Sử dụng các chính sách sản phẩm và chính sách giá cả hợp lý

Một phần của tài liệu Thực trạng & 1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Pin Hà Nội (Trang 89 - 95)

II. Các giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm tại công ty

7.Sử dụng các chính sách sản phẩm và chính sách giá cả hợp lý

Đây là hai yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Chính sách giá cả: hợp lý là một chất xúc tác quan trọng, công cụ hữu hiệu nhằm giành được thắng lợi trong cạnh tranh.

Để có một chính sách giá cả mềm dẻo phải dựa trên các kết quả nghiên cứu thị trường chính xác và chính sách giá cả phải là chính sách tổng hợp trên mọi thị trường tiêu thụ, tính tới các yếu tố cạnh tranh ở từng thời điểm bán hàng và phải rất linh hoạt. giá cả một hàng hoá tại một thời điểm ở từng điểm bán hàng phải nằm trong mối quan hệ với các hàng hoá khác , phải có tác dụng cuốn hút nhóm khách hàng nhạy cảm với giá.

Với chính sách sản phẩm: cần chú trọng tới vấn đề đa dạng hoá chủng loại sản phẩm và chất lượng sản phẩm.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm của các công ty sản xuất Pin trong nước như: Công ty cổ phần Pin ắc quy Miền Nam, công ty cổ phần Pin Xuân Hoà, Công ty TNHH TM & SX Tân Dân, công ty TNHH Pin Thăng Long.. và đặc biệt là các sản phẩm ngoại nhập với chất lượng cao như : Energiner, Maxell, Panasonic, “aoxing”, “555”…. Công ty cần đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, khảo sát, học hỏi công nghệ mới để có thể sản xuất ra những loại Pin mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng người dân từ đó tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Cụ thể hướng vào:

Nguyên vật liệu đầu vào trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm . Do đó, việc đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu đầu vào là yếu tố quan trọng nhất để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Có thể sử dụng một số biện pháp:

• Thiết lập mối quan hệ với các nhà cung ứng và đưa ra các chính sách ràng buộc họ;

• Có các hợp đồng dài hạn với các đối tác nước ngoài

• Đầu tư thêm công nghệ tinh lọc tại công ty để đảm bảo thêm chất lượng nguyên vật liệu và chủ động sản xuất;

• Tổ chức tốt công tác bảo quản nguyên vật liệu

Ứng dụng công nghệ mới:

Trong những năm qua công ty đã có những bước tiến đáng kể trong việc đổi mới công nghệ do đó chất lượng sản phẩm đã được nâng cao, xuất hiện sản phẩm có chất lượng cao như pin kiềm LR6. Trong thời gian tới, việc đổi mới công nghệ cần chú ý tới hai vấn đề cơ bản:

• Đổi mới phải tạo ra được sự đồng bộ trong dây chuyền sản xuất tránh lãng phí, bảo đảm việc vận hành một cách thuận lợi

• Chú trọng đầu tư công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm và hướng trọng tâm vào công nghệ mới để giảm định mức hạ giá thành sản phẩm.

• Nâng cao hiệu quả quản lý kĩ thuật: Thường xuyên kiểm tra nghiêm ngặt quy trình công nghệ sản xuất của công nhân

Chú trọng quản lý chất lượng sản phẩm:

Chất lượng sản phẩm quyết định tới thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Công ty đã được cấp chứng chỉ quản lý chất lượng ISO 9002 và xây dựng chiến lược phát triển tới năm 2020. Công ty cần: Đào tạo cán bộ có hiểu biết về chất lượng để quản lý hệ thống chất lượng; thành lập

ban quản lý chất lượng; thường xuyên kiểm tra chất lượng ở mỗi khâu của quá trình sản xuất.

Kết luận

Trong thời gian tới khi Việt Nam gia nhập WTO chắc chắn công ty sẽ gặp nhiều khó khăn vì sản phẩm của công ty chưa thể cạnh tranh trên thị trường thế giới. Để có thể đứng vững trên thương trường ấy đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần Pin Hà Nội nói riêng phải có định hướng, chiến lựơc kinh doanh của mình một cách rõ ràng, cụ thể, làm sao luôn đối phó được với các biến động của môi trường.

Để sản phẩm công ty có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới thì đòi hỏi thực hiện tốt các công việc của quá trình tiêu thụ sản phẩm, tức quản lý tốt các quá trình ấy vì nó là cơ sở cho các hoạt động kế tiếp diễn ra thuận lợi.

Công ty cổ phần Pin Hà Nội là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nguyên vật liệu và các loại Pin, phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Các kết quả đạt được của công ty đã cho thấy những lỗ lực của công ty trên thương trường. Song bên cạnh đó công tác tiêu thụ của công ty còn nhiều bất cập, khó khăn, chứng tỏ công tác quản lý tiêu thụ còn nhiều khó khăn.

Để có thể khắc phục được các yếu điểm trên cần sự quan tâm của nhà nước và sự lỗ lực của toàn bộ công ty từ các ban lãnh đạo đến các nhân viên công ty.

Do đó cần có định hướng cụ thể, rõ ràng nhằm tăng hiệu quả của công tác quản lý tiêu thụ.

Đề tài còn nhiều thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo của thầy cô và Công ty Cổ phần Pin Hà Nội.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS: Lê Thị Anh Vân cùng các cán bộ, nhân viên công ty cổ phần Pin Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tâp.

Tài liệu tham khảo

1. Khoa KHQL, giáo trình Khoa học quản lý tập 1 và 2 , PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà – PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội - 2001

2. Khoa Thương mại , giáo trình thương mại doanh nghiệp, PGS.TS. Đặng Đình Đào, NXB Thống kê, Hà Nội năm 2001 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Khoa quản trị marketing, giáo trình marketing căn bản, PGS.TS Trần Minh Đạo, NXB Thống kê, Hà Nội- 4/2000

4. Khoa khoa học quản lý, giáo trình Quản lý học Kinh tế Quốc dân I,II, NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội năm 2002.

5. Khoa khoa học quản lý, Giáo trình Quản trị marketing, NXB thống kê, Hà Nội, năm 2003

6. Khoa quản trị kinh doanh, PGS.TS: Lê Văn Tâm – TS: Ngô Kim Thanh , Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, NXB lao động – xã hội năm 2004.

7. Quản trị chiêu thị - quảng cáo, bán hàng trực tiếp, khuyến mãi, giao tế. 8. Báo cáo tổng kết công tác , mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu, kế hoạch tiêu

thụ từ năm 2003 – 2005 của công ty cổ phần Pin Hà Nội.

9. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Pin Hà Nội năm 2003 -2004

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu...1

Chương I: Lý luận chung về quản lý tiêu thụ trong các doanh nghiệp hiện nay...3

I. Tiêu thụ và nội dung của hoạt động tiêu thụ trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại hiện nay...3

1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm và vai trò của nó đối với các doanh nghiệp thương mại...3

1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm...3

1.2. Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp...4

2. Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp hiện nay...6

2.1. Nghiên cứu và dự báo thị trường...6

2.2. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, xúc tiến bán sản phẩm...9

2.3. Xây dựng và phát triển hệ thống kênh phân phối...12

2.4. Hoạt động bán hàng...16

2.5. Tổ chức dịch vụ hậu mãi...18

II. Quản lý hoạt động tiêu thụ trong các doanh nghiệp hiện nay...19

1.Khái niệm quản lý hoạt động tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thương mại...19

2. Vai trò của quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại...20

III. Nội dung của công tác quản lý hoạt động tiêu thụ hàng hóa...20

1. Quản lý hoạt động nghiên cứu thị trường:...20

2. Quản lý việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ, xúc tiến bán sản phẩm...22

a. Quảng cáo...22

b. Quản lý các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm khác...23

3. Quản lý hệ thống kênh phân phối...23 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1. Tuyển chọn các thành viên kênh...24

3.2. Động viên khuyến khích các thành viên kênh...24

3.3. Đánh giá kết quả hoạt động của các thành viên kênh...25

3.4. Sửa đổi những thoả thuận của kênh...26

4. Quản lý hoạt động bán hàng...26

a. Lập kế hoạch bán hàng:...26

b. Tổ chức việc bán hàng...27

c. Điều hành công tác bán hàng: ...28

d. Kiểm tra giám sát hoạt động bán hàng: ...28

5. Quản lý việc thực hiện các dịch vụ hậu mãi...28

a. Kế hoạch cung cấp dịch vụ hậu mãi:...28

b. Tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ hậu mãi theo kế hoạch:...28

c. Kiểm tra cung cấp dịch vụ hậu mãi...29

IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp:...29

Chương II: Thực trạng về quản lý tiêu thụ ...32

tại công ty cổ phần Pin Hà Nội...32

I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Pin Hà Nội...32

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Pin Hà Nội:...32

3. Nguyên tắc tổ chức và điều hành của công ty...35

4. Đặc điểm về công nghệ sản xuất Pin của công ty cổ phần Pin Hà Nội...39

5. Đặc điểm về nguồn nguyên vật liệu:...39

6. Đặc điểm về nguồn nhân lực của công ty:...39

7. Đặc điểm về nguồn vốn:...40

II. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Pin Hà Nội trong thời gian từ năm 2003-2005...41

1. Thực trạng tiêu thụ các loại sản phẩm của công ty...41

2. Thị trường tiêu thụ của công ty...45

3. Về đối thủ cạnh tranh:...48

III. Thực trạng công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Pin Hà Nội...52

1. Thực trạng công tác quản lý:...52

1.1. Hoạt động nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường:...52 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2. Quản lý quá trình lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm:...56

1.3. Quản lý các hoạt động xúc tiến bán sản phẩm:...58

1.4. Quản lý hệ thống kênh tiêu thụ (hay quản lý chính sách về mạng lưới tiêu thụ của công ty):...64

1.5. Quản lý hoạt động bán hàng:...67

1.6. Quản lý thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ hậu mãi cho khách hàng hay dịch vụ sau bán hàng...69

2. Một số chính sách mà công ty sử dụng để kích thích tiêu thụ sản phẩm của công ty...69

3. Đánh giá kết quả của hoạt động quản lý tác động đến tiêu thụ sản phẩm...71

3.1. Kết quả...71

3.2. Tồn tại...73

3.3. Nguyên nhân của tồn tại trên:...75

Chương III. Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cô phần Pin Hà Nội...76

I. Định hướng phát triển của công ty...76

1. Về nguồn nhân lực:...76

2. Về chiến lược tiêu thụ:...76

II. Các giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm tại công ty...77

1. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý tiêu thụ và đội ngũ nhân viên làm công tác tiêu thụ hàng hóa...78

1.1. Cơ sở của giải pháp...78

1.2. Nội dung của giải pháp...79

1.3. Điều kiện thực hiện...79

2. Có biện pháp quản lý chặt chẽ và quan tâm trọng yếu hơn tới công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường, mở rộng thị trường...79

2.1. Cơ sở của giải pháp...79

2.2. Nội dung giải pháp ...80

2.3. Điều kiện thực hiện giải pháp...81

3. Quản lý chặt chẽ công tác lập kế hoạch tiêu thụ :...81

3.1. Cơ sở của giải pháp...81

3.2. Nội dung của giải pháp...82

3.3. Điều kiện thực hiện...83

4. Quản lý chặt chẽ quá trình lựa chọn, xây dựng hệ thống kênh phân phối...83

4.2. Nội dung của giải pháp...84

4.3. Điều kiện thực hiện...85 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Tổ chức, quan tâm, đổi mới hoạt động hỗ trợ, xúc tiến bán hàng...85

5.1. Cơ sở của giải pháp:...85

5.2 Nội dung:...85

5.3. Điều kiện thực hiện:...87

6. Tổ chức tốt các dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng:...88

6.1. Cơ sở giải pháp: ...88

6.2. Nội dung của giải pháp:...88

6.3. Điều kiện thực hiện giải pháp:...89

7. Sử dụng các chính sách sản phẩm và chính sách giá cả hợp lý...89

Kết luận...91

Một phần của tài liệu Thực trạng & 1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Pin Hà Nội (Trang 89 - 95)