Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (Trang 55 - 57)

VIII. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

3.2.8.Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng

Trong hoạt động cho vay tiêu dùng, toàn bộ quá trình cho vay như gặp gỡ tiếp xúc khách hàng, thẩm định, ra quyết định… không có một máy móc hay một công cụ nào khác ngoài cán bộ tín dụng. Vì vậy, kết quả cho vay tiêu dùng phụ thuộc rất lớn vào trình độ nghiệp vụ, sự năng động, sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng.

Để có nguồn nhân lực tốt, ngân hàng cần phải có chiến lược phát triển : - Đầu tiên là công tác tuyển dụng cán bộ tín dụng. Ngân hàng cần đặt ra

các yêu cầu và điều kiện về trình độ nghiệp vụ, tổ chức thi tuyển lựa chọn những người có năng lực thật sự.

- Cần thực hiện tốt chiến lược đào tạo cán bộ, xây dựng các chương trình đào tạo chính thức đối với cán bộ tín dụng. Nội dung đào tạo chủ yếu đào tạo tại chỗ, trong đó cán bộ tập sự làm việc với cán bộ tín dụng có kinh nghiệm và nghiệp vụ giỏi. Cán bộ tập sự có thể thực hiện quá trình cho vay dưới sự kiểm soát của cán bộ tín dụng sau khi đạt đến một trình độ nhất định, cho đến khi đủ năng lực làm việc độc lập. Ngoài việc đào tạo tại chỗ, ngân hàng cũng cần thường xuyên mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ ngân hàng, về đổi mới công nghệ cho cán bộ tín dụng. - Nâng cao kỹ năng giao tiếp, điều tra, phân tích đánh giá cho cán bộ tín

dụng. Đây là kỹ năng cần phải có của một cán bộ tín dụng. Là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn hồ sơ, thực hiện quá trình thẩm định và đề xuất cán bộ lãnh đạo phê duyêt. Chất lượng thẩm định tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến quyết định cho vay của cán bộ lãnh đạo.

Do đó, các cán bộ tín dụng cần phải thường xuyên được đào tạo nâng cao kỹ năng này để vừa thu hút được khách hàng vừa bảo đảm cho các khoản cho vay tiêu dùng của ngân hàng.

- Tăng cường thực hiện công tác kiểm soát, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với cán bộ tín dụng.

- Bố trí và xắp xếp cán bộ tín dụng một cách hợp lý dựa trên năng lực, sở trường của từng người.

Bên cạnh đó, ngân hàng nên tiến hành điều tra mức độ hài lòng của nhân viên ngân hàng về chế độ lương, thưởng, về điều kiện làm việc cũng như mục đích định hướng của họ trong tương lai, nhằm giúp ban lãnh đạo có thông tin đầy đủ, có chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho nhân viên làm việc cũng như giữ được người tài.

KẾT LUẬN

Hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn còn mới mẻ không chỉ đối với người tiêu dùng mà còn đối với chính các Ngân hàng thương mại Việt Nam, cũng như các cán bộ, công, nhân viên trong ngân hàng. Nhưng mấy năm gần đây, triển vọng phát triển cho vay tiêu dùng là tất yếu rõ ràng. Người dân biết đến cho vay tiêu dùng và số lượng người vay cho vay tiêu dùng ngày càng tăng lên. Các ngân hàng thương mại cũng đang tích cực triển khai loại hình cho vay tiêu dùng này cũng như là những thành công đã được kiểm chứng của các ngân hàng ở các nước, đặc biệt ở các nước phát triển.

Tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á, số lượng khách hàng đến vay tiêu dùng ngày càng tăng, tỷ lệ thu nhập cao, rủi ro thấp. Trong thời gian tới, ngân hàng nên đầu tư hơn nữa vào việc nghiên cứu đối tượng khách hàng, tạo bước tiến thuận lợi cho ngân hàng chiếm lĩnh thị trường cho vay tiêu dùng, giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra.

Do còn hạn chế về mặt kiến thức lý luận cũng như thực tiễn, đồng thời do hạn chế về mặt tài liệu và thời gian nghiên cứu, nhiều vấn đề cần đi sâu phân tích và xem xét lại cũng như những vấn đề mới chưa được đề cập đến trong bài viết này. Em rất mong có thể nghiên cứu tiếp và hoàn thiện đề tài này vào một ngày gần đây.

Cuối cùng, em rất mong sự góp ý và nhận xét của các Thầy cô, các cán bộ công, nhân viên trong ngân hàng, những người có cùng mối quan tâm về hoạt động cho vay tiêu dùng và các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (Trang 55 - 57)