Hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Điều kiện hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam (Trang 42 - 43)

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM

2.1.1.3. Hội nhập kinh tế quốc tế

Ngày nay khi quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ thì xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu khách quan đối với bất kỳ một quốc gia nào. Không một quốc gia nào có thể tồn tại độc lập, không nằm trong mối quan hệ với các quốc gia khác. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các doanh nghiệp của một quốc gia tham gia một cách chủ động tích cực vào nền kinh tế thế giới. Do vậy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế luôn mang trong mình những cơ hội và thách thức to lớn. Đặc biệt quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các nền kinh tế chuyển đổi (trong đó có Việt Nam) là quá trình thực hiện tự do hóa thương mại và thực hiện cải cách toàn diện theo hướng mở cửa thị trường. Từ đó đem lại nhiều cơ hội kinh tế như hàng hóa xuất khẩu có thể tiếp cận thị trường tốt hơn, thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài hơn và nhiều lợi ích gián tiếp khác đi liền với cạnh tranh quốc tế gay gắt và tăng dần hiệu quả kinh tế theo quy mô. Để có thể cạnh tranh và thâm nhập vào thị trường thế giới thì cần phải đáp ứng được những yêu cầu giao dịch và những tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Đứng trước yêu cầu đó, các sở giao dịch hàng hóa lúc này chính là bộ máy thị trường có thể tạo điều kiện cho người giao dịch có thể cạnh tranh

được một cách hiệu quả nhất. Do đó các sở giao dịch hàng hóa ở các quốc gia đóng vai trò như những công cụ quan trọng góp phần thực hiện công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế cũng như xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra. Như vậy, chính xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành một điều kiện khách quan thúc đẩy sự hình thành các sở giao dịch hàng hóa trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển.

Một phần của tài liệu Điều kiện hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w