Hình 1.3: Giao dịch mở trên sở giao dịch hàng hóa
1.2.1.3. Những hoạt động trên thị trường tương la
Tự bảo hiểm (Hedging): Hoạt động tự bảo hiểm được thực hiện thông qua
việc đảm nhận một vị thế trên thị trường tương lai gần như tương đương về giá trị nhưng ngược về cam kết ở thị trường giao ngay. Tự bảo hiểm thông thường hoàn toàn độc lập với bất cứ một đánh giá nào đưa ra liên quan đến các mức giá tương lai. Nghiệp vụ này thường được những người tham gia thị trường như nông dân, công ty chế biến hay nhà xuất khẩu…những người không muốn tốn tiền và thời gian nghiên cứu về thị trường tương lai hoặc là những nhà đầu tư không chắc chắn rằng liệu những dự đoán của mình là đúng. Có thể có nhiều phương pháp để tiến hành tự bảo hiểm, nhưng trong phạm vi bài viết chỉ xin nêu ra hai phương pháp đặc trưng nhất:
Tự bảo hiểm vị thế bán (Short Hedge): Một người tham gia thị trường đang
nắm vị thế mua, hoặc đang nắm giữ hàng hóa trên thị trường giao ngay và muốn bảo vệ vị thế của mình khỏi rủi ro giảm giá có thể tham gia bảo hiểm vị thế thông việc tham gia thị trường tương lai ở vị thế bán.
Ví dụ: một nhà máy sản xuất đường có thể sản xuất ra 200 tấn đường và giả sử rằng có thể bán ngay sản phẩm của mình ở một mức giá cố định. Do đó nhà máy này không cần thiết phải bảo vệ khỏi rủi ro giảm giá mà đã được chuyển giao cho một người chủ mới. Tuy nhiên, nếu nhà sản xuất không thể bán sản phẩm của mình ngay lập tức, anh ta có thể thiết lập một chiến thuật short hedge nhằm bảo vệ khỏi một sự giảm giá đường trong tương lai. Giả định rằng nhà sản xuất sẽ bán đường vào ngày 22/11. Hợp đồng tự bảo hiểm sẽ được mua vào ngày 23/10, vị thế trên thị trường tương lai sẽ kết thúc vào cùng ngày với ngày đường được bán trên thị trường giao ngay tức là ngày 22/11. Do đó khoản lỗ do giá đường giảm trên thị trường vào thời điểm bán sẽ được bù bởi khoản lãi từ vị thế hợp đồng tương lai.
Tự bảo hiểm vị thế mua (long hedge): Một người đang nắm giữ vị thế bán trên
thị trường giao ngay ngược lại có thể bảo vệ vị thế của mình khỏi sự tăng giá cả hàng hoá thông qua việc đảm nhận một vị thế mua trên thị trường tương lai.
Tuy nhiên các nghiệp vụ tự bảo hiểm trên thị trường tương lai chỉ nên được xem như là công cụ giảm rủi ro biến động giá cả chứ không phải là biện pháp xóa bỏ hoàn toàn rủi ro này. Bởi vì bản chất của nghiệp vụ tự bảo hiểm bằng giao dịch tương lai là nhằm thay thế rủi ro biến động giá cả bằng một loại rủi ro nhỏ hơn là chênh lệch giá cả. Do đó những người tự bảo hiểm vẫn phải gánh chịu rủi ro khi chênh lệch này thay đổi . Đặc biệt đối với những người nắm giữ những vị thế khống khi đó sẽ còn chịu rủi ro cao hơn những người tự bảo hiểm bởi vì lúc này họ tự bảo hiểm trên cở sở giá thị trường tương lai, mức giá này chắc chắn sẽ biến động nhiều hơn so với việc tự bảo hiểm trên chênh lệch giá của hai thị trường.
Arbitrage (nghiệp vụ ác-bít): Ác-bít là việc tận dụng sự khác biệt và sự
không cân bằng về giá trên thị trường. Về cơ bản thì ác-bít là việc nhận ra những lợi nhuận không chứa đựng rủi ro thông qua việc thực hiện đồng thời mua và bán cùng
một loại tài sản ở hai mức giá khác nhau mà không phải đầu tư bất cứ một khoản ngân quỹ nào.
Ác-bít liên thị trường: Hoạt động ác-bít tận dụng sự khác biệt về giá của hàng
hoá ở trên những thị trường khác nhau.
New York Chicago London
Bán một hợp đồng tương lai 100 ouces vàng vào tháng 6 giá $430/ounce Mua một hợp đồng tương lai Ê12.500 tỉ giá $1.7/Ê Mua một hợp đồng tương lai 100 ounces vàng vào tháng 6 giá Ê250/ ounce
New York Chicago London
-100 ouces vàng +$43000 -$42500 +Ê25000 -Ê25000 +100 ounces vàng Vào ngày 30/6 hợp đồng đến hạn, nhà đầu tư sẽ thu được một khoản lợi nhuận $500; các giao dịch vàng và đồng bảng Anh sẽ bù trừ lẫn nhau.
Ác-bít liên giao hàng (Interdelivery Arbitrage): Loại hình Arbitrage này được
thực hiện chủ yếu trên thị trường tương lai vì nó tận dụng sự tách biệt giữa những tháng giáo hàng khác nhau của các hợp đồng của cùng một loại hàng hoá. Có hai loại interdelivery arbitrage.
• Ác-bít giao ngay/tương lai: có hai dạng chính
-Nếu giá tương lai cao hơn so với giá giao ngay, nhà kinh doanh ác-bít sẽ mua hàng hoá ở thị trường giao ngay đồng thời bán chúng ở thị trường tương lai và đợi đến ngày đáo hạn để giao hàng. Do đó loại hình ác-bít này còn được gọi là ác-bít ‘cash and carry’(cash and carry arbitrage) nêu rõ bản chất của nghiệp vụ.
-Nếu giá tương lai thấp hơn so với giá giao ngay, người kinh doanh ác-bít sẽ bán hàng hoá ở thị trường giao ngay, mua trên thị trường tương lai, và giao hàng khi hàng hoá đáo hạn. Loại hình ác-bít này còn được gọi là reverse cash and carry. Loại hình ác bít này cũng dựa trên nguyên tắc của cash and carry đó là so sánh giá tương lai lý tưởng, bằng giá giao ngay cộng với phí bảo quản, với giá tương lai phổ biến trên thị trường.
Tuy nhiên, trên thực tế thì chiến lược này cũng đặt ra những vấn đề nếu như xuất hiện việc bán khống. Thêm vào đó, với những hợp đồng tương lai nhất định sự đa dạng về phẩm cấp của hàng hoá có thể được giao hàng tại thời điểm đáo hạn.
• Ác bít tương lai/tương lai: loại ác bít này tận dụng sự khác biệt giá cả giữa
những tháng giao hàng của cùng một hợp đồng. Chiến lược này dựa trên nguyên tắc về sự liên kết giữa thị trường tương lai và giao ngay bắt nguồn từ thực tế rằng bất kỳ một vị thế tương lai nào đều có thể được chuyển thành một vị thế trên thị trường giao ngay ở thời điểm đáo hạn.
Nghiệp vụ ác-bít giữa những ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai có thể bao gồm vị thế bán ở một tháng đáo hạn và một vị thế mua ở một tháng đáo hạn khác của cùng một hợp đồng. Với mục đích này, giá hợp đồng tương lai phổ biến trên các thị trường cần phải được so sánh với giá hợp đồng tương lai trên lý thuyết, được tính toán trên cơ sở chi phí bảo quản. Nhưng lần này, chi phí bảo quản được tính toán giữa hai ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai chứ không phải là giữa thị trường tương lai và thị trường giao ngay.