Thị trường tiêu thụ của công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng & 1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Pin Hà Nội (Trang 45 - 48)

II. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Pin Hà Nội trong thời gian từ năm

2. Thị trường tiêu thụ của công ty

Thị trường hiện tại của công ty phân bố rộng khắp cả nước, chủ yếu tập trung ở thị trường Miền Bắc, thị trường Miền Nam và Miền Trung còn rất ít và phân bố rải rác.

Hiện tại thị trường công ty chia thành 7 khu vực chính:

Khu vực 1: Từ Đà Nẵng đến An Giang (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai, Đắc Lắc, Kon Tum, Lâm Đồng, Sài Gòn và An Giang)

Khu vực 2: Từ Thanh Hoá đến Huế ( Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế)

Khu vực 3: Hưng Yên đến Quảng Ninh ( Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh)

Khu vực 4: Từ Bắc Giang đến Cao Bằng ( Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn)

Khu vực 5: Từ Phú Thọ đến Điện Biên ( Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên)

Khu vực 6: Từ Hà Tây đến Ninh Bình ( Hà Tây, Hoà Bình, Sơn Tây, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình).

Khu vực 7: Gồm Hà Nội và xuất khẩu sang Lào và Cămpuchia.

Bảng 4: Bảng Lượng tiêu thụ hai sản phẩm Pin chủ yếu R20C và R6P

Khu vực thị trường Năm 2004

(chiếc)

Năm 2005 (chiếc)

Tỉ lệ tăng trưởng

Khu vực I (Đà Nẵng-An Giang) 22495296 22621440 0.99

Khu vực II (Thanh Hoá-Huế) 24948114 32228880 1.29

Khu vực III (Hưng Yên-Quảng Ninh) 18126960 21319680 1.17

Khu vực IV (Bắc Giang- Cao Bằng) 18602720 23275920 1.25

Khu vực VI (Hà Tây-Ninh Bình) 14328384 16189212 1.13

Khu vực VII (Hà Nội & Lào,

Cămpuchia) 28940780 31740608 1.096

Tổng cộng 138570554 166083260 1.2

Nguồn: Phòng thị trường và tiêu thụ

Từ bảng trên ta thấy: thị trường tiêu thụ mạnh nhất hai loại Pin R6P và R20 là thị trường miền Bắc trong đó Hà Nội là khu vực tiêu thụ với số lượng lớn nhất, do đó doanh thu chủ yếu tập trung ở khu vực này.

Sở dĩ lượng tiêu thụ ở thị trường Hà Nội mạnh nhất là do các nguyên nhân sau:

Trụ sở công ty đặt tại Hà Nội do đó sẽ giảm được các chi phí vận chuyển và quá trình chuyển giao hàng hoá thuận tiện hơn.

Hà Nội là khu vực tập trung một lượng dân số khá đông, đời sống tương đối cao, nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều các sản phẩm như: đồ chơi, máy ảnh, đèn pin, quạt,...Hơn nữa sản phẩm mang nhãn hiệu “Con Thỏ” từ lâu đã đi vào tiềm thức của người dân Hà Nội và giữ một vị trí quan trọng trong quyết định tiêu dùng của họ.

Song dù lượng tiêu thụ vẫn tăng nhưng ở khu vực Hà Nội tốc độ tăng thấp chỉ đạt 9,6% thấp hơn so với các thị trường khác, điều này có thể lý giải là do:

Thu nhập người dân Hà Nội ngày một cao, các sản phẩm ngoại nhập tràn vào ngày nhiều với chất lượng cao, mẫu mã đẹp, nhiều chủng loại, các sản phẩm sử dụng Pin ngày càng nhiều, tâm lý tiêu dùng của người dân Hà Nội cũng khác so với các khu vực khác, họ ưa chất lượng, ít quan tâm tới giá cả và cho rằng: giá cả cao tương ứng với chất lượng tốt do đó mà tư tưởng dùng đồ ngoại nhập tăng lên. Không chỉ ở Hà Nội mà ở các thành phố lớn hiện nay tư tưởng này cũng đang chiếm đa số.

Song nhìn chung với người dân Việt Nam thì giá cả, mẫu mã vẫn được coi trọng và quyết định phần lớn quyết định mua của người tiêu dùng.

Công ty cần cố gắng tìm hiểu thị trường, học hỏi công nghệ mới để sản xuất ra các sản phẩm mới và nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng.

Khu vực Miền Trung và Miền Nam sản lượng tiêu thụ nhỏ hơn khu vực Miền Bắc do một số nguyên nhân sau:

− Ảnh hưởng khu vực địa lý, dẫn đến chi phí vận chuyển và các chi phí khác

− Thị trường Miền Trung và đặc biệt là thị trường Miền Nam hiện đang bị nhãn hiệu “Con Ó” – sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trong nước mạnh nhất của công ty hiện nay chiếm lĩnh- Công ty cổ phần Pin ắc quy Miền Nam.

Trong thời gian tới nhiệm vụ quan trọng của công ty là chiếm lĩnh thị trường miền Nam - một thị trường tiềm năng.

Ở thị trường xuất khẩu: hiện tại sản phẩm của công ty mới chỉ xuất khẩu sang hai nước láng giềng đang phát triển là Lào và Cămpuchia.

Bảng 5: Bảng về giá trị xuất khẩu hai sản phẩm chủ yếu R20C và R6P sang Lào và Cămpuchia

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Giá trị xuất khẩu (triệu đồng) 1.933 1.983 4.300

Nguồn : phòng thị trường và tiêu thụ

Từ bảng trên ta thấy giá trị xuất sang hai thị trường này đã có tăng trưởng qua các năm.

Đây là hai thị trường mà: thu nhập người dân còn thấp, hơn nữa họ chưa tự sản xuất được pin do đó công ty đang tích cực đẩy mạnh xuất khẩu sang hai thị trường này.

Sản phẩm của công ty chưa xuất khẩu sang được các nước phát triển do sản phẩm của công ty chất lượng còn thấp và chưa đáp ứng được hai yêu cầu: thời gian bảo quản còn ngắn, vẫn còn chất thuỷ ngân gây ô nhiễm môi trường bị thế giới cấm, chủng loại ít, mẫu mã thua xa so với hàng ngoại nhập. Hơn nữa sản phẩm của công ty còn ít, chủ yếu là các sản phẩm

pin truyền thống, công ty vẫn chưa sản xuất được các sản phẩm chất lượng cao: Kodak (Mỹ), Panasonic(Nhật), Energiner (Singapo).... dùng trong các vật dụng công nghệ cao như: máy ảnh, máy tính, điều khiển quạt, ti vi....

Trong thời gian tới để mở rộng thị trường bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm hiện có để tạo ra khả năng lôi cuốn, thu hút khách hàng, công ty cần nghiên cứu, xem xét nhu cầu thị trường để có phương thức đầu tư thêm công nghệ mới để sản xuất ra các sản phẩm Pin như 6LR61, K233LA, RO3...có kích cỡ đặc biệt như hình vuông, hình chữ nhật, hình trụ, hình cúc áo...

Một phần của tài liệu Thực trạng & 1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Pin Hà Nội (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w