Đặc trưng thị trường quyền chọn hàng hóa

Một phần của tài liệu Điều kiện hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam (Trang 28 - 31)

Hình 1.3: Giao dịch mở trên sở giao dịch hàng hóa

1.2.2.1.Đặc trưng thị trường quyền chọn hàng hóa

Vị thế quyền chọn: Thuật ngữ vị thế trên thị trường nhằm thể hiện trạng thái

trách nhiệm từ việc thực hiện các giao dịch. Vị thế này có thể là vị thế mua (long) hoặc bán (short), được áp dụng với cả quyền chọn mua và quyền chọn bán.

Vị thế mua: Là người tham gia thị trường mua nhiều hợp đồng quyền chọn (của cùng một loại hàng, có cùng giá thực hiện và cùng ngày đáo hạn) hơn là bán chúng. Để có một vị thế mua của một hợp đồng quyền chọn thì phải là người mua của hợp đồng quyền chọn đó.

Vị thế bán: Là người tham gia thị trường bán nhiều hợp đồng quyền chọn (của cùng một loại hàng, có cùng giá thực hiệnvà cùng ngày đáo hạn) hơn là mua chúng. Để có một vị thế bán đối với hợp đồng quyền chọn thì phải là người bán hợp đồng quyền chọn đó.

Hình 1.5: Những vị thế cơ bản của một quyền chọn

Có quyền những không có nghĩa vụ bán hàng hoá ở mức giá quy định. Có quyền, nhưng không có nghĩa vụ phải mua hàng hoá ở mức giá quy định. Quyền chọn

Mua Bán

Người bán quyền chọn mua Người mua quyền chọn bán Người bán quyền chọn bán

Có nghĩa vụ phải bán hàng hoá ở mức giá quy định nếu quyền chọn mua được thực hiện

Người mua quyền chọn mua 2 loại quyền chọn

4 loại vị thế cơ bản

Khả năng lãi lỗ của bốn vị thế cơ bản của quyền chọn: Không tính các yếu tố

khác thì lãi hay lỗ của quyền chọn phụ thuộc vào sự thay đổi giá hàng hoá cơ sở.

Hình 1.6: Khả năng lãi và lỗ của một của chọn mua

Lãi/lỗ

Giá thực hiện Lỗ

Lãi/lỗ

Lợi nhuận tối đa = phí quyền Giá hàng hoá lúc đáo hạn Lợi nhuận

Giới hạn lỗ =phí quyền

Ví dụ người mua quyền chọn mua Ví dụ người bán quyền chọn mua

Khi giá hàng hoá giảm xuống dưới giá thực hiện, người mua quyền chọn mua sẽ không thực hiện quyền của mình. Anh ta sẽ mất phí mua quyền chọn của mình. Tuy nhiên, người bán quyền chọn sẽ thu được phí quyền chọn và đó là lợi nhuận. Khi giá của hàng hoá tăng lên trên mức giá thực hiện, thì người mua sẽ thu được lợi nhuận thông qua việc thực hiện quyền của mình. Người bán có nghĩa vụ phải giao hàng hoá cơ sở ở mức giá thực hiện và do đó bị lỗ.

Giá thực hiện Lợi nhuận

Lợi nhuận tối đa = phí quyền Giá hàng hoá lúc đáo hạn Giá thực hiện

Giới hạn lỗ = phí quyền Giá hàng hoá lúc đáo hạn Lỗ

Ví dụ người mua quyền chọn bán Ví dụ người bán quyền chọn bán

Với quyền chọn bán thì lý do cũng tương tự. Cả khả năng sinh lãi của mua quyền chọn bán lẫn lỗ của người bán quyền chọn bán đều gần như không có giới hạn, “gần như” vì giá của hàng hoá cơ sở không thế giảm xuống dưới 0.

Vị thế khống (naked position)

Bán khống hợp đồng quyền chọn: là việc bán quyền mà không sở hữu những hàng

hoá cơ sở. Mục đích của việc bán hàng như vậy là để thu phí mà không phải đảm nhận bất cứ một vị thế nào của hàng hoá cơ sở. Đây hoàn toàn là vị thế đầu cơ. Do đó, người bán những quyền chọn mua khống thường ở vị thế hết sức rủi ro vì có thể phải chịu lỗ rất lớn nếu như giá của hàng hoá cơ sở tăng cao so với giá thực hiện.

- Khả năng lỗ của việc bán khống quyền chọn mua: Nếu người mua một quyền chọn mua thực hiện quyền chọn của mình khi mà giá thực hiện nhỏ hơn giá của hàng hoá cơ sở trên thị trường, người bán sẽ buộc phải giao hàng. Nhưng nếu người bán không sở hữu hàng hoá, thì anh ta sẽ phải mua ngoài thị trường và sẽ phải gánh chịu một khoản lỗ tương đương với sự chênh lệch giữa giá trên thị trường và giá thực hiện (trừ đi khoản phí quyền mà anh ta đã thu được).

- Khả năng lỗ của việc bán khống quyền chọn bán: Người bán quyền chọn bán sẽ chịu lỗ nếu như giá của hàng hoá cơ sở giảm dưới mức giá thực hiện trừ đi khoản phí đã thu được. Trong trường hợp này, nếu người mua thực hiện quyền của mình, người bán quyền chọn bán sẽ phải mua hàng hoá cơ sở ở mức giá thực hiện trong khi giá thị trường của loại hàng hoá đó có thể thấp hơn nhiều. Để giới hạn những rủi ro này, trung tâm thanh toán bù trừ yêu cầu “ký quỹ tiền bảo chứng ban đầu” từ người bán quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán. Lượng tiền ký quỹ bảo chứng này được điều chỉnh hàng ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bắt đầu Kể từ khi một nhà giao dịch có một vị thế mới thông qua việc giao dịch mua hay bán, đấy là một giao mở

Kết thúc Bất kể là vị thế mua hay bán, người giao dịch luôn luôn có thể kết thúc thông qua việc mua hay bán lại những quyền chọn trên thị trường.

Quyền chọn mua Quyền chọn bán

Thực hiện người mua

Mua hàng hoá cơ

sở Bán hàng hoá cơ sở người bán Bán hàng hoá mua hàng hoá

Chấm dứt Người mua Bán lại quyền chọn

Người bán Mua lại quyền chọn

Để hết hạn Người mua Từ bỏ quyền chọn và mất phí Người bán Không giao hàng thu phí

Một phần của tài liệu Điều kiện hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam (Trang 28 - 31)