3. Thực trạng sử dụng và quy hoạch đất năm
3.1. Đánh giá tình hình biến động đất đa
Bảng 08: Biến động theo mục đích sử dụng một số loại đất chính của huyện Hoài Đức từ năm 2005 đến 2010
Đơn vị tính: ha MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT Mã Diện tích năm 2010 So với năm 2005 Diện tích năm 2005 Tăng(+) giảm(-) Tổng diện tích tự nhiên 8246,77 8830,47 -583,70 Đất nông nghiệp NNP 4272,12 5558,20 -1286,08
Đất sản xuất nông nghiệp SXN 4126,17 5379,71 -1253,54 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 111,10 134,54 -23,44
Đất nông nghiệp khác NKH 34,85 43,95 -9,10
Đất phi nông nghiệp PNN 3917,35 3209,65 707,70
Đất ở OTC 1913,38 1303,30 610,08
Đất chuyên dùng CDG 1774,68 1627,54 147,14
Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 27,89 31,12 -3,23
Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 76,81 75,51 1,30 Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng
SMN 124,59 167,42 -42,83
Đất phi nông nghiệp khác PNK 4,76 -4,76
Đất chưa sử dụng CSD 57,30 62,62 -5,32
Đất bằng chưa sử dụng BCS 57,30 62,62 -5,32
(Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Hoài Đức)
Trong những năm qua, do biến động của quá trình đô thị hóa, đất nông nghiệp của Hoài Đức đã giảm đi một cách đáng kể do chuyển sang đất chuyên dùng và đất ở phục vụ cho các mục đích xây dựng các cụm công nghiệp, khu đô thị, giao thông. Trong giai đoạn từ năm 2005 - 2010, nhiều dự án đã được phê duyệt và thực hiện trên địa bàn huyện với diện tích cần phải thu hồi lên đến khoảng 989,31 ha, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp. So với năm 2005, tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện giảm khoảng 1286,08 ha. Các xã có diện tích đất nông nghiệp bị giảm nhiều nhất từ năm 2005 đến nay là chủ yếu là các xã thuộc vùng đồng có các dự án đô thị, khu công nghiệp và hệ thống
đường giao thông đã được triển khai như Thị trấn Trạm Trôi giảm khoảng 54,68 ha (từ 74 ha năm 2005 xuống còn 19,32 ha năm 2010); xã Di Trạch (giảm 110,25 ha); Lại Yên (77,54 ha); Xã Kim Chung (77,54 ha); Vân Canh (226,59 ha); An Khánh (136 ha); La Phù (119,97 ha). Một số xã nằm trong vùng chuyên sản xuất nông nghiệp cũng bị thu hẹp diện tích để phục vụ cho đô thị, xây dựng làng nghề và đường giao thông như Đức Thượng (15,15 ha), Đắc Sở (giảm 4,39 ha)... Phần lớn diện tích thu hồi và chuyển đổi này là từ đất trồng lúa và đất trồng rau màu khác. Nhìn chung đất nông nghiệp của Hoài Đức cho đến nay không còn nhiều, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Toàn bộ diện tích ở vùng đồng thuận lợi cho trồng lúa, cây ăn quả và rau thì cho đến nay đã có quyết định thu hồi hết phục vụ cho đô thị hóa. Hiện nay chỉ còn khoảng 1500 ha đất sản xuất nông nghiệp của các xã thuộc vùng bãi được sử dụng để trồng rau màu và cây ăn quả, tập trung ở một số xã như Song Phương (319 ha), Tiền Yên (175 ha). Một số sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng của Hoài Đức như Cam Canh, Bưởi Diễn hiện nay còn lại rất ít do không còn nhiều đất đai và đang dần bị mai một.
Quá trình đô thị hóa đòi hỏi phải chuyển đổi một diện tích lớn đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Do đó, trong thời gian vừa qua tổng diện tích đất phi nông nghiệp của huyện tăng lên một cách đáng kể từ 3209,65 ha năm 2005 đến 3917,35 ha năm 2010, tức tăng 707,70 ha. Phần diện tích tăng thêm này chủ yếu là được thu hồi từ đất nông nghiệp để phục vụ cho các dự án trên địa bàn huyện, trong đó chủ yếu là dự án đất đô thị với diện tích 670,17 ha; dự án đất cụm điểm công nghiệp (95,62 ha); dự án đất dịch vụ (141,45 ha) và một số các dự án đất ở và đất giao thông khác.
Do đó diện tích đất ở của huyện tính đến thời điểm đầu năm 2010 tăng mạnh, từ 1913,38 ha năm 2005 lên 1303,30 ha năm 2009, tức tăng 610,08 ha. Đất chuyên dùng tăng từ 1627,54 ha năm 2005 lên 1774,68 ha năm 2010, tức tăng 147,14 ha; trong đó chủ yếu là sự gia tăng của đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và đất có mục đích công cộng với mức tăng tương ứng là 234,35 ha và 26,96 ha. Trong giai đoạn 2005 - 2010, một số diện tích thuộc
đất sông suối mặt nước chuyên dùng cũng bị san lấp phục vụ cho đô thị hóa, do đó diện tích của các loại đất này cũng bị giảm so với 2005 là 42,83 ha.
Quỹ đất của huyện không lớn, trong khi nhu cầu sử dụng đất ngày càng gia tăng phục vụ cho quá trình đô thị hóa. Hiện trạng đất đai ở đây đang được khai thác và sử dụng vẫn chủ yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp và phát triển các khu đô thị, các cụm công nghiệp. Diện tích đất chưa sử dụng không còn nhiều. Do đó, trong những năm tới cần tiếp tục điều chỉnh quá trính sử dụng đất đai của huyện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015 và 2020.