Thị phần của CTCP xi măng Bỉm Sơn:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn sau cổ phần hóa (Trang 61 - 65)

II – PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN TRONG

1.2.Thị phần của CTCP xi măng Bỉm Sơn:

1. Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn

1.2.Thị phần của CTCP xi măng Bỉm Sơn:

Thị phần của Xi măng Bỉm Sơn chiếm khoảng 11% thị trường cả nước. Sản phẩm xi măng và clinker của công ty được tiêu thụ trên các thị trường từ tỉnh Quảng Ngãi trở ra, chủ yếu là Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hà Tây, Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng. Riêng clinker công ty chủ yếu bán cho đơn vị liên kết là Công ty Thạch cao và Xi măng Hải Vân để nghiền và đóng bao tại Quảng Bình và Đà Nẵng.Hiện tại, CTCP xi măng Bỉm Sơn xây dựng được 10 đại lý trong đó có 1 văn phòng đại diện tại Lào. Hệ thống phân phối được xem là một lợi thế cạnh tranh của Xi măng Bỉm Sơn.CTCP xi măng Bỉm Sơn là một trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng có vốn hóa lớn nhất hiện nay. Thương hiệu của công ty đã có mặt trên thị trường gần 30 năm và có uy tín đặc biệt tại khu vực phía Bắc. Hệ thống đại lý, văn phòng đại diện có mặt tại nhiều tỉnh và thành góp phần đẩy mạnh khả năng tiếp cận thị trường hơn cho sản phẩm của công ty. Nguồn nguyên liệu đá vôi và đất sét lớn, có chất lượng đồng thời gần địa điểm sản xuất tạo ra lợi thế không nhỏ cho BCC giúp công ty giảm áp lực biến động giá clinker.

Thị trường tiêu thụ xi măng Bỉm sơn có sự điều phối của Tổng Công ty ở các địa bàn tiêu thụ truyền thống vì vậy thị phần của Công ty luôn ổn định, ít biến động. Xi măng Bỉm sơn luôn tạo được uy tín trong lòng khách hàng với chất lượng sản phẩm tốt. Theo thống kê của phòng kinh tế kế hoạch thì thị phần của Xi măng Bỉm Sơn tại các địa bàn chính hiện nay như sau:

Tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh: Xi măng Bỉm Sơn có uy tín và vị thế rất cao ở thị trường này, được tiêu thụ ở tất cả các khu vực trong tỉnh (chiếm 70%, có nơi chiếm 80% thị phần).

Tại địa bàn tỉnh Nghệ An: Tại địa bàn tỉnh Nghệ An có 3 Công ty xi măng lớn cùng tham gia tiêu thụ đó là xi măng Bỉm Sơn, xi măng Hoàng Mai và xi măng Nghi Sơn. Đây là thị trường có sự cạnh tranh gay gắt nhất đối với xi măng Bỉm Sơn, tuy vậy sản lượng của xi măng Bỉm Sơn hàng năm luôn đạt ở mức tương đương với các loại xi măng khác, chiếm từ 30% - 35% thị phần.

Tại địa bàn tỉnh Thanh Hoá: Với ưu thế đóng trên địa bàn nên xi măng Bỉm Sơn chiếm 70% - 80% thị phần, sản lượng tiêu thụ hàng năm chiếm tỷ trọng cao nhất so với sản lượng tiêu thụ của toàn Công ty. Có được như vậy là vì người dân có thói quen và suy nghĩ ưu tiên cho loại xi măng của đia phương mình trong việc xây dựng các công trình dân dụng, cơ sở hạ tầng trong địa phương luôn.

Tại địa bàn tỉnh Ninh Bình: Sản lượng xi măng Bỉm Sơn tiêu thụ tại địa bàn này chiếm từ 35% - 40% thị phần.

Tại địa bàn tỉnh Nam Định: Xi măng Bỉm Sơn có thị phần cao và sức cạnh tranh tốt so với các loại xi măng khác và chiếm từ 90% - 95% thị phần.

T

ại địa bàn tỉnh Hà Tây: Thị trường tiêu thụ xi măng Bỉm Sơn thông qua địa bàn Hà Tây rộng, nằm trên toàn bộ địa phận của tỉnh Hà Tây và một phần lớn địa bàn của thành phố Hà Nội, chiếm từ 60% - 65% thị phần.

Tại địa bàn tỉnh Sơn La: Thị trường tiêu thụ xi măng Bỉm sơn tại khu vực này bao gồm tỉnh Hoà Bình và một số tỉnh thuộc vùng Tây Bắc là Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. Chiếm từ 35% - 40% thị phần, sản lượng tiêu thụ của vùng tăng dần hàng năm, điều đó chứng tỏ nhu cầu sử dụng xi măng ngày một tăng, thể hiện kinh tế của vùng đang phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện nhiều

Mặc dù chịu sự chi đạo phân phối cung cấp sản phẩm từ Tổng công ty xi măng Việt Nam nhưng với thị phần hiện có, Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn đang không ngừng phát triển và dần khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Không những thế, hiện nay Công ty đang dần mở rộng thị phần của mình ra các tỉnh miền Trung và miền Nam,... nhằm củng cố thêm vị trí, hình ảnh của mình trên thị trường đồng thời cũng chứng tỏ sự phát triển cũng như năng lực cạnh tranh của Công ty.

1.3. Giá cả:

Giá cả tác động mạnh mẽ tới doanh thu, do đó tới thị phần của doanh nghiệp sản xuất xi măng. Giá cả còn là yếu tố tác động tới quá trình ra quyết định mua của khách hàng. Đồng thời, giá cả là yếu tố tác động tới hành vi cạnh tranh của đối thủ cả trong ngắn hạn và dài hạn. Do đó, giá cả là yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của CTCP xi măng Bỉm Sơn. Chính sách giá cả của CTCP xi măng Bỉm Sơn phụ thuộc vào sự điều hành, quản lý của Tổng công ty xi măng Việt Nam nên mọi quyết định thay đổi về giá, đều phải chịu sự cho phép của Tổng, bất kể thời điểm đó hiệu quả kinh doanh của Công ty có bị thua lỗ hay không. Và giá bán thì được quy định nhiều mức giá tại các địa bàn tiêu thụ sản phẩm khác nhau.

Như năm 2008, là một năm tình hình giá cả biến động ở mức khó lường do khủng hoảng kinh tế. Khi giá cả tăng cao, kéo theo mọi chi phí về sản xuất và tiêu thụ cũng tăng lên, chính vì vậy việc tăng giá bán sản phẩm là hoàn toàn hợp lý. CTCP xi măng Bỉm Sơn cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó, trong quý IV năm 2008, do sự quyết định chậm chạp về thay đổi giá bán cho sản phẩm của Công ty từ phía Tổng mà hiệu quả kinh doanh của Công ty không tốt, đã bị lỗ.

Do vậy, sự thiếu linh động, phụ thuộc của giá bán vào quyết định từ Tổng công ty đã ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Khu vực phía Bắc là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp xi măng, chiếm hơn một nửa về số lượng (56,6%) và tổng công suất toàn ngành (53,47%), do đó để duy trì và phát triển CTCP xi măng Bỉm Sơn vừa phải duy trì thị phần ở khu vực này vừa phải mở rộng thị trường ở miền Trung và miền Nam. Để cạnh tranh trên thị trường khu vực phía bắc, Công ty phải giải quyết nhiều vấn đề trong đó kiểm soát chi phí nhằm giảm giá thành sản phẩm và chi phí vận chuyển có ý nghĩa quyết định. Vì vậy, cạnh tranh bằng giá cả trên thị trường xi măng đối với CTCP xi măng Bỉm Sơn đóng vai trò rất quan trọng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn sau cổ phần hóa (Trang 61 - 65)