Đối với những người tự bảo hiểm

Một phần của tài liệu Điều kiện hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam (Trang 34 - 36)

Bảng 1.2: Phân loại các loại spread

1.3.1.1.Đối với những người tự bảo hiểm

Đối với người sản xuất đặc biệt là người nông dân: trong điều kiện thị trường

không ngừng biến động thì vấn đề đặt ra cho những người sản xuất đó là thị trường tiêu thụ không ổn định, thậm chí nhiều lúc ở nhiều nơi các sản phẩm của người họ làm ra không tiêu thụ được. Thực trạng này đặc biệt nghiêm trọng hơn đối với những nước nông nghiệp như Việt Nam. Sản lượng nông sản của các nước này thường có xu hướng ngày càng tăng. Trên thực tế, đã có không ít trường hợp hàng hóa nông sản được sản xuất ra với khối lượng quá lớn dẫn đến việc tiêu thụ rất khó khăn như gạo, cà phê…và đã từng sảy ra tình trạng ‘rớt giá’, gây thiệt hại đáng kể không những chỉ cho người nông dân nói riêng mà cả toàn bộ nền kinh tế nói chung. Điều này đã làm cho người sản xuất nông thường xuyên gặp rủi ro và bị động, thiếu vốn để đầu tư, không khuyến khích được người họ mở mang sản xuất, dẫn đến tình trạng không tận dụng nguồn nhân lực và tài nguyên của đất nước. Do đó, việc hình thành nên các sở giao dịch nông sản chính là một giải pháp cho những vấn đề này. Sở giao dịch ra đời sẽ thúc đẩy quá trình tiêu thụ, góp phần giải quyết những ách tắc do khó khăn trong khâu tiêu thụ, gắn trực tiếp hoạt động sản xuất với người tiêu thụ hàng hóa với khối lượng lớn.

Một vai trò khác hết sức quan trọng của sở giao dịch hàng hóa đối với những người sản xuất đó chính là việc chuyển rủi ro về giá từ người sản xuất sang những người kinh doanh rủi ro. Các sở giao dịch hàng hoá cung cấp những công cụ như các hợp đồng tương lai hay quyền chọn hay một cơ chế phát hiện giá cả tạo điều kiện cho người nông dân hạn chế được những rủi ro họ phải gánh chịu khi chưa có sở giao

dịch hàng hóa, đặc biệt trong bối cảnh giá cả hàng hoá ngày nay trên thế giới thường xuyên biến động mạnh trong những khoảng thời gian ngắn đôi khi sự biến động này lên tới hơn 50% một năm. Để tối đa hóa vai trò này thì hiện nay nhiều sở giao dịch đã tiến hành nhiều biện pháp để đưa thông tin tới tận tay người sử dụng: như đăng báo, đưa tin trên các đài phát thanh, truyền hình và thậm chí là ở những sở giao dịch như Dalian của Trung Quốc còn gửi tin nhắn tới tận tay người nông dân. Ngay cả khi phải đối mặt với sự giảm giá trong dài hạn thì với khả năng bảo hiểm rủi ro về biến động giá cả tuy có thời hạn ngắn hơn, các sở giao dịch này cũng cho phép người nông dân một thời gian để điều chỉnh hình thức mùa vụ, cũng như là đa dạng hoá sản xuất để tránh rủi ro. Khi có một hợp đồng trong tay với số lượng, chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng đã biết trước, tức là đã nắm chắc đầu ra của sản phẩm, người nông dân có thể vạch kế hoạch sản xuất, tiến hành huy động vốn, mua sắm vật tư, mở rộng diện tích canh tác tiến hành áp dụng các kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất và chất lượng. Đó là một yếu tố quan trọng để nâng cao khối lượng nông sản, tận dụng được một cách hợp lý nguồn tài nguyên và nhân lực.

Đối với người kinh doanh xuất khẩu: họ thường bị động về thời gian và khối

lượng, chất lượng, giá cả nên bỏ lỡ nhiều cơ hội xuất khẩu đáng tiếc, dẫn đến hiệu quả xuất khẩu chưa cao. Do đó, việc hình thành các sở giao dịch không chỉ là một giải pháp cho những vấn đề đó còn đóng một vai trò tích cực trong việc giảm chi phí giao dịch tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Thông thường, các chi phi giao dịch trong nền kinh tế thị trường thường bao gồm:

• Chi phí trước giao dịch, gồm những chi phí như: tìm người mua hay người bán cho hợp đồng, đánh giá độ tin cậy của đối tác, xác định mức giá hợp lý, thẩm định chất lượng hàng hoá, đảm bảo tài chính để thanh toán giao dịch, xác định hình thức thanh toán giao hàng và thanh toán và các điều khoản khác của hợp đồng.

• Chi phí thực hiện sau giao dịch: quản lý tín dụng và các dòng tiền, giám sát việc giao hàng, thẩm định chất lượng hàng hoá được giao, những tranh cãi trong quá trình mua bán, bảo hiểm, hoặc đền bù rủi ro vỡ nợ, v.v….

Kết hợp lại với nhau thì những chi phí này có thể là một khoản chi phí đáng kể, đòi hỏi một khoản tiền, thời gian cũng như công sức đáng kể. Thêm vào đó các

chi phí giao dịch này ở những quốc gia đang phát triển lại có xu hướng cao hơn nhiều so với những quốc gia phát triển do mô hình thị trường không hoàn hảo và thiếu những cơ quan cũng như cơ sở hạ tầng cần thiết. Do đó sở giao dịch với những chức năng của mình sẽ góp phần đáng kể vào việc giảm chi phí này.

Một phần của tài liệu Điều kiện hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam (Trang 34 - 36)