SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SAU CỔ PHẦN HÓA:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn sau cổ phần hóa (Trang 30 - 35)

DOANH NGHIỆP SAU CỔ PHẦN HÓA:

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Trung ương cho thấy, sau cổ phần hóa, quy mô, hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp hầu hết đều tăng rõ rệt. Vốn điều lệ bình quân của các doanh nghiệp tăng 44%, doanh thu tăng 23,6%, lợi nhuận tăng 140%, hơn 90% số công ty cổ phần hóa làm ăn có lãi, nộp ngân sách nhà nước tăng 24,9%, cổ tức bình quân đạt hơn 17%/năm. Như vậy, sau cổ phần hoá các doanh nghiệp nước ta đang đứng trước những thời cơ, cơ hội mới rất quan trọng, nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức mới cần phải vượt qua.

1. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp sau cổ phần hóa:

1.1. Cơ hội:

Sau cổ phần hoá, nhiều doanh nghiệp đã có những bước chuyển lớn cả về quy mô, giá trị và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Bước chuyển đó được đánh giá thực tế từ thị trường, từ sự phát triển của doanh nghiệp. Hơn nữa, sau cổ phần hóa, thị giá cổ phiếu tăng, giá trị doanh nghiệp cũng tăng, nhưng quan trọng hơn là khả năng quản lý doanh nghiệp sẽ phát huy trước yêu cầu tăng cường kiểm soát đối với ban điều hành, trong trách nhiệm quản lý đối với kết quả sản xuất kinh doanh, khai thác và sử dụng có hiệu quả nhân lực, vật lực của doanh nghiệp mình.

Mặt khác, cổ phần hóa cũng là cách giúp doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng mạng lưới hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xâm nhập vào các lĩnh vực kinh doanh mới. Đồng thời, sau cổ phần hóa các doanh nghiệp có thể tách quan hệ sở hữu với quá trình kinh doanh, tách quyền sở hữu với quyền quản lý, sử dụng, giúp doanh nghiệp đã có thể tự chủ, độc lập hơn về những quyết định cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Nhờ cổ phần hóa mà doanh nghiệp đã tận dụng được những kinh nghiệm trong quản lý, cũng như tiếp cận được một cách bình đẳng công nghệ, vốn tín dụng và nhân lực từ bên ngoài. Đó chính là những yếu kém của doanh nghiệp nước ta mà trước cổ phần hóa chúng ta chưa tự giải quyết được.

Ngoài ra, cổ phần hóa còn tạo điều kiện cho thị trường được mở rộng hơn, môi trường kinh doanh sẽ được cải thiện. Nó thúc đẩy các cơ quan nhà nước tích cực đổi mới thể chế, chính sách, sắp xếp lại tổ chức quản lý và làm trong sạch đội ngũ công chức, cải cách thủ tục hành chính, chống nạn quan liêu, tham nhũng,… thuận lợi hơn cho yêu cầu nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh hiện có và thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp hơn nữa.

Khi cổ phần hóa cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã phân bố được rủi ro, đồng thời tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển. Không những thế, các doanh nghiệp còn có khả năng thu hút vốn đầu tư hiệu quả hơn, tiến hành tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp.

1.2. Thách thức:

Ngoài những thuận lợi, những cơ hội có được từ cổ phần hóa thì các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những thách thức rất lớn từ cổ phần hóa như

sau:

Sau cổ phần hóa, áp lực cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp tăng lên, yêu cầu của thị trường khắt khe hơn, sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh hơn, nên doanh nghiệp cần phải chuẩn bị thật tốt về mọi mặt cho quá trình cổ phần hóa.

Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp tiến hành quá trình cổ phần hóa khi mà chưa nắm vững về quy trình thực hiện cũng như giá trị mà mô hình quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hóa mang lại nên còn rất lúng túng trong quá trình điều hành và quản lý, khiến doanh nghiệp trong những giai đoạn đầu sau cổ phần hóa đã gặp phải rất nhiều khó khăn.

Nhiều doanh nghiệp cổ phần chưa có sự đổi mới thực sự trong quản trị công ty; phương pháp quản lý, lề lối làm việc, tư duy quản lý vẫn còn như doanh nghiệp nhà nước. Hạn chế này rõ nhất là ở những doanh nghiệp mà Nhà nước còn giữ cố phần chi phối, ban lãnh đạo của doanh nghiệp đều từ doanh nghiệp nhà nước trước đó chuyển sang.

Trong một số doanh nghiệp cổ phần, người lao động - cổ đông do nhận thức chưa đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình, phần do sự hiểu biết pháp luật về doanh nghiệp cổ phần còn hạn chế, nên có nơi quyền làm chủ chưa được phát huy, ngược lại có nơi lạm quy định của pháp luật gây khó khăn cho công tác quản lý của Hội đồng quản trị, sự điều hành của giám đốc. Nhiều nội dung của cơ chế, chính sách quản lý doanh nghiệp cổ phần như: chính sách tiền lương, tiền thưởng … vẫn còn áp dụng như doanh nghiệp nhà nước.

Các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và việc huy động vốn trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế. Thời kỳ đầu do chưa khuyến khích việc bán cổ phần ra bên ngoài nên số vốn huy động ngoài xã hội vào sản xuất, kinh doanh còn hạn chế. Chưa có doanh nghiệp nào tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa.

Ngoài ra, vốn nhà nước còn chiếm tỷ trọng lớn trong vốn điều lệ ở nhiều doanh nghiệp không thuộc diện cần giữ cố phần chi phối, phổ biến nhất là trong các tổng công ty nhà nước thuộc các ngành xây dựng, giao thông. Việc thu hút vốn cổ đông ngoài doanh nghiệp mới đạt 24,1% vốn điều lệ; mới có trên 20 công ty có cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; các cổ đông chiến lược vì thế cũng không có nhiều cơ hội để tham gia vào phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Việc người lao động trong một số doanh nghiệp bán bớt cổ phần ưu đãi sau khi mua đã làm giảm tác dụng của chính sách khuyến khích người lao động có cổ phần trong doanh nghiệp cổ phần hóa.

2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa: cổ phần hóa:

Mỗi doanh nghiệp kinh doanh phải có những nguồn lực nhất định. Để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh buộc các doanh nghiệp phải phát huy triệt để mọi tiềm lực, mọi thế mạnh để tạo lợi thế bằng hoặc hơn các doanh nghiệp khác. Có như vậy mới đảm bảo cho doanh nghiệp vững vàng trong cạnh tranh. Để thực hiện được mục tiêu này buộc các doanh nghiệp phải tăng cường khả năng cạnh tranh của mình.

Thực chất của khả năng cạnh tranh là tạo ra nhiều hơn một ưu thế về tất cả các mặt: giá cả, giá trị sử dụng của sản phẩm, uy tín, thương hiệu, thị phần của doanh nghiệp đó trên thị trường… Muốn vậy, doanh nghiệp phải áp dụng tổng hợp các biện pháp khác nhau như cắt giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, hạ giá bán, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ đội ngũ nhân công,… Hay nói cách khác, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là thay đổi mối tương quan về thế lực của doanh nghiệp đó trên thị trường về mọi mặt của quá trình sản xuất.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay thì việc các doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh là một yêu cầu tất yếu khách quan. Cùng với tốc độ phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, đòi hỏi của người tiêu dùng ngày càng khắt khe, họ có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lý. Để đáp ứng được nhu cầu đó thì doanh nghiệp phải luôn tìm tòi mọi cách để cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới công nghệ,… hay phát huy mọi lợi thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh trong thỏa mãn cao nhất đòi hỏi của thị trường.

Để duy trì và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh buộc các doanh nghiệp phải phát huy triệt để mọi tiềm lực, mọi thế mạnh để tạo lợi thế bằng hoặc hơn các doanh nghiệp khác. Muốn vậy, buộc các doanh nghiệp phải tăng cường khả năng cạnh tranh của mình. Hơn nữa, khi nền kinh tế mở cửa, thuận lợi hơn với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp cổ phần hóa trong tiến trình hội nhập ngày càng mạnh mẽ thì nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn.

Mặt khác, khi nước ta chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp Nhà nước không được bao cấp nữa mà phải tự quyết định các vấn đề mang tính sống còn của doanh nghiệp mình thì buộc phải chấp nhận các quy luật của thị trường và chấp nhận cạnh tranh. Chính điều đó đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải hướng mình vào guồng quay của sự cạnh tranh nếu không muốn phải tự đào thải khỏi thị trường.

Chương II: Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn trong ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn trong

những năm 2003 – 2008

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn sau cổ phần hóa (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w