Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý tiêu thụ và đội ngũ nhân viên làm

Một phần của tài liệu Thực trạng & 1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Pin Hà Nội (Trang 78 - 79)

II. Các giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm tại công ty

1.Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý tiêu thụ và đội ngũ nhân viên làm

ngũ nhân viên làm công tác tiêu thụ hàng hóa.

1.1. Cơ sở của giải pháp

Việc quản lý thuộc trách nhiệm trực tiếp của các nhà lãnh đạo với cấp dưới. Người lãnh đạo có tài, nhân viên có kĩ năng, chuyên môn, trách nhiệm thì mới có sự phối hợp hài hoà, hiệu quả.

Do đó đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động nghiên cứu thị trường cần được xây dựng và đào tạo một cách bài bản để nâng cao tính chuyên môn hoá trong công tác lập kế hoạch, biết cách sắp xếp, phân bổ nguồn nhân lực vào các nhiệm vụ khác nhau, động viên , khuyến khích, kiểm tra quá trình thực hiện nhiệm vụ của các nhân viên. Do đó đòi hỏi năng lực, chuyên môn của người quản lý phải giỏi. Họ phải biết tiến hành phân giao trách nhiệm cho mỗi nhân viên chịu trách nhiệm về một khu vực thị trường cụ thể, đồng thời để kích thích tính năng động nhiệt tình của họ cần có các chính sách động viên, khen thưởng cho họ.

Nhà quản lý giỏi xong chưa đủ mà còn đòi hỏi đội ngũ nhân viên cũng phải có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ nghề nghiệp, có khả năng thu thập, xử lý tốt các thông tin phản hồi từ thị trường cho các cán bộ quản lý chức năng phòng thị trường và tiêu thụ và các phòng ban có liên quan (phòng kế hoạch, phòng kinh doanh).

Do đó bên cạnh bồi dưỡng cán bộ quản lý công tác tiêu thụ thì cần chú trọng đội ngũ nhân viên nghiên cứu thị trường, nhân viên bán hàng. Góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu kinh doanh của mình.

1.2. Nội dung của giải pháp

Có chương trình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý qua việc cho đi học các lớp đào tạo lại, nâng cao, học tại chức về các nghiệp vụ quản lý trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại.

Kích thích nhân viên tự học hỏi ở các trường do họ tự chọn để nâng cao trình độ, chuyên môn.

Có chương trình khuyến khích như tăng lương, tăng bậc cho những cán bộ giỏi, kích thích họ phấn đấu nâng cao kĩ năng của mình

Gửi cán bộ đến các đơn vị bạn học hỏi hoặc cho đi học nước ngoài.

Với nhân viên nghiên cứu thị trường và nhân viên bán hàng thì có thể thường xuyên mở các lớp tập huấn, trang bị về kiến thức mới về sản phẩm, dịch vụ, cách thức thu thập, xử lý thông tin như thế nào là hiệu quả.

1.3. Điều kiện thực hiện

Bất kỳ một hoạt động nào cũng cần nguồn kinh phí. Do đó công ty cần dành một phần ngân quỹ hợp lý của mình để chi cho công tác đào tạo nguồn nhân lực của công ty.

Một phần của tài liệu Thực trạng & 1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Pin Hà Nội (Trang 78 - 79)