Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn trong giai đoạn 2003 – 2008:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn sau cổ phần hóa (Trang 66 - 70)

II – PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN TRONG

2.Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn trong giai đoạn 2003 – 2008:

trong giai đoạn 2003 – 2008:

2.1. Điểm mạnh:

Công ty đã dần dần dần tích lũy được nhiều lợi thế cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong ngành. Cụ thể, đó là:

Trong những năm qua, hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của Công ty không ngừng tăng lên. Trong quá trình hoạt động, Công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tạo dựng được niềm tin với khách hàng, xây dựng được uy tín, thương hiệu và hình ảnh trên thị trường trong và ngoài nước. Hơn nữa, Công ty còn có mối quan hệ bạn hàng truyền thống với các công ty thành viên của Tổng công ty xi măng Việt Nam, có mối quan hệ lâu năm với nhiều nhà cung ứng. Đây là những điểm mạnh trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của Công ty.

Bên cạnh đó, chất lượng hàng hóa sản phẩm của Công ty tốt với chính sách giá hợp lý, thị phần của Công ty trong ngành cũng rất cao, nên Công ty vẫn chiếm được thị trường chủ yếu trong địa bàn cung cấp của mình. Hơn nữa, từ khi thay đổi hình thức phân phối bán hàng từ các chi nhánh thành văn phòng đại diện, Công ty đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí, dễ quản lý hơn và hiệu quả kinh doanh cao hơn.

Ngoài ra, Công ty đã có một tổng thể các phòng ban đảm nhận các chức năng nhiệm vụ khác nhau, bộ máy quản lý ổn định, ban lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm. Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong Công ty là những người đã làm việc lâu năm và rất gắn bó với Công ty. Họ có trình độ, có phẩm chất tốt và có nhiều kinh nghiệm trong quản lý cũng như trong lĩnh vực hoạt động của Công ty. Vì vậy, họ nắm rõ và rất hiểu biết về Công

bộ công nhân viên rất có tổ chức, có trình độ chuyên môn, phẩm chất tốt. Đây chính là điểm mạnh của Công ty để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình.

Tổ chức công đoàn của Công ty hoạt động rất có hiệu quả, rất quan tâm, vàchăm lo đến đời sống của cán bộ công nhân viên cả về vật chất lẫn tinh thần, nên đã tạo động lực thúc đẩy cho nhân viên Công ty hăng say làm việc, góp phần nâng cao được năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Tất cả những điểm nổi bật trên đã tạo được lợi thế cạnh tranh cho Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, đồng thời cũng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường.

2.2. Điểm yếu:

Bên cạnh những điểm mạnh trong năng lực cạnh tranh thì CTCP xi măng Bỉm Sơn cũng có những điểm yếu cần sớm khắc phục. Chính những điểm yếu này đã làm hạn chế năng lực cạnh tranh của Công ty:

Công ty vẫn chưa nhận biết được tầm quan trọng của hoạt động Marketing nên chưa được quan tâm đúng mức. Hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu là các mối quan hệ có sẵn, lâu năm, khép kín. Phần lớn khách hàng của Công ty tự tìm đến Công ty, Công ty chưa chủ động tìm kiếm khách hàng trong kinh doanh. Với việc ỷ lại lại vào Tổng công ty và thụ động trong kinh doanh như thế này thì Công ty sẽ dễ bị đối thủ cạnh tranh giành mát thị trường. Hơn nữa, hoạt động nghiên cứu thị trường của Công ty chưa được tổ chức một cách khoa học, mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người nghiên cứu là chính. Công ty còn rất hạn chế trong việc sử dụng công nghệ thông tin, công cụ toán học, thống kê trong nghiên cứu thị trường. Ngoài ra, việc xác định thị trường mục tiêu là rất

cần thiết trong mỗi giai đoạn phát triển thì vẫn chưa được Công ty thực hiện một cách đúng đắn và nghiêm túc.

Mặt khác, vốn kinh doanh của Công ty phần lớn là vốn tự có và còn hạn hẹp, nên Công ty bị hạn chế rất nhiều trong việc nâng cao cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, máy móc hiện đại và đầu tư cho các dự án nghiên cứu thị trường mới.

Trong những năm qua, Công y đã có những đổi mới, nhiều máy móc thiết bị và công nghệ mới được chuyển giao từ các nước công nghiệp phát triển. Song tốc độ đổi mới công nghệ và trang thiết bị còn chậm, chưa đồng đều và chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt. Hiện vẫn còn tồn tại đan xen các loại thiết bị công nghệ từ lạc hậu, trung bình đến tiên tiến, do vậy đã làm hạn chế hiệu quả vận hành thiết bị và giảm mức độ tương thích, đồng nhất giữa sản phẩm đầu vào, đầu ra.

Hơn nữa, đội ngũ nhân viên của Công ty vẫn chưa được phân bổ hợp lý, nhiều vị trí, nhiệm vụ vừa thừa, vừa thiếu. Công ty cũng chưa quan tâm đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên công tác lâu năm khi các cơ chế, chính sách, phương thức, luật của nước ta đã được sửa đổi, nên rất dễ dẫn đến tình trạng hiểu sai, làm sai của một số cán bộ công nhân viên.

Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn có nhiều lợi thế cạnh tranh trong ngành sản xuất và kinh doanh xi măng, có năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực này cao. Song, vẫn còn một số những tồn tại, hạn chế. Công ty cần phải phát huy hơn nữa lợi thế cạnh tranh của mình, nhanh chóng khắc phục những điểm yếu, tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh của mình và phấn đấu đạt được các mục tiêu mà

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn sau cổ phần hóa (Trang 66 - 70)