Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế Trung Quốc

Một phần của tài liệu Điều kiện hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam (Trang 75 - 76)

HÀNG HÓA VIỆT NAM

3.1.1.1. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế Trung Quốc

Xét về cả dân số cũng như diện tích thì Trung Quốc không chỉ đứng đầu trong nhóm nước nghiên cứu mà còn đứng đầu trên toàn thế giới. Nhưng xét về phương diện kinh tế thì mức thu nhập của nước này vẫn còn kém so với các quốc gia còn lại như Malaysia hay Brazil với khoảng hơn $2000. Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc là nước có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân nhanh nhất thế giới, và đang trở thành một trong những cường quốc về kinh tế trên thế giới, trong giai đoạn 1996-2006 con số này lên tới 12,7% vượt xa so với con số bình quân của thế giới. Để đạt được sự phát triển đó, Trung Quốc đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước kéo theo việc chuyển dịch nhanh về cơ cấu kinh tế. Trong viễn cảnh ấy, khu vực sản xuất- và ở trong một số điều kiện nhất định gồm cả mỏ, khai khoáng và dịch vụ là chất xúc tác cho sự phát triển kinh tế; còn nông nghiệp thường bị các chính sách của chính phủ buộc phải duy trì lượng lương thực giá rẻ cho số dân đô thị hoá thông qua một cơ cấu các kiểm soát chặt chẽ và chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu để phát triển kinh tế trong nước. Do đó, tỷ lệ đóng góp trong GDP tuy thấp nhưng trên thực tế nông nghiệp vẫn giữ một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế ở quốc gia này lẽ nông nghiệp thu hút tới hơn 40% trong tổng số lao động trong nước. Đây là

một con số tương đối lớn trong lực lượng lao động và cho thấy sự rời rạc của các hộ nông dân, do vậy việc thúc đẩy phát triển trong ngành nông nghiệp vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu, nhất là khi sự tăng trưởng trong ngành này còn kém xa so với mức tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Chính vì vai trò quan trọng như vậy, nên Trung Quốc đang không ngừng nỗ lực tiến hành các cải cách trong lĩnh vực này. Công cuộc cải cách này ở Trung Quốc diễn ra từ từ trong hai giai đoạn mà giai đoạn đầu là phát triển sản xuất và năng suất sau đó là tự do hóa. Nhờ phương pháp này mà Trung Quốc đã có những bước tiến đáng kể góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của nước này. Tuy nhiên, nông nghiệp Trung Quốc cũng phải đối mặt với những khó khăn như: sự chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường, cần phải hình thành các cơ quan xúc tiến giao dịch, củng cố và tiến hành thương mại hóa khu vực tiểu chủ, hộ nông dân nhỏ, và ổn định các thị trường nội địa bất ổn và nhạy cảm. Đối với những thị trường cụ thể cho các hàng hóa đặc trưng, như ngũ cốc và đậu nành thì cũng phải đối mặt với những khó khăn riêng. Xuất phát từ một nền sản xuất chủ yếu bao gồm những người sản xuất nhỏ không đồng bộ, thiếu hệ thống các trung gian thích hợp do vậy, chỉ riêng việc đáp ứng nhu cầu nội địa đã chứa đựng đẩy những mối lo ngại về an ninh lương thực và sự leo thang về giá cả.

Một phần của tài liệu Điều kiện hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w