Xuất phát từ thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện trong những năm qua, xu thế phát triển kinh tế trong những năm tới và khả năng đảm bảo về nhu cầu vốn đầu tư, thì mức độ đóng góp đối với phương án II của huyện vào nền kinh tế của huyện hầu như không tăng; chưa phát triển hết lợi thế và tiềm năng của huyện vào phát triển kinh tế - xã hội
Cũng xét trên nhiều phương diện thì phương án I có tính khả thi hơn, vừa có tính phấn đấu và huyện có khả năng khai thác các nguồn lực của mình và có sự đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của tỉnh.
Với những luận cứ trên cho thấy phương án I là phù hợp với điều kiện thực tế và có tính khả thi hơn nên được chọn làm phương án quy hoạch sử dụng đất tới năm 2010 định hướng tới năm 2020.
* Về kinh tế
- Đáp ứng được cơ cấu kinh tế theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện, có sức phấn đấu về tăng trưởng kinh tế (cả yếu tố nội sinh và ngoại sinhh) làm động lực thúc đẩy phát triên rkinh tế của huyện nói chung và của cả tỉnh hà tây nói chung, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xá hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
- Hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả về sử dụng đất cao khi chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, dịch vụ...
- Không mở rộng diện tích đất sản xuất lương thực mà chủ yếu là đầu tư chiều sâu, đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng với chất lượng tốt song vẫn bảo vệ được môi trường sinh thái.
- Huy động được ngồn vốn nhàn rỗi trong dân và thu hút đầu tư từ bên ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ..
* Về xã hội
- Các khu, cụm công nghiệp được bố trí hợp lý theo từng vùng, có quy mô phù hợp, thuận lợi giao thông và tạo mặt bằng xây dựng, huy động lực lượng lao động tại chỗ, tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
- Việc hình thành các cụm, điểm công nghiệp, cơ sở dịch vụ sẽ phát triển gắn liền với khu đô thị mới, các khu dân cư tập trung... nhằm tạo nên sự phát triển hài hòa giữa các mục tiêu phát triển kinh tế xã hooij, nâng cao khả năng phục vụ và nhu cầu hưởng thụ của nhân dân.
- Đất sản xuất nông nghiệp được chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hương thâm canh cao, sử dụng các biện pháp sinh học canh tác nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, sử dụng đất bền vững
- Đối với các khu dân cư quy hoạch mới cần được chỉnh trang lại cần bố trí đủ quỹ đất xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường sống của cộng đồng dân cư.
- Khai thác hợp lý đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng cho các mục đích sản xuất nông nghiệp, tạo mặt bằng cho xây dựng công nghiệp, đô thị... nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hạn chế đến mức thấp nhất việc để đất trống, bỏ hoang hóa nhằm cải thiện môi trường.