Nghệ An xa là đất Việt thờng, đời Tần thuộc Tợng Quân, đời Hán thuộc Cửu Chân, đời Ngô chia quận Cửu Châu và đặt là Cửu Đức, đời Tống đặt là
Châu Hoan, sau đổi thành quận Nhật Nam, đời Đờng đặt tên là Ba Châu (Hoan, Diễn, Đờng Lâm). Khi đến đời Đinh, Lê đặt tên là Châu Hoan, đời Lý năm 1010 lấy Châu Hoan làm trại, năm 1036 đời Lý Thái Tông đổi tên là Châu Nghệ An và tên Nghệ An xuất hiện từ thời đó là một vùng đất cổ xa, nơi các nhà khảo cổ đã nghiên cứu khoa học đã tìm thấy dấu vết c trú của ngời cổ từ thời đại đồ đá cũ.
Trải qua quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, chinh phục, cải tạo thiên nhiên và xã hội đã tạo ra cho mảnh đất này có bề dày văn hoá lịch sử, một kho tàng văn hoá kiến trúc và một giá trị nhân văn có truyền thống với cách ứng xử và quan hệ xã hội đặc trng, với bản lĩnh cốt cách con ngời xứ Nghệ tuy có tính chặt chẽ, khắt khe, nghiêm khắc, song vợt lên trên hết là lòng trung thực, sống nhiệt tình nghĩa khí khảng khái, cần kiệm, giản dị, hiếu học, giàu nghị lực, can đảm và đoàn kết cộng đồng. Đặc trng quý báu đó của con ngời Xứ Nghệ đợc đúc kết tích luỹ rèn luyện qua bao đời, trải qua nhiều thời đại trong những cuộc đấu tranh cực kỳ nghiệt ngã để sinh tồn, phát triển và trở thành nhân tố chính sản sinh ra những danh nhân lịch sử, các khoa bảng, các nhà khoa học, nhà văn hoá nổi tiếng nh : Mai Hắc Đế, thi sĩ Hồ Xuân Hơng và đặc biệt Hồ Chí… Minh - vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, nhà giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hoá kiệt xuất của nhân loại.
Nghệ An là nơi ghi dấu đầu tiên của truyền thống đấu tranh cách mạng vô sản ở Việt Nam với cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930 - 1931 mở đầu cho cao trào cách mạng trong cả nớc
Trong hai cuộc kháng chiến, Nghệ An là hậu phơng lớn của tiền tuyến, đóng góp rất lớn sức ngời, sức của cho công cuộc cứu nớc và giữ nớc. Nghệ An đào tạo cho đất nớc biết bao thế hệ nhân tài, các nhà khoa học đã và đang đem hết tài đức, trí tuệ để góp phần xây dựng đất nớc.
Di tích lịch sử, văn hoá nghệ thuật của Nghệ An. Theo thống kê của Sở Văn hoá và Thông tin Nghệ An cho biết đến năm 2006có gần 1.000 di tích lịch sử văn hoá đợc nhận biết, trong đó có 131 di tích lịch sử, văn hoá đã đợc công nhận cấp quốc gia.
Các di tích chủ yếu tập trung ở các vùng đồng bằng nh huyện Hng Nguyên, Nam Đàn, Diễn Châu, Quỳnh Lu, Nghi Lộc, Yên Thanh, Đô Lơng và thành phố Vinh. Song mật độ di tích thì TP. Vinh có mật độ cao nhất (50/ 1100 km2), tiếp đó đến các huyện Nam Đàn, Hng Nguyên, Diễn Châu... Phần lớn các di tích đợc xếp hạng tại Nghệ An là các di tích lịch sử văn hoá mà nhóm di tích lịch sử, khảo cổ, công trình kiến trúc, đình chùa chiếm nhiều về số lợng; trong đó nhóm di tích danh thắng gắn với cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống tài nguyên nhân văn của tỉnh và cũng là đối tợng thu hút đợc nhiều lợt khách du lịch đến tham quan trong thời gian qua.
2.1.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể
Nghệ An không chỉ giàu sản phẩm văn hoá vật thể mà còn rất phong phú sản phẩm văn hoá phi vật thể, có sức cuốn hút khách du lịch. Là mảnh đất giàu bản sắc nhân văn, có truyền thống đấu tranh bảo vệ tổ quốc, chiến thắng thiên tai nên văn hoá dân gian nơi đây rất phong phú, đậm đà bản sắc nh: hát ví dặm, hát phờng vải, hò, vè... tạo nên nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang sắc thái riêng biệt của Nghệ An để phục vụ du khách khi đến với quê hơng Bác.
Nghệ An nổi tiếng là đất văn vật, là nghĩa khí đất thiêng của Đại Việt xa, hơn nữa lại là vùng đất có nhiều dân tộc thiếu số sinh sống với nhiều phong tục tập quán, lễ hội phong phú và đặc sắc. Lễ hội Nghệ An mang những nét đặc tr- ng cho truyền thống nền văn hoá lúa nớc, các lễ hội của họ gắn liền với mùa màng là một trong những nơi lu giữ đợc những kho tàng văn hoá dân tộc, có tính hấp dẫn du khách đến tham quan nghiên cứu.Thông qua lễ và hội, ở mức độ nào đó du khách có thể thấy đợc, hiểu đợc phong tục, tập quán của nhân dân địa phơng. Bởi lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá đặc sắc phản ảnh mọi
mặt đời sống của mỗi dân tộc. Lễ hội thờng gắn với các di tích lịch sử, thờng là một phần trong các chơng trình thu hút, quảng bá của khu du lịch.
Theo thống kê, Nghệ An có 24 lễ hội trong đó phổ biến nhất là lễ hội lịch sử, lễ hội dân gian và lễ hội tín ngỡng các dân tộc tiểu số. Ngoài ra, cũng có những lễ hội đặc sắc nh hội hát sắc bùa, hội sài sán, lễ cầu ma... Nhìn chung các dân tộc ở Nghệ An vẵn còn giữ đợc nhiều nét sinh hoạt văn hoá độc đáo mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.
2.1.2.3. Làng nghề thủ công truyền thống
• Các nghề và làng nghề thủ công truyền thống của Nghệ An rất phong phú đa dạng có từ lâu đời gắn liền với phong tục tập quán và đời sống hàng ngày của ngời dân của nhiều làng xã; nhiều làng, thôn đã có những ông tổ làng nghề và đợc xây dựng thành Thành Hoàng làng. Do tác động của nhiều yếu tố một số làng nghề trên địa bàn đã không còn giữ đợc hoạt động sản xuất thờng xuyên nhng truyền thống lịch sử làng nghề còn lu lại đợc cho đến ngày nay nh: Nghề đan nứa trúc ở Xuân Nha (Hng Nguyên); nghề rèn ở Nho Lâm; chạm trổ đá Diễn Bình; dệt ở Ph- ờng Lịch (Diễn Châu); làm gốm gia dụng bằng tay và bàn xoay ở Viên Thành (Yên Thành); nghề dệt thổ cẩm, nghề thêu đan của đồng bào các dân tộc Thái, M- ờng, H'Mông... Hiện nay, còn một số làng nghề tồn tại nh: Làng nghề chế biến mộc dân dụng và mỹ nghệ, làng mây tre đan, làng dệt thổ cẩm, làng đóng mới và sửa chữa tàu thuyền vỏ gỗ ở các huyện Nghĩa Đàn, Nghi Lộc, Quỳnh Lu, Yên Thành, Con Cuông, Thanh Chơng, Quế Phong. Những huyện có nhiều làng nghề nhất là: Diễn Châu; Quỳnh Lu ; Nghi Lộc...
2.1.2.4. Các nguồn lực kinh tế - xã hội phục vụ cho phát triển du lịch