Quản lý chặt chẽ công tác lập kế hoạch tiêu thụ :

Một phần của tài liệu Thực trạng & 1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Pin Hà Nội (Trang 81 - 83)

II. Các giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm tại công ty

3. Quản lý chặt chẽ công tác lập kế hoạch tiêu thụ :

3.1. Cơ sở của giải pháp

Hiệu quả hoạt động tiêu thụ quyết định doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp, mà để hoạt động này diễn ra hiệu quả thì công tác quản lý tiêu thụ cần phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng.

Lập kế hoạch tiêu thụ có vai trò hết sức quan trọng: Là cơ sở cho kế hoạch sản xuất

Nó quyết định tính logic, tính hệ thống của hoạt động tiêu thụ. Từ đó mà quyết định tính hiệu quả của hoạt động tiêu thụ, quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp.

Do đó cần làm tốt công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm .

Công công tác lập kế hoạch tiêu thụ của công ty cổ phần Pin Hà Nội còn nhiều hạn chế do mới chỉ căn cứ vào tình hình tiêu thụ thực tế năm trước mà đưa ra , đôi khi nó không chính xác do môi trường, nhu cầu người tiêu dùng, thị trường luôn thay đổi nhanh chóng.

3.2. Nội dung của giải pháp

Kế hoạch tiêu thụ phải gắn liền với kế hoạch sản xuất

Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phải dựa trên cơ sở nhiều nguồn thông tin khác nhau: tình hình tiêu thụ thực tế năm trước, biến động môi trường: thu nhập người tiêu dùng, đòi hỏi hiện tại của họ, chiến lược của đối thủ cạnh tranh, nguồn lực của công ty, những khó khăn vướng mắc của công ty khi lập kế hoạch tiêu thụ.

Trong kế hoạch phải đưa ra các vấn đề cơ bản: khu vực thị trường, nhóm khách hàng, chủng loại sản phẩm với số lượng, giá cả cụ thể.

Khi xây dựng kế hoạch cần xem xét kỹ lưỡng các vấn đề sau:

Khách hàng và khu vực thị trường mà doanh nghiệp chủ tâm hướng vào, trong đó xác định rõ quy mô thị trường, khả năng hay nhu cầu có thể thanh toán của khách hàng. Đây là yếu tố quan trọng vì nội dung tiêu thụ là đưa sản phẩm tới thị trường nơi có khách hàng có khả năng thanh toán và mua hết sản phẩm của doanh nghiệp.

Các điều kiện nguồn lực mà doanh nghiệp có: Doanh nghiệp cần tận dụng điểm mạnh của mình ( về ưu thế sản phẩm, nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực) đồng thời hạn chế điểm yếu và khắc phục nó.

Đối thủ cạnh tranh trên thị trường: Phải biết được mặt mạnh của đối thủ cạnh tranh, các chiến lược mà họ đang làm trên thị trường để tìm ra những lợi thế và bất lợi của mình để có biện pháp đối phó. Như thế doanh nghiệp mới duy trì được sự tồn tại của mình trên thị trường.

Tổ chức đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm trước để rút ra những tồn tại, những ưu điểm để rút kinh nghiệm.

Phải đưa ra được các tiêu chuẩn để lựa chọn và quyết định kế hoạch tiêu thụ:

Kế hoạch phải đảm bảo tính khả thi, phải dựa trên điều kiện thực tế của doanh nghiệp.

Kế hoạch không mâu thuẫn với các mục tiêu khác của doanh nghiệp, mà nó phải thống nhất với mục tiêu chung của doanh nghiệp là tăng tối đa thị phần và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Kế hoạch phải phản ánh được sự biến động của môi trường và phù hợp với nó.

3.3. Điều kiện thực hiện

Cần đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, có kinh nghiệm làm công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.

Nguồn kinh phí phù hợp cho các chi phí liên quan trong quá trình lập kế hoạch.

Một phần của tài liệu Thực trạng & 1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Pin Hà Nội (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w