Phân tích môi trường vĩ mô:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn sau cổ phần hóa (Trang 44 - 47)

II – PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN TRONG

1.Phân tích môi trường vĩ mô:

1.1. Yếu tố kinh tế:

Trong những năm vừa qua, các yếu tố kinh tế đã tác động mạnh mẽ tới hoạt động của các doanh nghiệp nói chung, hay hoạt động của Tổng công ty xi măng Việt Nam nói riêng mà cụ thể là công ty cổ phần xi măng Việt Nam.

Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2003 – 2008

(Nguồn: Tạp chí kinh tế Việt Nam 2008 – 2009)

Trong giai đoạn 2003 – 2008, kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức cao và

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008

tương đối ổn định. Đời sống nhân sân được cải thiện. Điều này đã tác động tích cực đến sự phát triển của ngành xây dựng nói chung, Tổng công ty xi măng Việt Nam nói riêng và cụ thể hơn nữa là Công ty CPXM Bỉm Sơn. Tốc độ kinh tế tăng cao làm phát sinh thêm nhiều nhu cầu mới. Đây là cơ hội cho Công ty mở rộng sản xuất và phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội dó là mối đe dọa của sự xuất hiện thêm nhiều đối thủ mới, chi phí và tiền lương của Công ty cũng tăng lên làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty.

Tốc độ tăng tưởng kinh tế tăng , tỷ lệ lạm phát cũng tăng mạnh làm xáo trộn nền kinh tế, lãi suất tăng và sự biến động của đồng tiền trỏe nên khó lường hơn trước. Đặc biệt trong năm 2008, cuộc khủng hoảng nền kinh tế Mỹ đã nhanh chóng lan ra toàn cầu và nước ta cũng đã chịu ảnh hưởng rất lớn, lãi suất ngân hàng tăng cao, biến động khôn lường, các hoạt động đầu tư, sản xuất của Công ty trở thành hoạt động măng tính may rủi nhiều hơn, làm cho tương lai kinh doanh trở nên khó đoán hơn.

Bảng 2.4: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ năm 2003 – 2008

( Nguồn: Tạp chí kinh tế Việt Nam 2008 - 2009)

Lạm phát tăng cao làm tăng giá nguyên vật liệu và chi phí nhân công. Tỷ giá hối đoái là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu qiả sản xuất kinh doanh của các công ty, đặc biệt là những công ty có tỷ lệ hàng hóa nhập khẩu lớn. Trong giai đoạn này, Công ty CPXM Bỉm Sơn đang được đầu tư, nâng cấp và xây dựng các dự án dây chuyền mới, thường xuyên phải nhập khẩu máy móc

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008

doanh của Công ty. Nếu không dự đoán được sự thay đổi của đồng ngoại tệ thì Công ty sẽ bị thiệt hại rất lớn. Chính vì vậy, đây là một chướng ngại lớn đối với Công ty CPXM Bỉm Sơn.

1.2. Yếu tố chính trị - pháp luật:

Việt Nam là một trong những quốc gia có nền chính trị ổn định nhất trên thế giới. Hiện nay, nước ta đang tạo điều kiện tốt để thu hút các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đầu tư và kinh doanh. Sự ổn định về chính trị là nền tảng quan trọng để các doanh nghiệp an tâm kinh doanh, đạt được hiệu quả tốt. Ngoài ra, để các hoạt động kinh doanh có hiệu quả và đúng hướng thì mỗi quốc gia quản lý bằng các văn bản pháp luật, các chế tài chính sách có liên quan. Để quản lý tốt các hoạt động của nền kinh tế, Nhà nước quy định và công bố các chính sách cụ thể đối với từng thị trường , từng khu vực. Các quy định của Nhà nước buộc các doanh ngihiệp phải tuận theo như là các chính sách thuế, quy định về lao động, tiền lương, quy định về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải,… Những quy định đó có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của Công ty CPXM Bỉm Sơn, nó chính là cơ hội đồng thời cũng là mối đe dọa của Công ty.

1.3. Yếu tố công nghệ:

Trong tất cả các ngành đều đòi hỏi máy móc, thiết bị kỹ thuật cao mới đảm bảo về chất lượng và số lượng sản phẩm, dịch vụ. Ở nước ta hiện nay, thực tế chưa có đủ trình độ, công nghệ kỹ thuật đáp ứng những loại máy móc, thiết bị có công nghệ cao. Chính vì vậy, mà phải thường xuyên nhập ở các nước khác. Đôi khi, do không có trình độ và thiếu hiểu biết đã dẫn đến việc nhập khẩu những loaị máy móc, kỹ thuật lạc hậu, gây lãng phí tiền của. Do đó, việc nhập khẩu đòi hỏi phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, cẩn thẩn bởi những chuyên gia có trình độ và hiểu biết cao. Công ty CPXM Bỉm Sơn đã có đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực kỹ

thuật từng được đi học tập và nghiên cứu ở những nước có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Tuy nhiên, đội ngũ đó vẫn chưa được đầu tư đúng mức, chưa được đào tạo lai để cập nhật những công nghệ mới nhất. Do đó vẫn còn xảy ra hiện tượng mua những máy móc, thiết bị cũ ở nước ngoài với giá cao. Điều này đã ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Công ty CPXM Bỉm Sơn trên thị trường. Vì vậy, yêu cầu cần thiết trong thời gian tới của Công ty là cần phải quan tâm đầu tư tới việc đào tạo cán bộ chuyên trách về công nghệ cho Công ty.

Bên cạnh đó, cùng với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế đất nước và xu thế hội nhập quốc tế việc mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng thêm nhà xưởng, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ từng bước hiện đại nâng cao năng xuất thiết bị, năng xuất lao động, bố trí lao động phù hợp với tay nghề, nghiệp vụ của người lao động, nhằm mục đích nâng cao năng lực sản xuất và hiệu quả kinh tế. Để đáp ứng kịp thời yêu cầu của thị trường cả về số lượng và chất lượng, Công ty luôn tìm nguồn nguyên vật liệu thuận lợi, khai thác triệt để nguồn nguyên vật liệu sản xuất trong nước đảm bảo chất lượng, giá thành hạ.

1.4. Yếu tố văn hóa, xã hội:

Các yếu tố về văn hóa - xã hội cũng tác động rất lớn tới hoạt động của Công ty CPXM Bỉm Sơn, như thị hiếu, nhu cầu, dân số, phong tục tập quán,… của vùng, địa phương thuộc thị phần của mình. Công ty cần phải có những tìm hiểu, phân tích kịp thời những thay đổi của các yếu tố này để có những chiến lược phù hợp, toàn diện hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn sau cổ phần hóa (Trang 44 - 47)