N i ộ
giai đo n 2005- 2008ạ
Đơn vị: triệu USD Thị trường 2005 2006 2007 2008 Kim ngạch Kim ngạch So với 2005 (%) Kim ngạch So với năm 2006 (%) Kim ngạch So với năm 2007 (%) EU 1.249,5 1.454,2 116,3 1.378,9 94,8 1.671,1 121,2 Hoa Kỳ 1.056,4 1.081,3 102,3 1.026,8 95,0 1.092,7 106,4 Nhật Bản 917,4 906,3 98,7 953,5 105,2 962,5 100,9 ASEAN 784.7 934,3 119,1 1.202,7 128,7 1.399,1 116,3 Trung Quốc 386,4 504,2 130,4 858,1 170,2 871,9 101,6 Hàn Quốc 192,1 210,8 109,7 198,0 93,9 227,4 114,8 Nga 95,2 109,3 114,8 95,4 87,2 106,6 111,8 Úc 41,8 42,5 101,7 36,7 86,2 107,1 292,0 Nam Phi 2,5 6,1 242,9 22,1 363,1
Nguồn: Sở Kế hoạch- Đầu tư Hà Nội
+ Thị trường EU
Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 chiếm tỷ trọng 26,4%, năm 2006 chiếm tỷ trọng khoảng 27,7% với các mặt hàng chủ yếu là dệt may, giày dép, điện- điện tử, nông sản, thuỷ hải sản, cơ kim khí. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đạt 1.378,9 triệu USD, chiếm tỷ trọng 23,8% và năm
2008 đạt 1.671,1 triệu USD, chiếm tỷ trọng 25,9%. Tính đến năm 2005, tuy giá trị xuất khẩu tuyệt đối tăng nhưng tỷ trọng đang có xu hướng giảm.
+ Thị trường Hoa Kỳ
Đối với thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Hà Nội đã bắt đầu có quan hệ thương mại từ rất sớm và đã có nhiều cố gắng để xúc tiến , thâm nhập vào thị trường này. Nếu từ năm 2000 trở về trước, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp Hà Nội còn rất nhỏ bé thì bắt đầu từ năm 2001, các doanh nghiệp đã chú trọng và chủ động thâm nhập sâu hơn vào thị trường này và đến năm 2007 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đạt 1.026,8 triệu USD, chiếm 17,8% kim ngạch xuất khẩu của địa bàn; năm 2008 đạt 1.092,7 triệu USD, chiếm 16,9%.
Nhìn chung có thể thấy kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng vào thị trường này đã tăng và phát triển rất nhanh.Việc mở rộng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ của các doanh nghiệp Hà Nội đã có những bước phát triển vượt bậc, đóng góp một phần rất lớn trong việc gia tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội.
Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là Hoa Kỳ- thị trường tiềm năng của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, nhưng các rào cản kỹ thuật đã làm ảnh hưởng đáng kể đến kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng mũi nhọn của Hà Nội( thuỷ sản, dệt may..).
+ Thị trường Nhật Bản
Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 917,4 triệu USD, chiếm 19,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2008 đạt 962,5 triệu USD, chiếm 14,9%. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm dệt may( 10%), sản phẩm linh kiện điện tử- vi tính( 39,2%), sản phẩm cơ khí( 18%). Đây là thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng đối với các sản phẩm của Hà Nội trong giai đoạn hiện nay cũng như trong giai đoạn tới.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 784.7 triệu USD, chiếm 16,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2008, đạt 1.399,1 triệu USD, chiếm 21,7%. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là linh kiện điện tử, vi tính, nông sản. Đây là thị trường có những mặt hàng xuất khẩu tương đối giống với Việt Nam, do vậy khả năng tăng cường của thị trường này trong thời gian tới sẽ rất khó khăn.
+ Thị trường Trung Quốc
Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 386,4 triệu USD, chiếm 8,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2008 đạt 871,9 triệu USD, chiếm 13,5% với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như khoáng sản, linh kiện điện tử- vi tính, cao su. Xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc đã bắt đầu có sự tăng trưởng, đây là dấu hiệu đáng khích lệ trong bối cảnh Hà Nội nhập siêu từ thị trường này.
+ Thị trường Hàn Quốc
Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 192,1 triệu USD chiếm 4,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là linh kiện điện tử- vi tính, khoáng sản, nông sản. Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đạt 227,4 triệu USD, tăng 14,8% so với năm 2007.
+ Thị trường Nga
Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 95,2 triệu USD, chiếm 2,01% tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm dệt may, nông sản, thực phẩm chế biến, hình thức xuất khẩu chủ yếu là phi mậu dịch và trả nợ hàng đổi hàng. Đến năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đạt 106,6 triệu USD, chiếm 1,6% . Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản (47,3%), thực phẩm chế biến (15,4%).
+ Thị trường Úc
Kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội vào thị trường Úc trong năm 2008 đạt 107,1 triệu USD, chiếm 1,6 % tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng gấp 2,9 lần
so với năm 2007. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là linh kiện điện tử- vi tính và cơ kim khí.
+ Các thị trường còn lại
Nhìn chung, các doanh nghiệp đã có những cố gắng mở rộng quan hệ thương mại với một số thị trường mới. Năm 2005 các thị trường xuất khẩu còn lại của Hà Nội chiếm tỷ trọng 38,1%; đáng chú ý là thị trường Nam Phi, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 2,5 triệu USD năm 2005 lên 22,1 triệu USD năm 2007. Tuy giá trị xuất khẩu vào thị trường này còn rất nhỏ, nhưng đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy các doang nghiệp Hà Nội đã cố gắng khai thác, thâm nhập vào các thị trường mới với nhiều đặc điểm khác biệt như thị trường Nam Phi.
Về công tác tìm và phát triển thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng chưa chủ động, còn phụ thuộc vào chiến lược thị trường của công ty mẹ(đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), xuất khẩu qua trung gian(đối với phần lớn các sản phẩm dệt may, da giầy), hoạt động xuất khẩu phụ thuộc vào các hợp đồng ngắn hạn, bị động ở cả hai đầu, hầu như khi có hợp đồng thì thu gom hoặc đặt hàng để xuất khẩu. Rất ít thương hiệu của doanh nghiệp hoặc sản phẩm của Hà Nội được khẳng định trên thị trường quốc tế.
* Kinh doanh nhập khẩu