Phân tích môi trường ngành:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn sau cổ phần hóa (Trang 47 - 50)

II – PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN TRONG

2. Phân tích môi trường ngành:

xi măng vào hoạt động, điều đó đã tạo cho xi măng Bỉm Sơn một áp lực rất mạnh mẽ, đặc biệt là có rất nhiều công ty xi măng đang được thành lập trong địa bàn phân phối của Công ty.

Hơn nữa, việc Việt Nam gia nhập vào WTO giúp các công ty xi măng trong nước cũng như nước ngoài được tự do hóa thương mại, thị trường sẽ được mở rộng tạo nhiều cơ hội cho các công ty được mở rộng thị phần của mình, điều đó cũng có nghĩa là sẽ có rất nhiều thách thức đối với sự sống còn của Công ty CPXM Bỉm Sơn. Mặc dù đã hoạt động lâu năm, là những Công ty đầu tiên của ngành và rất có uy tín trên thị trường trong nước cũng như với nước bạn – Lào, nhưng áp lực cạnh tranh từ phía đối thủ tiềm ẩn là rất cao. Chính vì vậy, Công ty cần phải luôn nghiên cứu, tìm hiểu về các đối thủ tiềm ẩn trong thị trường, tìm biện pháp để khống chế các đối thủ này, và nhất là không được tự hài lòng với những kết quả đã đạt được mà phải luôn phấn đấu tìm cách tự đổi mới mình để vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh.

2.2. Áp lực sản phẩm thay thế:

Sự cạnh tranh của sản phẩm thay thế là mối đe dọa làm giảm lợi nhuận của các Công ty đang hoạt động trong ngành. Tuy nhiên, sản phẩm của Công ty CPXM Bỉm Sơn chủ yếu là xi măng – là sản phẩm mà mặc dù có rất nhiều công nghệ sản xuất khác nhau, nhưng hầu hết đặc tính và chất lượng của chúng là như nhau (trừ trường hợp làm giả), nó mang tính đặc thù khá riêng biệt và không có khả năng thay thế được. Hơn nữa do yêu cầu sử dụng, sản phẩm xi măng cần đạt được sự ổn định cao về chất lượng sản phẩm mà không đòi hỏi các sản phẩm mới một cách thường xuyên. Hầu hết sản phẩm xi măng mới chỉ là kết quả của sự thay đổi một số chỉ tiêu kỹ thuật và đặc tính sản phẩm. Xi măng mới hoàn toàn ít xuất hiện. Điều này do hai yếu tố chủ yếu sau đây chi phối. Một là, nhu

cầu sử dụng xi măng khá ổn định về chủng loại, tuyệt đại bộ phận là xi măng thông dụng. Trong khi đó, nhu cầu về một số loại xi măng đặc biệt không cao và không thường xuyên. Khách hàng có thể nhập khẩu các loại xi măng này. Hai là,

để nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các doanh nghiệp sản xuất xi măng cần phải hội đủ nhiều điều kiện quan trọng như tiền vốn, đội ngũ kỹ sư, phòng thí nghiệm, thiết bị và công nghệ. Hơn thế nữa, việc phát triển sản phẩm mới thường đòi hỏi thời gian nhất định kể từ khi thiết kế, chế thử đến đưa sản phẩm mới vào thị trường. Quá trình này luôn chứa đựng rủi ro.

Do đó, sức ép từ sản phẩm thay thế với Công ty là rất ít và đó chính là một thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

2.3. Sức ép từ khách hàng:

Công ty CPXM Bỉm Sơn hoạt động cung cấp và phân phối sản phẩm dưới sự chỉ đạo của Tổng công ty xi măng Việt Nam, địa bàn cung cấp của Công ty đã không thay đổi suốt những thời gian dài qua, nên hầu hết khách hàng của Công ty là những khách hàng truyền thống. Công ty đã có hình ảnh và uy tín rất tốt trong lòng khách hàng, và họ tiêu dùng sản phẩm của Công ty như một thói quen. Chính vì vậy, sức ép từ khách hàng đối với Công ty là không lớn. Hiện nay, do nhu cầu và yêu cầu đổi mới phát triển cũng như nhằm quảng bá hình ảnh của mình mạnh hơn nữa, được sự cho phép của Tổng công ty xi măng Việt Nam, Công ty đang tìm kiếm mở rộng thị trường mới, chủ yếu là ở phía Nam.

2.4. Áp lực từ nhà cung cấp:

Nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất ra xi măng mà Công ty CPXM Bỉm Sơn đang dùng là than, đá bazan, thạch cao,…Cùng với sự tăng giá đến chóng

đang đòi tăng giá, tạo sức ép khá lớn cho Công ty. Thêm vào đó, nguyên liệu để sản xuất xi măng là những nguyên liệu hữu hạn, không có khả năng tái tạo hoặc muốn tái tạo phải mất rất nhiều thời gian nên nguy cơ của việc cạn kiệt nguồn nguyên liệu là rất lớn. Do vậy, áp lực từ phía nhà cung cấp tạo cho Công ty CPXM Bỉm Sơn là tương đối lớn.

2.5. Áp lực trong nội bộ ngành:

Hiện nay, trong nước có khoảng 20 Công ty sản xuất xi măng, clinker và khoảng 10 Công ty đang chuẩn bị đưa vào sản xuất, Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn sẽ chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các doanh nghiệp này. Các doanh nghiệp này với tiềm lực mạnh về vốn, dây chuyền công nghệ hiện đại, khấu hao hết đã liên tục giảm giá bán sản phẩm, áp dụng các chính sách quảng cáo khuyến mại lớn kéo dài. Mặt khác, mẫu mã sản phẩm của họ cũng rất phong phú, đa dạng. Đồng thời, khi Việt Nam gia nhập các tổ chức thương mại của thế giới, khu vực, thuế nhập khẩu giảm chỉ còn từ 0 - 5% , khi đó Công ty sẽ phải đối mặt trực tiếp với sản phẩm của các nước khác, gặp phải sự cạnh tranh gay gắt về giá.

Hiện nay, tuy sản phẩm của Công ty chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ sản phẩm của các nhà máy mới xây dựng nhưng với uy tín, chất lượng đã được khẳng định qua thời gian, Công ty vẫn luôn duy trì được thị phần lớn, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có sự tăng trưởng và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn sau cổ phần hóa (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w