trong quá trình thành lập và phát triển. Tình hình tài chính tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Mọi hoạt động đầu tư, mua sắm, dự trữ, lưu kho,… cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở mọi thời điểm đều phụ thuộc vào khả năng tài chính của nó. Năng lực tài chính là yếu tố rất quan trọng để xem xét tiềm lực của doanh nghiệp mạnh yếu như thế nào? Doanh nghiệp có đủ nguồn lực tài chính để tài trợ cho chiến lược hay không? Doanh nghiệp có thể huy động các nguồn lực tài chính khi cần hay không? Vấn đề sử dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào? Một doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh, năng lực cạnh tranh cao khi doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào bằng cách đa dạng hóa nguồn cung vốn, luôn đảm bảo huy động được vốn trong những điều kiện cần thiết, có nguồn vốn huy động hợp lí; bên cạnh đó, doanh nghiệp phải có kế hoạch sử dụng đồng vốn có hiệu quả để phát triển lợi nhuận; và hơn hết, phải hạch toán chi phí rõ ràng để xác định được hiệu quả một cách chính xác.
IV – CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: DOANH NGHIỆP:
Hiệu quả kinh doanh là trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được thẻ hiện thông qua các chỉ tiêu như: lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, doanh thu, tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng lãi gộp… Các chỉ tiêu này phản ánh kết quả sử dụng các yếu tố vốn, trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, lao động, kỹ thuật của doanh nghiệp. Phân tích, so sánh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kỳ này với kỳ trước, so sánh chỉ tiêu trung bình ngành và chỉ tiêu kế hoạch với chỉ tiêu thực hiện, ta đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao, lợi nhuận cao và theo chiều hướng phát triển thì nội bộ doanh nghiệp ổn định, mọi thành viên an tâm làm việc, mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp và doanh nghiệp đó sẽ có năng lực cạnh tranh cao.
Thị phần là phần thị trường doanh nghiệp bán được sản phẩm của mình một cách thường xuyên và có xu hướng phát triển. Thị phần thể hiện vị thế, phản ánh năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, thị phần còn nói lên sức chi phối thị trường của doanh nghiệp, nó xác định vai trò thống trị thị trường của doanh nghiệp. Thị phần mà càng lớn chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp được người tiêu dùng ưa chuộng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm cao, và do đó năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cao, doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, có triển vọng trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đó. Để phát triển thị phần, ngoài giá cả, chất lượng của sả phẩm, doanh nghiệp còn phải tiến hành công tác xúc tiến thương mại, tổ chức các dịch vụ đi kèm, cung cấp sản phẩm kịp thời, thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp. Như vậy, thị phần là một tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
+ Công thức tính thị phần của doanh nghiệp:
Ddn
Tp = (%)Di Di ∑
Trong đó: Tp: thị phần của doanh nghiệp
Ddn: Doanh thu của doanh nghiệp trên thị trường
∑Di: Tổng doanh thu của các doanh nghiệp thuộc Tổng công
ty xi măng Việt Nam.
+ Ý nghĩa: chỉ tiêu thị phần của doanh nghiệp càng lớn, thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp trên thị trường càng lớn, phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường lớn.
Giá cả là mối tương quan trao đổi trên thị trường. Giá còn là biểu tượng giá trị của sản phẩm, dịch vụ trong hoạt động trao đổi. Bên cạnh đó, giá cũng là một trong các chỉ tiêu định lượng để đánh giá năng lực cạnh tranh. Trong cơ chế cạnh tranh trên thị trường thế giới hiện nay, giá cao không đồng nghĩa với năng lực cạnh tranh thấp, mà giá cao chỉ thể hiện sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích và họ sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm đó.
4. Chất lượng sản phẩm dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp:
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ là yếu tố cấu thành quan trọng hàng đầu trong năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ đó, mà năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ là yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Người tiêu dùng luôn luôn ưa chuộng những sản phẩm có chất lượng cao và có các dịch vụ ưu đãi, chăm sóc khách hàng tốt. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ hàng hóa là một yếu tố quan trọng, giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh, nhất là khi doanh nghiệp theo đuổi chiến lược khác biệt hóa sản phẩm. Do đó, chất lương sản phẩm và dịch vụ là tiêu chí xem xét, đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
5. Uy tín thương hiệu của doanh nghiệp:
Uy tín hay danh tiếng của doanh nghiệp được hình thành là cả một quá trình phấn đấu lâu dài, kiên trì, theo đuổi mục tiêu chiến lược đúng đắn, hợp lý của doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng uy tín, thương hiệu cũng như tên tuổi của doanh nghiệp, của sản phẩm càng nổi tiếng thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh. Khi đó, doanh nghiệp sẽ được nhiều người tiêu dùng biết đến, tin tưởng và sử dụng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.