Hoài Đức - TP. Hà Nội giai đoạn 2006 (Trang 29 - 35)

Đất nông nghiệp: Để đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như ngành nông nghiệp của huyện nói riêng, dự kiến tới năm 2010 diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện cần bố trí khoảng 267,2 ha, trong đó:

- Đất trồng cây hằng năm: 25,37 ha.

- Đất trồng câu lâu năm: 0,15 ha.

- Chu chuyển nội bộ giữa các loại đất nông nghiệp: 241,69 ha.

Đất phi nông nghiệp: Nhằm đáp ứng nhu cầu về đất ở cũng như bố

2010 diện tích đất phi nông nghiệp của toàn huyện cần khoảng 3,6 nghìn ha, trong đó:

- Bố trí đất ở: 2,5 nghìn ha.

- Đất cho các mục đích chuyên dùng và các loại đất phi nông nghiệp khác là 1,1 nghìn ha.

Đánh giá chung

Trên đây là những dự báo nhu cầu sử dụng đất đai của Huyện Hoài Đức trong bản báo cáo quy hoạch kỳ quy hoạch 2006 - 2010 (định hướng tới năm 2020). Theo em đây là dự báo rất sơ sài, các chỉ tiêu đất đai ở mức chung chung chưa đi vào cụ thể đồng thời chưa đưa ra được những căn cứ pháp lý cũng như những cơ sở thực tế của dự báo trên làm cho độ tin cậy của dự báo chưa cao vì:

- Dự báo nhu cầu sử dụng đất phải dự báo từng loại đất cụ thể (6 loại đất chính) chứ không chỉ có hai loại đất là đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp.

- Theo công văn số 1814/CV - TCĐC, ngày 12/10/1998 thì “Nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành được xác định căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu phát triển của từng ngành, khả năng đầu tư trong các giai đoạn và quỹ đất hiện có của địa phương (số lượng và đặc điểm tài nguyên đất đai)”.

- Nhiệm vụ trọng tâm của quy hoạch sử dụng đất đai là tổ chức sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai nhằm giải quyết tốt mâu thuẫn giữa người sử dụng và nguồn tài nguyên đất đai. Dân số luôn gia tăng, cùng với sự gia tăng dân số là sự gia tăng về nhu cầu xã hội và đòi hỏi nhu cầu đất ngày càng lớn. Trong khi đó, diện tích và sức tải dân số của đất đai lại có giới hạn, mâu thuẫn giữa người và đất đai lại càng thêm gay gắt. Vì vậy, dự báo dân số có ý nghĩa quan trọng, là tiền đề của quy hoạch sử dụng đất đai.

- Mặt khác, đây là bản quy hoạch tới năm 2010 và định hướng tới năm 2020 vì vậy không những cần dự báo nhu cầu đất đai tới năm 2010 mà còn cần dự báo tới năm 2020 vì quy hoạch sử dụng đất có tính bền vững, lâu dài và tính khả thi không những trong kỳ quy hoạch mà còn trong tương lai để từ

đó đưa ra những dự báo và có những định hướng tương đối để sử dụng đất có hiệu quả, hợp lý hơn.

Với những ý kiến cá nhân như trên cùng với những tài liệu thu thập được trong quá trình thực tập em xin bổ sung thêm một số điểm sau để dự báo nhu cầu sử dụng đất đai được khách quan và chính xác hơn.

* Về ngành nông nghiệp

- Tổng giá trị sản xuất phấn đấu đạt 200 tỷ:

Trong đó: Trồng trọt: 100 tỷ đồng; chiếm 50% cơ cấu giá trị ngành. Chăn nuôi: 100 tỷ đồng; chiếm 50% cơ cấu giá trị ngành. - Tổng diện tích gieo trồng: 3.330 ha (trong đó cây lúa: 1.000 ha; cây màu 2.330 ha).

- Năng suất lúa phấn đấu đạt 58 tạ/ ha.

- Tổng sản lượng lương thực phấn đấu đạt: 6.048 tấn (trong đó SL thóc là 5.850 tấn; SL ngô là 198 tấn).

- Hệ số sử dụng đất phấn đấu đạt 2,6 lần.

- Giá trị sản xuất trên héc ta canh tác phấn đấu đạt: 47,7 triệu đồng/ ha. Ngoài ra, còn có mục tiêu kinh tế cũng như nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành phi nông nghiệp và các ngành khác nhưng hiện tại vẫn chưa có báo cáo chính thức về phương hướng mục tiêu trong nhiệm kỳ tới.

* Về dân số và lao động

Năm 2010 dân số huyện Hoài Đức là 192 nghìn người, mật độ dân số khoảng 23,3 người/ha, cao hơn so với mật độ của Hà Nội (19,7 người/ha) và cao hơn so với mật độ dân số trung bình của vùng đồng bằng sông Hồng (khoảng 9,3 người/ha) và cả nước (2,59 người/ha). Vì vậy tốc độ tăng dân số Hoài Đức những năm 2006 - 2020 (không tính xã Dương Nội đã được chuyển vào quận Hà Đông) đạt mức trung bình 2,5%/năm. Trong đó, tốc độ tăng dân số tự nhiên chiếm từ 1,2 - 1,3%/năm, ở mức khá cao so với bình quân chung của Thành phố và chưa có đấu hiệu giảm. Bên cạnh đó, tốc độ tăng dân số cơ học có xu hương tăng dần, đặc biệt là từ cuối năm 2008 khi Hoài Đức trở thành huyện ngoại thành Hà Nội, tốc độ tăng dân số đến 4,4%. Với giả định quá

trình đô thị hóa trên địa bàn diễn ra nhanh, đặc biệt là giai đoạn 2015 - 2020 khi các chuỗi đô thị mới được hoàn tất đưa vào sử dụng; các công trình hạ tầng kỹ thuật của trung ương, Thành phố sớm triển khai và đưa vào hoàn chỉnh theo dự kiến. Do đó, dự báo tốc độ tăng dân số của huyện giai đoạn 2011 - 2015 là 4%/năm và giai đoạn 2015 - 2020 là 4,5%. Như vây, đến năm 2015, dân số trên địa bàn sẽ đạt trên 234 nghìn người và đến năm 2020 là khoảng 291 nghìn người trong đó dân cư đô thị khoảng 200 nghìn người. Đây là phương án có tốc độ tăng dân số cao nhất nhưng là phù hợp vì:

- Với 12 dự án khu đô thị mới đã được phê duyệt quy hoạch, trong đó có nhiều khu đang trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà ở. Dự báo giai đoạn từ nay đến 2015, có thể có đến 3 - 4 khu đi vào hoạt động và trước năm 2020 hầu hết 12 khu đô thị trên sẽ đi vào hoạt động, thu hút khoảng 15 vạn dân đến sinh sống.

- Quá trình hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn sẽ rút ngắn khoảng cách từ Hoài Đức đến trung tâm thành phố. Thêm vào đó, sự phát triển lan tỏa từ trung tâm Thành phố là động lực thu hút dân cư từ các địa phương khác đến sinh sống và làm việc trên địa bàn và là cơ sở gia tăng dân số cơ học.

Với những tài liệu được bổ sung như trên dưới đây em xin đưa ra bảng dự báo nhu cầu sử dụng đất năm 2010 định hướng tới năm 2020 được tổng hợp trong báo cáo quy hoạch tổng thể thực hiện năm 2010 với sự tham gia của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được cập nhật với những số liệu mới nhất, và có sự xem xét đánh giá chi tiết mọi lĩnh vực: các ngành kinh tế, dân số, môi trường ...và những tác động tới nhu cầu, quy hoạch sử dụng đất đai...

Bảng 03: Nhu cầu sử dụng đất đai năm 2010 định hướng tới năm 2020

Đơn vị tính: ha Loại đất 2009 2010 2015 2020 Tăng giảm 2009/2015 Tăng giảm 2015/2020 Tổng diện tích tự nhiên 8246.77 8246.77 8246.77 8246.77 0 0 Đất nông nghiệp 4217.09 3045.23 2229.17 1986.69 -1987.02 -242.48

Đất sản xuất nông nghiệp 4076.97 3016.21 2100 1875.65 -1976.97 -224.35

Đất nuôi trồng thủy sản 111.1 110 103.25 90.54 -7.85 -12.71

Đất nông nghiệp khác 29.02 29.02 25.92 20.5 -3.1 -5.42

Đất phi nông nghiệp 3972.38 5157.32 5985.23 6232.82 2012.85 247.57

Đất ở 1967.48 2250.43 2750.43 2896.34 782.95 145.91

Đất chuyên dùng 1769.56 2658.01 2987.6 3078.5 1218.04 90.9

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 59.5 59.5 59.5 59.5 0 0

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 462.03 889.89 1098.7 1243.7 636.67 145

Đất có mục đích công cộng 1180.21 1657.56 1987.6 1987.6 687.59 119.8

Đất tôn giáo, tín ngưỡng 27.85 27.64 30.96 30.96 3.11 0

Đất nghĩa trang, nghĩa địa 76.81 97.69 97.69 110 20.88 12.31

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 124.85 120 115 115 -9.85 0

Đất phi nông nghiệp khác 5.83 3.55 3.55 2 -2.25 -1.55

Đất chưa sử dụng 57.3 44.22 32.37 27.28 -24.93 -5.09

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường)

Đối với đất nông nghiệp: Là huyện có tốc độ đô thị hóa mạnh, nên

diện tích đất nông nghiệp dự báo đến năm 2015, 2020 của Hoài Đức sẽ giảm đáng kể. Phần lớn diện tích đất này được chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp, phục vụ cho các dự án xây dựng đô thị và khu công nghiệp, cũng như hệ thống giao thông của huyện và Thành phố. Dự kiến đến năm 2015, tổng diện tích đất nông nghiệp giảm khoảng 1987,92 ha; tức là từ 4217,09 ha năm 2009 xuống còn 2229,17 ha năm 2015. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp giảm mạnh từ 4076,97 ha năm 2009 xuống còn 2100 ha năm 2015 và còn 1875,65 ha năm 2020; trong đó tập trung chủ yếu là vùng bãi và một số diện tích xen kẹt trong khu dân cư của các xã vùng đồng. Một số diện tích nuôi trồng thủy sản hiện có cũng sẽ bị thu hẹp để dành đất phục vụ cho các dự án, đặc biệt là các ao hồ trong khu vực vùng đồng, dự kiến đến năm 2015 còn khoảng 103,25 ha và năm 2020 còn khoảng 90,54 ha tập trung chủ yếu ở các xã vùng bãi ven sông Đáy, trong đó có kết hợp nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái. Như vậy trong thời kỳ quy hoạch đất nông nghiệp của Hoài

Đức không còn nhiều, đặc biệt là các vùng có tốc độ đô thị hóa mạnh. Theo kết quả phê duyệt và quyết định triển khai các dự án đô thị và công nghiệp trên địa bàn huyện thì từ 2015 đến 2020, một số vùng của Hoài Đức sẽ không còn diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp như An Khánh, Vân Canh, Lại Yên, Lai Xá (Kim Chung). Do đó trong thời gian tới huyện cần có biện pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý và hiệu quả, cố gắng khai thác diện tích đất chưa sử dụng vào mục đích phát triển nông nghiệp; đặc biệt là đưa đất đai ở khu vực vùng bãi vào khai thác và sử dụng, nâng cao hệ số sử dụng đất nông nghiệp.

Đối với đất phi nông nghiệp: Song song với việc giảm diện tích đất nông nghiệp là việc gia tăng đáng kể của diện tích đất phi nông nghiệp. Trong thời gian tới nhu cầu đất phi nông nghiệp tăng rất mạnh để phục vụ cho quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa của huyện Hoài Đức là huyện tập trung nhiều dự án đô thị. Nhu cầu về đất cho phát triển đô thị từ nay đến năm 2015 và 2020 sẽ tăng rất mạnh, tập trung ở các xã như An Khánh, Kim Chung, Di Trạch, Thị trấn Trạm Trôi. Đến năm 2015 tổng diện tích đất phi nông nghiệp sẽ tăng khoảng gần 2012,85 ha, và dự kiến đến năm 2020 tăng khoảng 2260,42 ha so với năm 2009. Trong đó đất tăng đáng kể chiếm 46% diện tích phi nông nghiệp và khoảng 35,1% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất chuyên dùng, bao gồm các loại đất phục vụ công trình công cộng, đất trụ sở, đất cho sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Dự kiến đến năm 2015 tăng 1218,04 ha, chiếm khoảng 51% diện tích đất phi nông nghiệp và 36% diện tích đất tự nhiên. Trong đó chủ yếu tăng lên do đất giao thông và đất khu công nghiệp với mức tăng khoảng 1098,7 ha năm 2015 và khoảng 1243,7 ha năm 2020. Trong thời gian quy hoạch sẽ dành một diện tích đáng kể nhất cho phát triển các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, an ninh và quốc phòng với tổng diện tích tăng khoảng 400 ha.

Đối với đất chưa sử dụng: Phần lớn diện tích đất đai của huyện đều đã được đưa vào khai thác vào sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Do đó diện tích đất chưa sử dụng của Hoài Đức hiện nay không còn

nhiều, chỉ còn khoảng 57,3 ha chiếm khoảng 0,67% tổng diện tích đất tự nhiên, tập trung ở một số xã vùng bãi. Tuy nhiên do quá trình đô thị hóa, dự kiến đến năm 2015 sẽ khai thác, đưa vào sử dụng khoảng 24,93 ha, và đến năm 2020 tiếp tục khai thác khoảng 30 ha phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và một số mục đích phi nông nghiệp khác. Như vậy đến năm 2020 huyện Hoài Đức chỉ còn khoảng 27 ha đất chưa sử dụng.

Một phần của tài liệu Đánh giá quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn Huyện Hoài Đức - TP. Hà Nội giai đoạn 2006 (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w