Sự biến động xu hướng giá cả trong nước và thế giới.

Một phần của tài liệu Điều kiện hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam (Trang 68 - 70)

Hình 2.2: Sản lượng xuất khẩu cà phê từ năm 2000 đến nay (ngàn tấn)

2.2.4.2. Sự biến động xu hướng giá cả trong nước và thế giới.

Trong những năm gần đây, giá cả hàng hóa trên thế giới có những biến động bất thường và khó có thể dự đoán được. Đặc biệt, năm 2007 vừa qua được xem là năm giá cả biến động nhất, với việc giá cả các loại hàng hóa đều tăng đột biến.

Giá dầu phá kỷ lục: Giá dầu cuối năm 2006 mới ở ngưỡng 50 USD mỗi thùng,

song sang đến năm 2007, giá mặt hàng sống còn đối với mọi nền kinh tế này liên tục leo thang và lên đến mức kỷ lục 99,29 USD vào ngày 21-11. Và kỷ lục này sau đó liên tiếp bị phá vào những tháng đầu tiên của năm 2008, với các mức giá vượt ngưỡng 100USD/thùng.

Giá vàng tăng cao chưa từng có trong vòng 30 năm qua: Giá dầu không

ngừng leo thang, gây áp lực lạm phát ở mức cao trong khi đồng USD mất giá là những yếu tố đi đầu trong việc đội giá vàng lên cao. Ngày 7-11-2007, vàng trên thị

trường thế giới chạm mức 870 USD một au-xơ - mức cao nhất kể từ năm 1980 và dần hạ nhiệt vào giữa tháng 11. Tuy nhiên, trong những ngày cuối năm, thị trường này lại leo dốc và có lúc giá đã vượt 840 USD khi đồng đôla sụt giá mạnh. Mỗi lượt cắt giảm lãi suất cơ bản của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) luôn đi cùng những đợt tăng giá vàng mới. Đồng USD sụt giá khiến vai trò của vàng như một kênh đầu tư thay thế được khẳng định. Những diễn biến trên thị trường dầu mỏ cùng những bất ổn chính trị trên thế giới, đặc biệt tại các vựa dầu của thế giới như I-ran, I-rắc càng làm giá vàng đội lên. Mỗi khi xảy ra bất ổn về địa chính trị, giới đầu tư đều quay sang vàng như một kênh rót vốn an toàn và hiệu quả.

Giá lương thực leo thang kỷ lục:Theo khảo sát của Tổ chức Nông Lương Liên

hợp quốc (FAO) tiến hành tháng 10-2007, giá lương thực thế giới tăng cao chưa từng thấy. Tại ấn Độ, giá lương thực tăng 10%, tại Mỹ và Trung Quốc tăng 7%, tại Anh tăng 6%. Giá lúa mì đầu tháng 10 đạt mức kỷ lục, tăng 19,5% so với tháng trước. Nguyên nhân khiến giá lương thực bị đẩy lên cao là do nhu cầu tiêu thụ lương thực toàn cầu ngày càng tăng, nhất là ở các nước đông dân cư như Trung Quốc, ấn Độ, In- đô-nê-xi-a. Thêm vào đó, do sự ấm lên của Trái đất đã gây ra những diễn biến khí hậu bất thường như hạn hán, mưa bão mạnh hơn, tốc độ sa mạc hóa nhanh hơn, ảnh hưởng đến sản lượng lương thực toàn cầu. Cộng thêm do tăng giá nhập khẩu những loại lương thực có hạt dùng cho sản xuất nhiên liệu sinh học cũng khiến cho giá lương thực tăng lên.

Biến động giá trong nước cũng không nằm ngoài xu thế đó. Năm 2007 và đầu năm 2008 là những năm có mức lạm phát cao của Việt Nam, đặc biệt chỉ số giá cả năm 2007 là mức chỉ số cao nhất tronng vòng 12 năm trở lại đây. Chỉ số giá chung của năm 2007 đã tăng đến 12,63% so với thời điểm tháng 12 năm 2006, trong đó mức tăng đáng kể nhất là lương thực thực phẩm tăng tới 18.92%. Chỉ số giá tiêu dùng của năm 2008 lại tiếp tục có những biến động lớn về giá các mặt hàng đặc biệt là các mặt hàng lương thực.

Hình 2.3: Chỉ số giá tiêu dùng 5 tháng đầu năm 2008

Nguồn: www.gso.gov.vn

Thêm vào đó giá các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam cũng biến động mạnh và khá thất thường trong những năm gần đây như các mặt hàng hạt điều hay hạt tiêu. Giá biến động thất thường lại không có những biện pháp bảo hiểm khiến cho người nông dân từ bỏ những những sản phẩm truyền thống của mình và chạy theo những sản phẩm thu được lợi cao hơn, gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nông nghiệp. Những biến động này đòi hỏi phải có công cụ bảo hiểm cho người sản xuất trước những biến động này trên thị trường, đồng thời cũng là cơ hội vàng cho các nhà đầu tư trên thị trường.

Một phần của tài liệu Điều kiện hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w